10 vật dụng thường ngày cha mẹ không mảy may để ý đến nhưng lại gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đáng chú ý có những thứ cần thiết cho cả trẻ sơ sinh
Những đồ đạc quanh nhà tưởng vô hại mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con cái, cha mẹ hãy hết sức lưu ý.
Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho thấy ngay cả giáo viên cũng không thể phân biệt giữa kẹo và thuốc và nhiều hộ gia đình không lưu trữ thuốc đúng cách. Những trẻ không biết đọc có nhiều khả năng bị nhầm thuốc thành kẹo, nhất là các loại thuốc có hình tròn, sáng bóng và không có dấu hiệu nhận dạng – vì chúng trông vô cùng giống các viên kẹo.
2. Băng đô cho bé
Băng đô là một phụ kiện thời trang mà cha mẹ thích diện cho bé, nhưng phụ kiện thời trang này có thể gây khó chịu cho nhiều trẻ. Nếu nó quá chặt, áp lực lên phần đầu mềm của bé có thể rất nguy hiểm. Đã có trường hợp trẻ tử vong do nghẹt thở bởi những chiếc băng đô này.
3. Cốc tập uống
Bình sữa, núm vú giả và cốc tập uống là những thứ cần thiết cho trẻ em, nhưng nếu chúng cũng gây thương tích thì sao? Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy phần lớn các chấn thương này liên quan đến trẻ 1 tuổi (66,4%) – vốn không đứng vững và dễ bị ngã, 95,9% các thương tích này xảy ra ở nhà. Cha mẹ nên đảm bảo sử dụng đúng cách các chai, núm vú giả và cốc tập uống, ví dụ như không cho trẻ chạy xung quanh nhà với những vật dụng này trong miệng.
4. Cũi và nôi
Video đang HOT
Cha mẹ thường mua cũi và nôi cho con nhỏ để đảm bảo sự thoải mái và an toàn. Thế nhưng thay vì bảo vệ trẻ thì những thứ này thực sự có thể gây hại. Một nghiên cứu của AAP cho thấy 66,2% các thương tích được gây ra bởi nôi, cũi là ngã. Phần đầu và cổ là chỗ bị thương thường xuyên nhất ở mức 40,3%.
5. Tivi
Xem quá nhiều tivi có thể không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng bản thân chiếc tivi cũng là một thứ có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Một nghiên cứu của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) báo cáo rằng, so với các thiết bị và đồ đạc khác thì tỉ lệ tử vong do tivi rơi xuống là cao nhất, ở mức 62%. Chấn thương do tivi bị rơi chiếm khoảng 44% và hầu hết các trường hợp đều xảy ra ở nhà.
6. Xe tập đi
Một nghiên cứu của NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, Hoa Kỳ) cho biết nguy cơ gãy xương sọ liên quan đến xe tập đi ở trẻ trước 1 tuổi là cao hơn 12 lần so với những trẻ không dùng xe. Điều này là do trẻ sơ sinh có thể ngã khi sử dụng những chiếc xe tập đi này nếu nó bị rơi xuống cầu thang hay trên bề mặt bằng phẳng.
7. Bóng bay
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ cảnh báo rằng cái chết từ bóng bay có thể xảy ra theo 2 cách. Một là bằng cách cố gắng hút và thổi những quả bóng bay bị xẹp và hai là nhai những mảnh vỡ nhỏ của quả bóng bay. Một nghiên cứu của NCBI cũng cho thấy bóng bay là đồ chơi đứng đầu danh sách các vật dụng phổ biến gây tử vong ở trẻ nhỏ.
8. Tiền xu
Theo một nghiên cứu mới của AAP, trẻ em dưới 6 tuổi có xu hướng nuốt nhiều vật dụng nhỏ, nhưng tiền xu là phổ biến nhất với tỷ lệ 61,7%.
9. Cửa giữ em bé
Cửa giữ em bé được sử dụng để bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hiểm trong nhà. Thật không may, một nghiên cứu của Khoa Nhi học cho thấy trẻ em dưới 2 tuổi thường bị thương nhất do bị té ngã cầu thang sau khi cổng bị khóa. Những nạn nhân trong độ tuổi từ 2 đến 6 thường bị thương nhất do hay tiếp xúc với loại cửa này, dẫn đến vết thương hở (55,4%) và chấn thương mô mềm (24,2%).
10. Chất tẩy rửa dạng nén
Vỏ chất tẩy rửa có chất lỏng đầy màu sắc được đóng gói bằng nhựa nhỏ, sáng bóng khiến chúng trông giống như kẹo hoặc nước trái cây. Khi trẻ nuốt phải những gói giặt này có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, những chất này cũng có thể gây đau mắt nếu tiếp xúc phải. Theo một nghiên cứu của AAP, tỷ lệ tai nạn cao nhất là ở trẻ em từ 1 – 2 tuổi và 98,9% xảy ra tại nhà ở.
Nguồn: Brightside
Nguy hiểm khó ngờ từ hạt nở đồ chơi
Vì chạy theo lợi nhuận mà có nhà sản xuất đã cố tình thay đổi thành phần chất có thể gây độc, sau khi nuốt phải, chất này có thể chuyển hoá thành một loại thuốc mê. Khi thấy hoặc nghi ngờ trẻ nuốt phải hạt nở, cha mẹ phải đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện.
Hình ảnh hạt nở gây tắc ruột được lấy ra từ bệnh nhi L.T.T.T.
Thời gian gần đây, phòng khám Ngoại khoa của Khoa Điều trị trong ngày - BV Nhi Đồng 1 (TP HCM) tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhi nuốt phải hạt nở.
Trong đó, có L.T.T.T (12 tháng tuổi, ở Bình Phước). Theo người nhà, T đang chơi thì đau bụng từng cơn, quấy khóc, nôn ói, bụng chướng và không đi tiêu được.
Các bác sĩ chụp X-quang, siêu âm thì thấy hình ảnh tắc ruột, không thấy dị vật. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ phát hiện đoạn ruột phía trên chỗ tắc bị phình rất to, đoạn phía dưới thì xẹp. Phần bị tắc nằm ở cuối ruột non. Dị vật là hạt chất dẻo, hình tròn, đường kính 2,5 cm. Kích thước này vừa đủ bít đường ruột gây ra các triệu chứng trên.
Di vật được xác định là hạt nở.
Bác sĩ Trần An Hải Đăng, Khoa Điều trị trong ngày, cho biết, hạt nở (hạt trương nở) là những hạt nhựa nhỏ li ti, có đường kính khoảng 5mm và có nhiều màu sắc sặc sỡ, dùng làm đồ chơi hoặc thay thế đất để trồng cây. Nhờ có công thức hoá học là một polimer có chứa tinh bột nên kích thước hạt có thể tăng 100-200 lần khi ngâm nước.
ADVERTISEMENT
Tuy nhiên khi trẻ nuốt phải hạt nở rất nhỏ có trong đồ chơi thì có thể gặp nhiều nguy hại.
Đầu tiên là nguy cơ hạt trương nở to trong lòng ruột và lấp đầy lòng ruột khiến cho thức ăn và dịch tiêu hoá không thể đi qua được, thậm chí có thể gây tắc ruột.
Hạt nở vốn là một loại đồ chơi an toàn. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận mà có nhà sản xuất đã cố tình thay đổi thành phần chất có thể gây độc khi nuốt phải là 1,4-butanediol. Sau khi nuốt phải, chất này có thể chuyển hoá thành gamma hydroxybutyrate là một loại thuốc mê.
Với liều lượng thấp, trẻ có thể bị nôn ói, chóng mặt, nhìn mờ. Còn khi nuốt phải lượng nhiều hơn, trẻ có thể bị co giật, lú lẫn hoặc rơi vào hôn mê.
"Chính vì những lý do này, chúng ta cần phải lưu tâm đến những đồ chơi của trẻ đã phù hợp với lứa tuổi hoặc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định an toàn với trẻ. Những vật nhiều màu sắc sặc sỡ có thể làm trẻ thích thú và nuốt phải như hạt nở cần được để xa tầm tay của trẻ", Bác sĩ Trần An Hải Đăng khuyến cáo. "Khi thấy hoặc nghi ngờ trẻ nuốt phải hạt nở, cha mẹ phải đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện để các bác sĩ có thể có kế hoạch theo dõi và can thiệp khi cần thiết".
Theo baophapluat
Trẻ em không chịu đánh răng có thể có nguy cơ mắc bệnh tim Trẻ không chịu đánh răng thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về răng miệng thậm chí còn dẫn đến bệnh tim. Một nghiên cứu được nhóm nghiên cứu mà đứng đầu là Tiến sĩ Pirkko Pussinen (Đại học Helsinki, Phần Lan) về một liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Theo đó ở người lớn bệnh nướu ảnh...