10 sản phẩm cũ của Apple được mong chờ sẽ trở lại
Apple đã “khai tử” không ít các sản phẩm của mình để thay vào đó những ý tưởng mới. Tuy nhiên, có những sản phẩm đã biến mất nhưng vẫn nhận được sự quan tâm của fan Táo và mong chờ nó trở lại.
Nếu là một người dùng gắn bó với Apple, có thể bạn đã từng sử dụng những tính năng hoặc sản phẩm của “Táo Khuyết” mà hiện nay đã bị khai tử. Dưới đây là 10 sản phẩm và ứng dụng vừa có tính thực tế được mong chờ sẽ trở lại, dù chúng đã không còn tồn tại.
Máy tính màu sắc sặc sỡ
Thật thú vị nếu được sở hữu một chiếc máy tính với những sắc màu đẹp mắt. Khi cho ra mắt những chiếc máy đầu tiên của dòng iMac, người dùng được lựa chọn khá nhiều màu sắc khi mua máy.
Những chiếc máy sẽ tạo ra bản sắc riêng cho chủ nhân của chúng giữa những chiếc PC bằng thép khô khan mà chúng ta vẫn thường dùng hằng ngày. Trong ảnh: máy imac g3 – chiếc máy đầu tiên trong dòng máy iMac của Apple được ra mắt lần đầu vào năm 1998.
Final Cut Pro 7
Đâ là phần mềm làm phim chuyên nghiệp rất được người dùng Mac ưa thích. Khi Apple tung ra phiên bản Final Cut X thay thế cho Final Cut Pro 7, rất nhiều người dùng đã lên tiếng phàn nàn về nó do những thay đổi về giao diện cũng như tính năng. Sự phản đối này lớn tới mức, gần đây Apple đã đưa Final Cut Pro 7 lên kệ trở lại. Tuy nhiên, có lẽ người dùng sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ nào khác.
VLC Media Player trên iOS
VLC Media Player là một trình chơi media hỗ trợ mọi định dạng trên iOS, kể cả các định dạng không được Apple hỗ trợ. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trên App Store vài tuần trước khi bị Apple gỡ xuống và chỉ một số người may mắn có thể sở hữu nó.
G4 Cube
Chiếc máy hình lập phương được “bọc” trong hộp nhựa gây “tò mò” cho người dùng. Apple khai tử nó vào ngày 3/7/2001, sau chưa đầy 1 năm ra mắt.
Logo cầu vồng
Video đang HOT
Logo cầu vồng sặc sỡ và trừu tượng trước đây của Apple giờ đã được thay bằng hình quả táo khuyết phẳng màu bạc.
Báo lỗi hệ thống
Các phiên bản máy Mac hiện tại ít xảy ra thông báo lỗi. Tuy nhiên, ở các phiên bản Mac OS trước, người dùng thường nhận được một hình đồ họa với trái bom thú vị mỗi khi cỗ máy của họ gặp sự cố.
Chuột Hockey puck
Một sản phẩm mang đầy cá tính của Apple vào đầu năm 2000.
Màn quảng cáo sáng tạo, “ám ảnh”
Màn quảng cáo máy tính Macintosh năm 1984 tạo ra ấn tượng đặc biệt. Trong đoạn quảng cáo này, Apple ví PC như một đội quân zombie và mình là người cầm búa đánh chết thủ lĩnh của chúng.
Logo Apple trên phím lệnh
Nút phát sáng trên iPod thế hệ 2
Những nút này giúp chiếc máy nghe nhạc iPod của bạn phát ra ánh sáng sống động trong bóng tối. Apple loại bỏ chúng trong thế hệ iPod tiếp theo, tuy nhiên, người dùng iPod vẫn nhớ đến chúng như là một trong những tính năng hữu ích nhất của iPod.
Theo Bưu Điện VN
Cách phát hiện game sắp bị khai tử tại Việt Nam
Nhiều game thủ đã tự tổng hợp lại các bí quyết giúp cộng đồng nhận diện được nguy cơ sắp đến với mình.
Đóng cửa game - Hành động đã trở nên quá sức quen thuộc với gamer Việt cũng như các NPH. Cơn bão khó khăn năm 2010 khiến một số doanh nghiệp "cứng" (như VNG, FPT) cũng phải nói lời vĩnh biệt MMO của mình.
Người cảm thấy hụt hẫng và đau đớn nhất trong các trường hợp này chính là game thủ, có lẽ vì thế mà dần dần họ trở nên cảnh giác hơn nhiều. Hãy cùng điểm lại một số kinh nghiệm mà các tín đồ ảo dùng để nhận diện trò chơi đang trên bờ vực thẳm và sắp biến mất.
Vắng người chơi
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, nếu bạn vào game mà chỉ toàn thấy... NPC đứng với nhau, thỉnh thoảng lắm mới có người chạy qua chạy lại hoặc kênh chat yên tĩnh như đêm 30 thì 99% khả năng trò chơi đang mất khách trầm trọng.
Vắng gamer = Ít doanh thu = Cần đóng cửa.
Để kiểm chứng điều này, việc theo dõi động thái trên diễn đàn chính cũng rất quan trọng. Nếu thấy khu vực thảo luận chung (thường là nơi bàn tán sôi nổi nhất) mà các topic cũ tới cả tuần, thì chắc chắn gamer đã bỏ đi. Không sớm thì muộn do doanh thu thấp mà NPH cũng phải chấm dứt vận hành.
Tin tức sự kiện hẻo lánh hơn 3 tháng
Đối với bất kỳ GO nào, nếu muốn thành công, hút khách tốt thì NPH cũng phải thường xuyên tổ chức các event trong lẫn ngoài game. Động thái này vừa giúp người chơi yên tâm rằng trò chơi đang phát triển mạnh, vừa đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Event - Dấu hiệu nhân biết sức sống của game.
Tuy vậy nếu bất chợt mà bạn bắt gặp một tựa game đã hơn 2, 3 tháng trời không có một sự kiện nào nổi bật ngoài chuyện khuyến mãi nạp thẻ, thì hãy cẩn thận vì cái chết bất ngờ có thể đến bất cứ lúc nào.
Thông thường nếu 1 tháng mà trang chủ game không update tý gì, thì đó đã là hồi chuông báo động mức đầu tiên.
Event dồn dập sau một thời gian dài vắng bóng
Game thủ có thể cảm thấy hứng khởi khi sau thời gian dài bỏ mặc sản phẩm, NPH bất chợt tổ chức nhiều sự kiện như nhân đôi điểm kinh nghiệm, tặng quà khi lên cấp độ nhất định... Tuy nhiên tại Việt Nam thì điều này tương tự như hiệu ứng một người sắp chết bỗng nhiên khỏe lại trong chốc lát.
Đừng vội mừng khi thấy sự kiện dồn dập.
Đơn giản vì đó là thời điểm mà doanh nghiệp muốn "đi cú chót" trước khi tuyên bố đóng cửa. Đã có không ít trường hợp chưa kịp vui mừng với loạt event hấp dẫn thì 1 tuần sau gamer đã ngã ngửa khi thấy thông báo dán chình ình trên website.
Không thấy GM đâu
Đội ngũ GM đối với các NPH không phải là con số vô tận, và họ thường được phân bổ cho từng đầu game với số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào độ hot của sản phẩm đó. Vì thế thường xuyên xảy ra chuyện một nhóm GM bị thuyên chuyển sang dự án giàu tiềm năng hơn, để lại "cái máng lợn" với doanh thu ít ỏi.
Không có GM thì game đứng trên bờ vực thẳm.
Vì thế nếu hiếm khi bắt gặp GM trong game, trên diễn đàn hoặc thấy tình trạng hacker tràn lan không giải quyết, các topic bức xúc bị làm ngơ, thì đó chính là dấu hiệu điển hình cho bạn thấy trò chơi không còn được NPH xem trọng nữa. Và dĩ nhiên nó có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Hiếm thấy giao dịch bán tài khoản
Thông thường người ta vẫn cho rằng một game mà vào khu vực mua bán thấy tràn ngập các topic thanh lý tài khoản nghĩa là tựa game đó sắp "die". Tuy nhiên sự thật không phải như vậy, khi một trò chơi đã mất giá thì giá trị của nhân vật ảo cũng giảm xuống, dân cò mồi hoặc kinh doanh không đoái hoài đến nên sẽ không thấy nhiều vụ giao dịch xuất hiện.
Thị trường chợ đen phản ánh game có ăn khách hay không.
Vì thế, nếu thấy không có ai muốn bán tài khoản thì bạn cũng đừng vội nghĩ rằng họ rất tâm huyết và muốn gắn bó với game tới cùng. Rất có thể lượng người chơi đã giảm xuống trầm trọng rồi đấy.
Mốc "2 năm"
Đa số các bản hợp đồng được ký giữa NPH với đối tác nước ngoài để phát hành game tại Việt Nam đều ký trong vòng 2 năm, vì thế nếu gần tới sinh nhật 2 tuổi mà tình hình trong lẫn ngoài game đều ảm đạm, thì chắc chắn hợp đồng sẽ không được ký tiếp.
"Do đối tác không chịu ký tiếp hợp đồng, chúng tôi đành..."
Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp ngắn hơn, thậm chí chỉ hơn 1 năm đã đóng cửa. Nhưng đó có thể là do đối tác buộc ngừng vận hành, hoặc NPH đã quá mệt mỏi hoặc game không còn chút sức sống nào, lượng người chơi không đủ cho 1 server thì họ cũng sẵn sàng cho ra đi sớm.
Trên đây là những tổng kết phổ biến nhất, còn bạn, bạn còn bí quyết phát hiện nào khác không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
HP "khai tử" TouchPad và điện thoại WebOS 1 năm sau khi mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD, hôm qua, HP chính thức lên tiếnói li từ b với máy tính bả TouchPad và các dòi chạy hệiều hành WebOS. Palm có vẻ như sẽđứ tim" khi nghe thô tin đ tri này. HP kết thúc tham vọ gia nhập vào th trưộể tập truo kinh doanh máy tính...