10 tác dụng phụ không mong muốn của tỏi tươi
Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, tỏi cũng có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe nếu bạn không lưu ý.
Có thể có hại cho gan: Ăn quá nhiều tỏi có thể gây tích tụ độc tố trong gan, do trong tỏi có chứa allicin, một chất không tốt cho gan nếu hấp thụ quá nhiều.
Tiêu chảy: Ăn tỏi khi bụng rỗng có thể gây tiêu chảy. Những người hay bị đầy hơi cũng không nên ăn tỏi, bởi tỏi chứa các fructan có thể khiến tình trạng đầy hơi trở nên tệ hơn.
Buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng: Nghiên cứu cho thấy ăn tỏi tươi hoặc dầu tỏi khi bụng rỗng có thể gây buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng. Một số hợp chất có trong tỏi cũng được cho là có thể gây bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Tăng nguy cơ xuất huyết: Những người sử dụng thuốc chống đông máu không nên ăn tỏi, bởi tỏi có thể ảnh hưởng đến huyết áp và khiến bạn dễ bị chảy máu hơn.
Có thể gây các vấn đề dạ dày: Ăn quá nhiều tỏi không tốt cho dạ dày vì tỏi chứa các fructan có thể gây kích ứng ống tiêu hóa.
Có thể gây chóng mặt: Một số người cho biết họ cảm thấy chóng mặt do ăn nhiều tỏi. Nguyên nhân là do tỏi có thể gây tụt huyết áp, dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và chân tay vô lực.
Có thể gây mẩn ngứa: Ăn quá nhiều tỏi có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa, hay bệnh chàm. Nguyên nhân là bởi tỏi có chứa enzim alliin lyase có thể gây kích ứng da và một số triệu chứng dị ứng nhẹ khác.
Video đang HOT
Đau đầu: Ăn tỏi tươi có thể gây đau nửa đầu, vì tỏi có thể kích thích dây thần kinh sinh ba sản sinh một loại neuron phân tử có tên là neuropeptide. Khi các neuron này dồn lên lớp màng não, cơn đau nửa đầu sẽ xuất hiện.
Có thể gây thay đổi thị lực: Ăn quá nhiều tỏi tươi có thể gây xuất huyết tiền phòng, một bệnh lý làm chảy máu ở vùng giữa giác mạc và tròng đen của mắt. Bệnh lý này có thể gây mất thị lực.
Không tốt cho thai phụ: Tỏi không tốt cho phụ nữ mang thai, bởi ăn quá nhiều tỏi trong thai kỳ có thể làm tăng hiệu ứng chống đông máu. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn tỏi để bảo vệ sức khỏe chính mình và em bé./.
Không phải sữa nghệ, đây mới là thức uống có nguồn gốc từ nghệ lên ngôi vào mùa đông năm nay!
Thức uống siêu đơn giản khi làm này được dự đoán sẽ làm mưa làm gió vào mùa lạnh năm nay bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.
Nghệ là loại gia vị phổ biến và dường như không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Chúng còn tạo thêm màu sắc rực rỡ cho các món ăn ngon và được biết đến với các đặc tính chữa bệnh, chống viêm và chống oxy hóa. Nhưng sẽ thế nào nếu nghệ dùng để làm trà uống hàng ngày? Thực tế, trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa, sử dụng nghệ để uống hàng ngày đã diễn ra hàng nghìn năm nhờ công dụng sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại. Vào mùa đông, trà nghệ càng đáng được sử dụng để làm đồ uống chăm sóc sức khỏe hơn.
Trà nghệ là gì?
Trà nghệ là một loại trà thảo mộc được làm bằng cách pha củ nghệ đã xay hoặc bột nghệ. Nó có một hương vị độc đáo nhưng tinh tế và cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe. Trà nghệ cũng có thể được kết hợp với các thành phần khác như gừng, chanh, mật ong và hạt tiêu để tăng hương vị và chất dinh dưỡng.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Thực phẩm cho thấy rằng tiêu thụ nghệ với hạt tiêu đen làm tăng khả năng hấp thụ curcumin lên đến 2000%. Curcumin là một hợp chất hoạt động trong nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Uống trà nghệ vào mùa đông, cơ thể nhận được vô vàn lợi ích
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), sử dụng trà nghệ vào mùa đông là một giải pháp giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh, giàu chất oxy hóa, sử dụng nghệ trong những loại đồ uống, thêm vào các món ăn sẽ giúp cơ thể có sức chống chọi lại với nhiều tác nhân gây bệnh thường gặp vào mùa đông lạnh lẽo. Vai trò của trà nghệ được cụ thể như sau:
Sử dụng trà nghệ vào mùa đông là một giải pháp giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tăng khả năng miễn dịch
Trà nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, nhờ các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn. Theo Health, nghệ có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi-rút. Trà nghệ được sử dụng như một phương thuốc để điều trị cảm lạnh và cảm cúm vì nó có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút.
Giảm các triệu chứng viêm khớp
Trà nghệ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ có thể giúp giảm viêm và sưng tấy ở những người bị viêm khớp. Một nghiên cứu năm 2013 trên Healthline cho thấy, chất curcumin trong nghệ có hiệu quả trong việc giảm đau ở bệnh nhân viêm xương khớp.
Giảm mức cholesterol
Curcumin đã được chứng minh là giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm mức cholesterol LDL (có hại). Mức cholesterol LDL tăng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch vành và đột quỵ và uống trà nghệ làm giảm những nguy cơ sức khỏe này.
Mức cholesterol LDL tăng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch vành và đột quỵ và uống trà nghệ làm giảm những nguy cơ sức khỏe này.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Trong hàng ngàn năm, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường. Uống trà nghệ có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định. Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí the Biochemical and Biophysical Research Communications cho thấy rằng chất curcumin làm giảm mức đường huyết và các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa tổn thương gan
Các đặc tính chống viêm trong nghệ có thể ngăn ngừa tổn thương gan do các bệnh gan mãn tính gây ra. Curcumin ngăn ngừa nhiễm độc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan. Thậm chí, curcumin có khả năng ức chế biểu hiện của các TNF- - một loại protein đóng vai trò quan trọng giúp bệnh ung thư gan tiến triển và di căn sang các cơ quan khác. Ngoài ra, curcumin tác động vào ty thể, nơi sản xuất năng lượng chính cung cấp cho các tế bào ung thư gan. Curcumin gắn vào ty thể của các tế bào này và khiến chúng nhạy cảm hơn với các gốc tự do, từ đó khiến chúng dễ bị tiêu diệt hơn.
Giảm các triệu chứng IBS
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị nhiều vấn đề về tiêu hóa. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung báo cáo rằng chất curcumin có thể giúp giảm cơn đau liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS) và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc chứng này.
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Các nghiên cứu đáng chú ý đã chỉ ra rằng chất curcumin có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Nguyên nhân là bởi các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của curcumin làm giảm tổn thương tế bào, viêm nhiễm và lắng đọng hoặc mảng amyloid liên quan đến sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Kiểm soát sức khỏe phổi
Các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của curcumin có trong trà nghệ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi mãn tính. Một đánh giá y tế năm 2017 đã kết luận rằng curcumin có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn, phổi và xơ nang, ung thư phổi, tổn thương phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Có thể điều trị viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là một tình trạng gây viêm nhiễm cho mắt. Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có trong trà nghệ có thể giúp điều trị viêm màng bồ đào do sự hiện diện của các đặc tính chống viêm.
Curcumin có trong trà nghệ có thể giúp điều trị viêm màng bồ đào do sự hiện diện của các đặc tính chống viêm.
Có thể phòng ngừa ung thư
Uống trà nghệ cũng có thể có lợi cho việc phòng nguy cơ ung thư do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Trên thực tế, Viện Ung thư Quốc gia Ấn Độ công nhận curcumin là một chất chống ung thư hiệu quả có thể giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Uống trà nghệ cần lưu ý tác dụng phụ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trà nghệ nói chung làm từ gia vị tên nghệ nhưng cũng là thuốc chữa bệnh trong Đông y. Do đó không thể sử dụng tùy tiện. Một số người bị dị ứng với nghệ nên tránh uống trà nghệ, mặc dù dị ứng nghệ rất hiếm. Uống trà nghệ với liều lượng cao có thể gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn và tiêu chảy. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Chỉ với hỗn hợp cực dễ làm này đặt dưới lưỡi khi ngủ, tỉnh dậy cơ thể bạn sẽ tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh Sử dụng mật ong theo cách này chắc chắn sẽ giúp bạn ngủ ngon, thậm chí với những người mất ngủ lâu năm cũng phát huy tác dụng mà không phải uống một viên thuốc nào. Hỗn hợp mật ong và muối hồng Himalaya - Giải pháp chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc Mất ngủ kéo theo vô vàn hệ lụy...