10 thực phẩm có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Chocolate đen, bông cải xanh, cá, rau bina, khoai lang là những thực phẩm phổ biến nên có trong chế độ ăn hàng của người bị bệnh tiểu đường.
Chocolate đen: Nhiều nghiên cứu cho thấy chocolate đen giàu flavonoid, giúp giảm đề kháng insulin, cải thiện độ nhạy insulin và glucose trong máu lúc đói. Flovonoid trong chocolate cũng được chứng minh là ngăn ngừa đột quỵ, kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đau tim khoảng 2% trong 5 năm. Ảnh: Organiclife.
Bông cải xanh: Theo Reader’s Digest, giống như nhiều loại rau cải khác như cải xoăn và súp lơ, bông cải xanh chứa sulforaphane, hợp chất chống viêm, kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết và bảo vệ các mạch máu chịu ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Ảnh: Healtheatingfood.
Quả việt quất: Các chất xơ không tan trong quả việt quất giúp loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Chất xơ hòa tan cải thiện lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, những người tiêu thụ 2 cốc nước ép việt quất mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm lượng đường trong máu, điều trị trầm cảm và cải thiện trí nhớ. Ảnh: Blueberrycouncil.
Cá giàu protein và axit béo omega-3, chất béo lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, thu nhỏ vòng eo, giảm viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin. Cá cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt cho cơ thể. Ảnh: Nutritionstyle.
Video đang HOT
Dầu olive: Một nghiên cứu của Tây Ban Nhà gần đây cho thấy chế độ ăn giàu dầu olive giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tới 50% so với chế độ ăn ít chất béo. Dầu olive còn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn bảo vệ tế bào và ngăn cản bệnh tim phát triển. Ảnh: Medicalnewstoday.
Rau bina: Đây là một trong những loại rau lá xanh có khả năng giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Rau bina giàu vitamin K cùng một số khoáng chất như magiê, folate, phốt pho, kali và kẽm tốt cho chế độ ăn hàng ngày của người bị bệnh tiểu đường. Ảnh: Authoritynutrition.
Khoai lang: Một phân tích cho thấy ăn khoai lang giúp giảm chỉ số HbA1c (chỉ số của sự gắn kết của đường trên Hemoglobin hồng cầu) từ 0,30-0,57%. Khoai lang cũng chứa sắc tố tự nhiên anthocyanins và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn hiệu quả. Ảnh: Huffingtonpost.
Quả óc chó: Sự kết hợp của các chất béo không bão hòa đa như axit alpha-linolenic, L-arginine, omega-3, có thể ngăn chặn và đẩy lùi sự tiến triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim. Óc chó cũng là món ăn nhẹ chứa ít calo giúp bạn no lâu và kiểm soát cơn đói hiệu quả. Ảnh: Authoritynutrition.
Quế: Nghiên cứu trên tạp chí Diabetes Care cho rằng thực phẩm thơm ngon này có thể giảm lượng đường trong máu lúc đói tới 30%. Chúng cũng làm giảm triglycerides, cholesterol LDL và lượng cholesterol tổng thể tới 25%. Ngoài ra, lượng crom trong quế có thể tăng cường tác dụng của insulin, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường và bệnh tim. Ảnh: Organicauthority.
Nghệ: Curcumin, thành phần hoạt chất trong củ nghệ trực tiếp tác động vào tế bào mỡ, tế bào tuyến tụy, thận, làm giảm viêm và ngăn chặn các khối u ung thư gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự kết hợp của các yếu tố này giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin, đường huyết và cholesterol cao. Ảnh: Mothernaturenetwork.
Phương Mai
Theo Zing
Những thói quen người tiểu đường nên tránh
Một số thói quen tưởng lành mạnh, nhưng thực tế lại đang âm thầm phái hoại sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, theo Everydayhealth.
Ăn quá nhiều trái cây không tốt cho bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Loại bỏ tất cả chất béo
Không phải tất cả các chất béo đều giống nhau, và không phải tất cả các chất béo đều có hại. Thông thường, những người bị đái tháo đường thường rối loạn chuyển hóa mỡ kèm theo và có nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, do đó cần phải cân nhắc khi sử dụng chất béo trong chế độ ăn. Bên cạnh các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa hay còn gọi là chất béo &'xấu', vẫn có những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh hay còn gọi là các chất béo không bão hòa tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh bao gồm hạnh nhân, lạc, hạt vừng, dầu ô liu, bơ và dầu hạt cải. Các loại cá biển cũng có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại và thay vào đó là những cholesterol có lợi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chất béo không bão hòa giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng như giảm lượng chất béo trong gan.
Không ăn vặt
Loại bỏ đồ ăn nhẹ ra khỏi chế độ ăn có thể giúp cắt giảm bớt lượng calo, nhưng đây không phải là một kế hoạch thông minh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn vặt giúp những người tiểu đường kiểm soát cơn đói hiệu quả cũng như tránh được tình trạng ăn nhiều vào bữa ăn sau đó. Chính những bữa ăn nhỏ với các loại thực phẩm lành mạnh là một trong những cách giúp quản lý lượng đường trong máu hữu hiệu.
Tập thể dục quá nhiều
Cơ thể cần phải hoạt động thể chất mỗi ngày, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên không nên tập quá sức vì nguy cơ bị thương và kiệt sức có thể xảy ra. Tập thể dục quá nhiều cũng có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng và nó sẽ kích thích sản xuất glucose. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA), với những người bị tiểu đường cần chọn loại hình luyện tập cho phù hợp như đi bộ, yoga và với tập một cường độ vừa phải
Ngủ ngày
Mất ngủ, dù chỉ một đêm cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu; nhưng ngủ nhiều cũng gây hệ lụy tương tự. Theo tờ Medicalnewstoday, một nghiên cứu tiến hành trên 9.000 người cho thấy, những người ngủ hơn 9 tiếng/ngày, nguy cơ bị tiểu đường tăng đến 50%. Nguyên nhân là do khi ngủ, não và các cơ quan trong cơ thể ít hoạt động hơn nên dễ gây nên tình trạng béo phì. Mà béo phì là một nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cũng cho biết, những người thường xuyên ngủ ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 26%. Các nhà nghiên cứu cho biết có một mối liên hệ giữa người ngủ ngày và bệnh tiểu đường, đó là người ngủ ngày thường thiếu ngủ về đêm và ít tham gia các hoạt động thể chất, nên khiến tỷ lệ béo phì gia tăng, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng theo.
Giảm cân nhanh
Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân là yếu tố rất quan trọng cho việc quản lý bệnh tiểu đường, nhưng nếu giảm cân theo chế độ khắt nghiệt sẽ bị phản tác dụng. Theo các chuyên gia y tế, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh tiểu đường của mỗi người mà lựa chọn phương pháp giảm cân cho an toàn. Theo khuyến cáo, những người bị tiểu đường dù nhẹ hay nặng đều nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột.
Ăn trái cây không giới hạn
Người bị đái tháo đường có thể ăn nhiều loại trái cây giống như người bình thường, nhưng có điểm khác là người bị đái tháo đường không thể ăn một cách thoải mái mà phải ăn trong giới hạn cho phép về số lượng trái cây ăn mỗi lần và số lần ăn trái cây mỗi ngày để giữ đường huyết ổn định. Lý do, lượng đường trong mỗi loại trái cây khác nhau nên có thể làm tăng đường huyết ít hoặc nhiều. Thường nước chiếm 75-95% trong trái cây, và nếu loại trái cây nào có đường nhiều thì sẽ ít nước và ngược lại, do đó nên biết tính toán ăn sao cho hợp lý. Người đái tháo đường thường chỉ nên ăn tối đa 2-3 lần trái cây mỗi ngày, nhưng không nên ăn trái cây thay cho bữa ăn chính.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Thực phẩm giúp giảm cảm giác mệt mỏi Thay vì uống cà phê hay sử dụng những chất kích thích để giữ tinh thần tỉnh táo suốt một ngày, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống và sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm sau. Đỗ xanh: Trong đỗ xanh có chứa các loại vitamin B, đóng vai trò kích thích não bộ hoạt động và tuần hoàn, chuyển...