10 thói quen nguy hại gây suy giảm hệ miễn dịch
Chăm sóc sức khỏe và tăng cường miễn dịch là nhu cầu thiết yếu trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Dưới đây là những thói quen nguy hại bạn cần bỏ ngay.
Thức khuya: Lối sống nhanh, vội vã ngày nay dễ khiến ngày càng có nhiều “cú đêm”. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc thức khuya có thể giết chết các tế bào miễn dịch cytokines vốn có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh.
Không chú ý vệ sinh cá nhân: Vào mùa đông, chúng ta dễ cảm thấy lười biếng và không quá chú ý đến vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, các thao tác như rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh nhà cửa và bếp núc, hay tắm rửa mỗi ngày cần trở thành thói quen không thể bỏ qua của mỗi người.
Sử dụng các vật dụng công cộng: Các vật dụng công cộng như thực đơn tại nhà hàng, xe đẩy hàng tại siêu thị hay tay nắm cửa nhà vệ sinh đều tiềm tàng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch. Hãy luôn rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn sau khi sử dụng những vật dụng này.
Ăn quá nhiều đường: Đường tinh luyện rất có hại cho sức khỏe, vì chúng làm giảm khả năng tiêu diệt các mầm bệnh, đồng thời ngăn các tế bào bạch cầu hấp thụ vitamin C, khiến hệ miễn dịch suy giảm. Bạn nên sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên và hoa quả thay vì những thực phẩm chứa đường hóa học.
Video đang HOT
Không uống đủ nước: Không uống đủ nước là một thói quen vô cùng nguy hại. Nếu bạn không uống đủ nước, hệ miễn dịch của bạn sẽ phải chịu hậu quả khôn lường. Hãy uống đủ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Uống nhiều rượu bia: Chất cồn trong rượu bia làm giảm các tế bào kháng thể có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và virus. Cồn còn ngăn sự hình thành các tế bào hồng cầu và bạch cầu mới. Tệ hơn nữa, cồn còn gây tổn hại nghiêm trọng các cơ quan nội tạng về lâu dài.
Ở gần người hút thuốc lá: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe là điều ai cũng biết, nhưng bạn có biết rằng người hít phải khói thuốc thậm chí còn bị ảnh hưởng nhiều hơn? Khói thuốc ức chế hệ miễn dịch và làm suy yếu các kháng thể bảo vệ cơ thể.
Ăn vặt không lành mạnh: Những món ăn vặt chứa đầy đường, muối và dầu mỡ không chỉ gây nguy cơ béo phì mà còn làm suy giảm miễn dịch. Béo phì có thể ức chế khả năng nhân rộng tế bào bạch cầu, ngăn các tế bào này sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể.
Sử dụng quá nhiều caffeine: Uống quá nhiều cà phê và các thức uống chứa caffeine khác có thể kích thích hệ thần kinh, gây căng thẳng, dẫn đến sản sinh cortisol. Điều này sẽ gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.
Không sử dụng kem chống nắng: Không sử dụng kem chống nắng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, gây suy giảm hệ miễn dịch. Dù đang là mùa đông nhưng bạn vẫn cần chú ý thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà./.
Ăn quá nhiều đường, cơ thể sẽ ra sao?
Thường xuyên bị đau khớp, đầy hơi, da nổi mụn, dễ tăng cân và sâu răng là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường.
Đau khớp: Lượng đường cao trong chế độ ăn uống làm các tế bào miễn dịch tiết ra các chất có khả năng gây viêm vào máu. Đây là nguyên nhân những người ăn nhiều đường có thể bị viêm khớp, đục thuỷ tinh thể, bệnh tim, trí nhớ kém hoặc lão hoá sớm.
Luôn thèm đồ ngọt: Khi tiêu thụ đường, cơ thể sẽ giải phóng dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác như thuốc gây nghiện. Do vậy, khi cơ thể đang chứa quá nhiều đường, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thèm đồ ngọt.
Giảm mức năng lượng: Khi ăn đồ ngọt, tuyến tuỵ sẽ tiết ra insulin để đưa glucose đến các tế bào giúp bạn tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu ăn quá nhiều đường, quá trình này sẽ kết thúc nhanh hơn khiến bạn cảm thấy mức năng lượng bị giảm xuống thấp.
Da nổi mụn: Thực phẩm chứa nhiều đường làm mức insulin tăng đột biến. Ngay khi đường đi vào máu, cơ thể sẽ khởi động một loạt quá trình sinh lý phức tạp gây ra viêm nhiễm và các vấn đề về da. Mặt khác, quá trình này gây tăng hoạt động các tuyến dầu trên da và kích thích viêm da khiến bạn dễ bị nổi mụn.
Tăng cân: Dấu hiệu rõ ràng nhất của việc lạm dụng quá nhiều đường đó là tăng cân. Lượng đường cao làm tăng cường quá trình sản xuất insulin, việc này khiến cơ thể tích luỹ nhiều mỡ thừa ở bụng và một số bộ phận khác bên trong cơ thể.
Sâu răng: Thức ăn ngọt khi vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hoá những mảnh vụn sẽ mắc ở những kẽ răng gây sâu răng. Vì vậy, ngoài việc giảm lượng đường tiêu thụ bạn cũng cần chú ý hơn tới sức khoẻ răng miệng của mình khi thấy răng có dấu hiệu bị tổn thương do sâu.
Thường xuyên bị cảm lạnh và cúm: Ăn hoặc uống quá nhiều thực phẩm có chứa đường sẽ ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch tấn công các vi khuẩn khi bạn bị bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm hơn những người khác.
Luôn cảm thấy đầy hơi: Đầy hơi, đau bụng hoặc một số vấn đề khó chịu về tiêu hoá khác có thể xuất phát từ thói quen ăn quá nhiều đường. Tình trạng này xảy ra khi đường tích tụ và tiêu hoá không tốt ở ruột non, khi đi vào ruột già sẽ hoạt động nhiều, tạo ra khí gây đầy hơi.
Biết điều này, bạn sẽ từ bỏ loại gia vị ngọt ngào này Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường có thể nhân lên các tế bào ung thư. Ăn nhiều đường có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào ung thư Đường không có lợi cho sức khỏe, nó được cho là nguyên nhân khiến bạn có vòng eo lớn, tăng nguy...