10 thói quen tiền bạc thô lỗ cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt
Đừng thường xuyên “quên” ví của mình hoặc phạm phải những thói quen tiền bạc thô lỗ không kém dưới đây.
Phán xét tình hình tài chính của người khác
Mỗi người đều có mối quan hệ độc lập và duy nhất với tiền bạc của họ. Theo Bonnie Tsai, chuyên gia về phép xã giao, người sáng lập và giám đốc của Beyond Etiquette, mối quan hệ này ảnh hưởng đến cách mọi người ưu tiên chi tiêu tiền. Một giao dịch mua có thể là cần thiết, quan trọng với bạn nhưng với người khác không phải điều cần ưu tiên.
“Đừng bao giờ cho rằng mọi người phải có thói quen chi tiêu giống bạn, ngay cả khi lối sống của các bạn có giống nhau đến đâu”, Tsai nói.
Đánh giá người khác dựa trên cách họ tiêu tiền
Đồng thời, mọi người có quyết định cách họ sử dụng số tiền mình khó khăn kiếm được. “Nếu bạn của bạn mỗi tuần đều đi mát-xa và bạn thấy điều đó thật xa xỉ, hãy giữ những suy nghĩ đó cho riêng bạn thay vì nói ra bởi đó là tiền của họ và họ có quyền tự quyết định,” Tsai nói.
Tự động chia tiền
Trong trường hợp mọi người cùng gọi những thứ giống nhau hoặc có giá tương tự nhau, bạn có thể chia đều hóa đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp các bạn có sự khác biệt lớn về thứ mình đã dùng, điều này là không ổn. Sẽ không công bằng khi bắt ai đó chia đôi tiền ăn với bạn trong khi chỉ có bạn gọi rượu.
Nếu bạn muốn chia hoá đơn, bạn có thể nói với người phục vụ để họ giúp tính tiền theo phần ăn mỗi người gọi. Bạn cũng nên thoả thuận trước về cách xử lý hóa đơn để tránh xảy ra bất kỳ tình huống căng thẳng hoặc khó xử nào vào cuối bữa ăn.
Yêu cầu một người bạn giảm giá dịch vụ
Nếu bạn có bạn là nhiếp ảnh gia, chuyên viên trang điểm tài năng, hãy ưu tiên sử dụng dịch vụ của họ. Tuy nhiên, đừng khiến tình bạn trở nên căng thẳng bởi những lời yêu cầu họ chiết khấu, giảm giá dịch vụ.
“Điều này không chỉ mang nghĩa rằng bạn đánh giá chuyên môn của họ kém hơn những người khác cùng nghề mà còn cho thấy bạn không tôn trọng tầm quan trọng của tình bạn”, Tsai chia sẻ.
Video đang HOT
Nếu bạn của bạn chủ động đề nghị giảm giá cho bạn, hãy nhận điều đó và bày tỏ lòng biết ơn.
Hỏi cái gì đó giá bao nhiêu
Đừng để sự tò mò của bạn làm ảnh hưởng đến bạn. Hỏi ai đó giá của giày, xe hơi hay chiếc túi họ đeo là một trong những thói quen tiền bạc thô lỗ nhất và như một cuộc xâm phạm quyền riêng tư vậy.
“Hãy nhớ rằng họ không có nghĩa vụ phải chia sẻ với bạn về số tiền họ đã chi cho đồ đạc của họ và ngược lại,” Tsai nói.
Nếu bạn vẫn rất tò mò về giá của sản phẩm đó, hãy tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
Phàn nàn về tiền bạc
Bạn có thể chia sẻ, trò chuyện với bạn bè và gia đình về chủ đề tiền bạc. Tuy nhiên cần thận trọng và khéo léo bởi luôn có người kiếm được nhiều hơn hoặc ít hơn bạn.
Bạn không bao giờ biết người đối diện mình đang ở trong tình hình tài chính thế nào. Việc trút bầu tâm sự về các vấn đề tiền bạc của bạn có thể khiến họ cảm thấy tệ hơn, đặc biệt nếu họ kiếm được ít hơn bạn.
Tiền bạc không phải là một chủ đề cấm kỵ để chia sẻ nhưng bạn cần thừa nhận rằng không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với cuộc trò chuyện đó. Thay vì phàn nàn, hãy biết ơn những gì mình đang có.
Tặng quà đắt hoặc rẻ không cân xứng
Việc chi tiêu cho những kỳ nghỉ không nên là điều khiến chúng ta phải căng thẳng. Chúng ta đều muốn chọn được món quà phù hợp với túi tiền của mình, khiến người nhận thích thú. Tuy nhiên sẽ đều là không nên khi bạn tặng món quà quá đắt hoặc quá rẻ, không cân xứng.
Khoe khoang tiền bạc
Việc khoe khoang tiền bạc, cố cho mọi người nhìn thấy trong ví bạn có nhiều tiền thế nào không chỉ thể hiện bạn là con người thích khoe mẽ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân bạn. Sự khiêm tốn là điều tốt nhất khi nói về tiền bạc. Hãy tận hưởng những gì bạn có, nhưng đừng cố làm cho người khác cảm thấy tệ bằng cách phô trương.
Vay tiền mà không có kế hoạch trả lại
Một trong những thói quen tiền bạc thô lỗ nhất chính là vay tiền từ bạn bè hoặc người thân mà không trả lại. Theo Kimberly Palmer, chuyên gia tài chính cá nhân tại NerdWallet, điều đó thực sự tệ ngay cả với những khoản tiền nhỏ.
Cô nói: “Thói quen này có thể phá hủy các mối quan hệ. Mọi người thường ngại chủ động đòi tiền nên họ thường không đưa ra yêu cầu trả lại tiền một cách rõ ràng.”
Nếu bạn là người đi vay, hãy nhanh chóng hoàn trả lại khoản tiền đó cho người vay dù là bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Nếu bạn là người cho vay, đừng ngại nhắc nhở người vay về số tiền họ chưa trả lại bạn.
Theo Palmer, phần lớn sự bối rối về tiền bạc là điều dẫn đến hành vi tiền bạc thô lỗ này. Việc cảm thấy thoải mái hơn khi nói về chủ đề này sẽ giúp bạn tránh mắc phải hoặc trở thành nạn nhân của thói quen này. Hãy lên ngân sách để chủ động hơn với tiền của mình, tránh tốt nhất có thể các khoản vay nợ.
“Bỏ quên” ví của bạn ở nhà
Thi thoảng để quên ví ở nhà là một chuyện, thường xuyên như vậy lại là một câu chuyện khác. Nếu bạn hãy lơ đễnh và nhận ra mình nhiều khi rời khỏi nhà mà không mang ví, hãy cất một chút tiền, thẻ tín dụng và giấy tờ tùy thân của bạn trong ốp điện thoại. Bạn sẽ luôn sẵn sàng cho những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên và không mắc phải thói quen tiền bạc thô lỗ này.
Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình
Cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài...
Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Từ công việc đến các mối quan hệ trong xã hội hay chuyện tiền bạc, cha mẹ đều muốn dành cho chúng ta những lời khuyên tốt nhất. Tuy nhiên, bởi sự khác biệt về khoảng cách thế hệ mà trong một vài trường hợp, bạn cần tiếp thu có chọn lọc, không ngừng học hỏi để tự mình đưa ra quyết định tốt hơn.
Điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có được chính là học hỏi những kinh nghiệm tuyệt vời được cha mẹ truyền dạy và cũng là học hỏi từ những sai lầm của họ. Trong việc quản lý tiền bạc, điều này cũng không ngoại lệ. Có những điều rất tốt mà chúng ta cần noi gương cha mẹ và có những bài học kinh nghiệm mà chúng ta nên rút ra.
Dưới đây là 2 thói quen tiền bạc mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình:
Số 1: Biết sống dưới khả năng của mình
Bạn thấy đấy, cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài...
Tất cả những điều này là một phần của việc duy trì ngân sách hàng tháng. Mặt khác, nếu bạn thấy họ muốn mua một thứ gì đó đắt giá, chẳng hạn như ô tô hay thậm chí đơn giản là chiếc TV, họ sẽ tiết kiệm từ thu nhập hạn chế của mình để tích lũy đủ tiền cho khoản đó thay vì vay để mua. Nhờ sự kỷ luật trong chi tiêu và lối sống giản dị dưới khả năng của mình, họ đã tiết kiệm tốt bất chấp thu nhập.
Không giống như cha mẹ của chúng ta, hầu hết chúng ta đều thấy rằng việc lập ngân sách thật tẻ nhạt hoặc không cần thiết. Chúng ta có đủ các lý do, rằng thu nhập nhiều mới phải lập ngân sách, rằng lập ngân sách rắc rối quá...
Bên cạnh đó, việc có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay và thẻ tín dụng đã khiến chúng ta hình thành tâm lý bản thân có khả năng trang trải mọi thứ của mình tốt hơn cha mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận ra rằng việc quẹt thẻ mua hàng như vậy đang khiến chúng ta tiêu tiền không kiểm soát. Nhớ rằng khi bạn mua một thứ gì đó theo hình thức tín dụng, bạn sẽ phải trả lãi suất và việc có được dễ dàng khiến bạn ít ý thức hơn về số tiền mình chi ra.
Bởi những lẽ đó mà ý thức về thói quen chi tiêu của mỗi người là bài học tuyệt vời mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình.
Số 2: Tiết kiệm liên tục năm này qua năm khác
Không cần biết tiền lương của họ nhiều hay ít, cha mẹ chúng ta vẫn luôn siêng năng tiết kiệm và không động đến các khoản đầu tư trong nhiều năm. Chiến lược này đã hoạt động và phát huy hiệu quả, như một phép thuật giúp họ tạo ra một lượng của cải đáng kể theo thời gian.
Ngày nay, chúng ta lại thường thiếu đi sự kiên nhẫn đó. Chúng ta muốn tạo ra của cải như cha mẹ đã làm nhưng lại muốn làm điều đó nhanh hơn. Và để làm điều đó trong một thời gian ngắn, chúng ta lại mắc phải sai lầm như liên tục kiểm tra xem các khoản đầu tư của mình đang hoạt động như thế nào, nếu một khoản đầu tư nào đó hoạt động không tốt, chúng ta thậm chí có thể ngừng đầu tư hoàn toàn. Khi quá nôn nóng, chúng ta đang gây hại cho các khoản đầu tư của mình nhiều hơn là làm tốt.
Những người có xu hướng giữ các khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài thường kiếm được lợi nhuận tốt hơn những người hay thay đổi thói quen đầu tư của họ. Điều này đúng cho tất cả các loại tài sản. Vì vậy, kiên nhẫn với các khoản đầu tư, học hỏi từ cha mẹ chúng ta và bạn sẽ tạo ra của cải đáng kể về lâu dài. Bên cạnh đó, tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng tận hưởng được lợi ích của lãi suất kép - kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Giờ thì bạn đã biết những thói quen tài chính cá nhân nào nên học từ cha mẹ rồi chứ. Tuy nhiên, cũng có điều bạn nên bỏ qua, phát triển mình một cách năng động, sáng tạo hơn, đó chính là:
Tìm kiếm sự an toàn bằng mọi giá
Cha mẹ của chúng ta luôn ưu tiên đầu tư vào các công cụ được coi là an toàn và mang lại lợi nhuận đảm bảo. Tất nhiên, việc đảm bảo sự an toàn cho danh mục đầu tư là tốt nhưng đó không nên là yếu tố lớn nhất để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Mục tiêu của mỗi khoản đầu tư là khác nhau và thời hạn đầu tư cũng vậy. Do đó, công cụ tài chính mà bạn đầu tư vào cũng phải khác nhau.
Bên cạnh đó, dám chấp nhận rủi ro cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của những nhà đầu tư lớn. Tất nhiên, rủi ro ở đâu đều là rủi ro trong tầm kiểm soát của họ.
Cuối cùng, tất cả chúng ta đều đã thấy cha mẹ của mình làm việc chăm chỉ ra sao để cho chúng ta có cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy trân trọng những lời khuyên răn của cha mẹ, học hỏi từ họ những thói quen tốt đẹp và xây dựng thêm những kỹ năng mới nhằm không ngừng gia tăng tài sản của mình.
Những thói quen tiền bạc thô lỗ mà bạn cần từ bỏ ngay lập tức Mỗi người sẽ có mức độ thoải mái khác nhau khi nói về cách họ tiếp cận tài chính với bạn bè, gia đình... song có một số hành vi, thói quen nhìn chung không lịch sự mà tốt nhất bạn nên sớm từ bỏ. Tiền bạc có thể là một chủ đề nhạy cảm nên cách bạn đề cập hay sử dụng...