10 trường đào tạo Robotics tốt nhất thế giới
Không phải Harvard hay MIT, ĐH Carnegie Mellon mới là trường đào tạo ngành Robotics tốt nhất thế giới theo xếp hạng của World Scholarship Forum.
ĐH Carnegie Mellon: Trường thành lập Viện Robotics vào năm 1979. Trường có nhiều lựa chọn để người học có thể lấy bằng ngành này như cấp bằng kép, bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Sinh viên tốt nghiệp chương trình Robotics có thể làm công việc nghiên cứu tại NASA, Google hoặc học lên tiếp. Quan trọng, người học được học kiến thức cơ bản về robot đồng thời chọn lựa chuyên ngành riêng như Công nghệ cảm ứng, Tương tác người – robot, Học máy. Ảnh: CMU.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT): Đây là ngôi trường danh tiếng hàng đầu thế giới về kỹ thuật, công nghệ. Dù MIT không có chuyên ngành Robotics, sinh viên vẫn có 2 cách để theo đuổi chương trình này. Ngoài ra, sinh viên năm nhất có thể tham gia nhiều hội thảo do trường tổ chức về robot học. Ảnh: MIT.
ĐH Pennsylvania: Ngôi trường lâu đời ở Mỹ cũng là trường danh tiếng trong đào tạo ngành kỹ thuật. Khoa Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng có phòng thí nghiệm để nghiên cứu về người máy, tự động hóa. Đây là nhóm đầu tiên áp dụng ý tưởng về Robotics, từ năm 1979. Trường có đội ngũ giáo sư giàu kinh nghiệm về kỹ thuật điện và hệ thống, khoa học máy tính, khoa học thông tin, kỹ thuật cơ khí. Ảnh: UPenn.
ĐH Michigan: Trường thành lập Viện Robotics và cố gắng tích hợp mọi chuyên ngành về robot để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu người máy. Trung tâm Robotics Michigan là nơi sản sinh ra những thế hệ người máy kế tiếp với kỹ thuật mới. Viện Robotics của trường có chương trình đào tạo hệ thạc sĩ, tiến sĩ, hướng tới tạo ứng dụng robot thông qua việc tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học. Ảnh: UMich.
Viện Công nghệ Georgia: Đại học công lập này quản lý Viện Robotics và Máy thông minh, nơi tập hợp những người theo đuổi ngành học hoặc quan tâm đến robot. Với kiến thức, kỹ năng từ nhiều ngành khác nhau, họ hợp tác để giải quyết vấn đề, sáng tạo trong lĩnh vực người máy. Trường cấp bằng cử nhân, tiến sĩ ngành Robotics và có chương trình thực tập liên quan đến robot y tế. Ảnh: Gassel.
ĐH Stanford: Sinh viên quan tâm đến robot tại ĐH Stanford có thể tìm hiểu chương trình sau đại học của khoa Kỹ thuật, chủ yếu học về kỹ thuật máy tính và cơ khí, trí tuệ nhân tạo. Cơ sở nghiên cứu gồm phòng Thí nghiệm Robotics, phòng Thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo Stanford. Ảnh: Stanford News.
ĐH Harvard: Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson thuộc ĐH Harvard cung cấp chương trình đào tạo, phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu về robot. Sinh viên, giảng viên có nguồn lực, cơ hội tìm hiểu sâu về công nghệ người máy thông qua các phòng thí nghiệm Harvard Robotics Lab, Harvard Agile Robotics Lab, Biodesign Lab, Harvard BioRobotics Lab. Ảnh: Harvardrobotics.
Video đang HOT
ĐH Columbia: Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng của ĐH Columbia gồm 9 khoa, cung cấp chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến người máy. Những người quan tâm đến lĩnh vực này còn có thể tham gia nhóm Robotics của trường để cùng nghiên cứu nhiều khía cạnh về công nghệ robot. Ảnh: Columbia.
ĐH Cornell: Trường không có chuyên ngành riêng về Robotics nhưng có số lượng lớn robot tại khoa Kỹ thuật và Khoa học máy tính. Sinh viên được sử dụng người máy để học tập, nghiên cứu như robot trên không, robot hình người, robot làm việc nhà… Ngoài ra, Cornell cung cấp các khóa học cơ bản, nâng cao về Robotics. Ảnh: Cornell.
ĐH Johns Hopkins: Trường cung cấp cho người học cơ hội theo đuổi ngành Robotics thông qua Computer and Robotics Detection Laboratory (LCSR). Sinh viên sẽ học về cơ học, động lực học, động học, xử lý tín hiệu, lập kế hoạch, trí tuệ nhân tạo, hệ thống điều khiển. Người học chương trình thạc sĩ có thể chọn một trong các chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật tự động hóa, Robot sinh học, Hệ thống điều khiển và động lực học, Robot y tế, Hệ thống phẫu thuật tích hợp máy tính. Ảnh: JHU.
Những "thương hiệu" giáo dục có tầm ảnh hưởng tới thế giới
Không ít trường đại học danh giá là "cái nôi" đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai, cũng như đưa ra những ý tưởng thay đổi thế giới.
Trường Đại học Harvard - Cambridge, Massachusetts, Mỹ.
Một số trường đại học được biết đến với những đóng góp trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học. Trong khi đó, một số chuyên về đào tạo kinh doanh hoặc luật.
1. Trường Đại học Harvard - Cambridge, Massachusetts, Mỹ
Trường Đại học Harvard hay còn gọi là Viện Đại học Harvad là một viện nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy tọa lạc tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Với bề dày lịch sử và tầm ảnh hưởng, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới.
Trường Đại học Harvard được thành lập tại Cambridge, Massachusetts vào năm 1636. Trước đó, Trường Đại học Harvard được thành lập bởi Cơ quan Lập pháp thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard - người đã tặng của cải cho trường. Bên cạnh lịch sử phong phú, theo Xếp hạng Học thuật của các trường đại học thế giới, Harvard là tổ chức giáo dục đại học hàng đầu thế giới kể từ năm 2003.
Viện Đại học Harvard được tổ chức thành 11 đơn vị học thuật, chia thành 10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe. Các khuôn viên nằm rải rác khắp vùng đô thị Boston như: Khuôn viên chính rộng 209 mẫu Anh, tương đương 85 ha nằm ở thành phố Cambridge, cách Boston chừng 3 dặm, khoảng 4,8 km về phía Tây Bắc; Trường Kinh doanh và các cơ sở thể thao, bao gồm Sân vận động Harvard, nằm bên kia sông Charles ở khu Allston của Boston; Trường Y khoa, Trường Nha khoa và Trường Y tế Công cộng thì nằm ở Khu Y khoa Longwood.
Nhiều cựu sinh viên của trường là những nhân vật nổi tiếng, như cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, John F. Kennedy, Barack Obama, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Goldman Sachs Lloyd Blankfein.
Hai trong số những người nổi bật nhất từng theo học nhưng sau đó đã rời ghế nhà trường là người đồng sáng lập Microsoft - tỷ phú Bill Gates và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg.
2. Viện Công nghệ Massachusetts - Cambridge, Massachusetts, Mỹ
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1865, MIT đã trở thành nơi mang lại những tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật và khoa học vật lý. MIT được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của Mỹ, dựa trên mô hình viện đại học bách khoa và nhấn mạnh đến việc giảng dạy trong phòng thí nghiệm. MIT ban đầu chú trọng đến các ngành công nghệ ứng dụng ở bậc đại học và sau đại học.
MIT được kết nạp vào Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1934. Các nhà khoa học ở MIT đã nghiên cứu và thiết kế máy tính, radar, và hệ thống định vị trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và thời Chiến tranh Lạnh. Hoạt động nghiên cứu quốc phòng thời hậu chiến đã đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng số lượng giảng viên và sự phát triển của khuôn viên viện đại học dưới thời Viện trưởng James Killian.
MIT có 5 trường (Trường Khoa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Quản lý, và Trường Nhân văn, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội) và một trường đại học (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế), bao gồm 32 khoa. Viện đại học này có 81 người được giải Nobel, 52 người nhận Huân chương Khoa học quốc gia (National Medal of Science), 45 Học giả Rhodes (Rhodes Scholars), 38 Học giả MacArthur (MacArthur Fellows).
Những sinh viên từng tốt nghiệp tại MIT bao gồm phi hành gia "Buzz" Aldrin, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và là người từng đoạt giải Nobel Hòa bình Kofi Annan, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, kiến trúc sư I. M. Pei.
Trên hết, nhà ngôn ngữ học, triết học và biểu tượng văn hóa nổi tiếng thế giới Noam Chomsky đã giảng dạy tại MIT từ năm 1955. Bộ phận khoa học máy tính của MIT đã có nhiều đóng góp quan trọng vào các lĩnh vực robot, điều khiển học, trí tuệ nhân tạo, máy học, ngôn ngữ máy tính và mật mã.
3. Trường Đại học Oxford - Oxford, Vương quốc Anh
Là một trong những ngôi trường danh tiếng nhất thế giới từ thế kỷ 12, Trường Đại học Oxford tự hào là cái nôi đào tạo nhiều nhân vật xuất chúng trong mọi lĩnh vực, bao gồm 3 Thủ tướng Australia, 2 Thủ tướng Canada, 5 Thủ tướng Pakistan... Đặc biệt, cựu Tổng thống Mỹ Bill
Clinton từng là sinh viên của Trường Đại học Oxford và cũng là người nhận được học bổng Rhodes. Trong danh sách dài các nhân vật xuất chúng của Trường Đại học Oxford, có nhiều người là sinh viên từ các ngành khoa học, y học và văn chương Anh.
Oxford là một trong những trường đại học lâu đời và chất lượng nhất trong các nước nói tiếng Anh. Đại học Oxford bao gồm 38 trường thành viên, trung tâm nghiên cứu, thư viện hay bảo tàng trực thuộc nằm rải rác trung tâm thành phố Oxford.
Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education World University Rankings 2019, Trường Đại học Oxford xếp hạng thứ 5 thế giới và hạng hai tại Anh. Với 38 trường cao đẳng độc lập và 6 ký túc xá, Đại học Oxford là thành viên của Russell Group - nhóm các trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Anh, Coimbra Group - mạng lưới các trường đại học hàng đầu tại châu Âu, League of European Research Universities và cũng là thành viên chủ chốt của Europaeum. Về mảng đào tạo, Oxford thường xuyên giữ vững vị trí trong top 10 các trường đại học trên thế giới.
Trường Đại học Oxford nhận đánh giá Vàng tại kỳ Teaching Excellence Framework 2017. Triển vọng việc làm cho sinh viên của trường giữ vững ở vị trí hàng đầu tại Anh. Nhà trường có tỷ lệ cao nhất về lượng sinh viên đạt bằng 2:1 trở lên.
Một lợi ích độc đáo từ Trường Đại học Oxford là sinh viên có thể nhận các bài hướng dẫn một thầy một trò hằng tuần. Cụ thể, sinh viên bậc cử nhân có thể dành 1 giờ với chuyên gia trong lĩnh vực. Nhà trường cũng là nơi đặt thư viện Bodleian, thư viện lớn thứ 2 tại Anh, chỉ đứng sau British Library.
4. Đại học Cambridge - Cambridge, Vương quốc Anh
Trường Đại học Cambridge còn được gọi là Viện Đại học Cambridge. Trường là một viện đại học nghiên cứu công lập liên hợp tại Anh. Trường Đại học Cambridge được thành lập vào năm 1209. Với bề dày lịch sử của mình, Trường Đại học Cambridge tự hào là viện đại học sử dụng tiếng Anh lâu đời thứ 2 trên thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford.
Trường Đại học Cambridge gồm 31 trường đại học thành viên với hơn 100 khoa học thuật được phân thành 6 trường. Các trường thành viên của đại học là những cơ sở tự điều hành và là những thành phần cấu thành viện đại học Cambridge. Các trường hoạt động độc lập với nhau nhưng vẫn là một phần của Đại học Cambridge.
Ngoài ra, Trường Đại học Cambridge còn nổi tiếng với hệ thống 114 thư viện đồ sộ. Số đầu sách tại đây lên đến hơn 15 triệu cuốn sách. Thư viện chính của trường là nơi lưu giữ khoảng hơn 8 triệu cuốn sách. Bên cạnh đó, trường còn có 9 bảo tàng nghệ thuật, khoa học và văn hóa được mở cửa suốt năm để công chúng tham quan. Trường cũng sở hữu một khu vườn thực vật rộng lớn.
Được thành lập vào năm 1209, Trường Đại học Cambridge là trường đại học lâu đời thứ ba trên thế giới vẫn đang hoạt động. Trường Đại học Cambridge từ lâu đã nổi tiếng nhờ thành tựu khoa học đột phá, với các cựu sinh viên có tầm ảnh hưởng lớn như Francis Bacon, Isaac Newton, Henry Cavendish và Charles Darwin.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Cambridge cũng có một truyền thống văn học mạnh mẽ, với các cựu sinh viên nổi tiếng như John Milton và Lord Byron hay Salman Rushdie. Triết gia Bertrand Russell và nhà kinh tế học John Maynard Keynes là hai nhân vật nổi tiếng của thế kỷ 20 đều tốt nghiệp và giảng dạy tại Trường Đại học Cambridge.
5. Trường Đại học California, Berkeley - Berkeley, California, Mỹ
Trường Đại học California, Berkeley là một viện đại học công lập uy tín hàng đầu thế giới được thành lập vào năm 1868. Đây là ngôi trường xếp hạng 22 trong Top Hệ thống Đại học quốc gia tốt nhất tại Mỹ năm nay.
Năm 1900, Trường Đại học California, Berkeley là một trong những tổ chức tham gia sáng lập Hiệp hội các trường đại học Mỹ. Tiến sĩ J. Robert Oppenheimer - một trong những giáo sư của trường, là người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử với tư cách là Giám đốc khoa học của Dự án Manhattan trong Thế chiến II.
Trường có hơn 31.780 sinh viên đăng ký. Trường Đại học California, Berkeley được coi là tổ chức giáo dục sánh ngang với những trường Ivy League danh giá.
Trường nổi danh trong việc đào tạo một số lượng lớn kinh tế gia với các ngành Tài chính, Marketing, Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý vận hành sản xuất... Trường Đại học California, Berkeley xếp hạng Nhất lĩnh vực Toán học, đứng thứ ba về ngành Kỹ thuật, thứ tư đối với lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học đời sống.
Trường có hơn 99 giáo sư từng đoạt giải Nobel, 13 giải Toán học Field Medals, 23 Turing award (về khoa học máy tính).
Những cựu sinh viên của trường là người có tầm ảnh hưởng tới thế giới bao gồm nhà đồng sáng lập Apple - Steve Wozniak, đồng sáng lập Intel - Gordon Moore, đồng sáng lập MySpace - Tom Anderson, nhà phát minh chuột máy tính Douglas Engelbart - người cũng đã giảng dạy tại trường sau khi hoàn thành bằng Tiến sĩ.
Ngoài ra, người từng đoạt giải Nobel Willis Lamb (Vật lý), Thomas Schelling (Kinh tế) và Hamilton Smith (Y học) cũng từng theo học tại Trường Đại học California, Berkeley.
20 đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2021 Đại học Harvard 11 năm liên tiếp dẫn đầu thế giới; châu Á có ba trường trong top 20, theo xếp hạng của THE. Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học năm 2021 do Times Higher Education (THE) ghi nhận lần thứ 11 liên tiếp Đại học Harvard của Mỹ dẫn đầu. Thành lập năm 1636, trường gặt hái được...