10 sai lầm mẹ bầu cần tránh khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần tránh những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Tâm lý ăn cho hai người khiến dễ bị tình trạng mẹ thừa cân con thiếu ký
Thật đáng tiếc phải nói với bạn rằng, khi que thử thai báo cho bạn tin vui, điều đó không có nghĩa bạn có thể ăn thoải mái cho thỏa thích. Trên thực tế, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển, bạn chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày trong khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai. Thậm chí, việc cung cấp thêm năng lượng này thật sự cũng không cần thiết cho đến khi bắt đầu 3 tháng giữa của thai kỳ.
Bạn cần biết, tăng cân quá mức có thể dẫn đến các biến chứng như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, vì thế để giữ cho cân nặng trong giới hạn khuyến cáo là điều rất quan trọng. Tốt nhất là bạn hãy hỏi bác sĩ để biết rõ bạn cần tăng bao nhiêu ký khi mang thai là hợp lý nhất.
Bà bầu tăng cân quá mức không tốt
Theo Hiệp hội Thai sản Mỹ, phụ nữ có cân nặng vừa phải cân trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 11-16kg; người bị thiếu cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 12-18kg; phụ nữ thừa cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 7-11kg; người béo phì thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng chỉ nên tăng từ 6-9kg; thai sinh đôi thì nên tăng từ 16-20kg.
Thực hiện chế độ ăn kiêng có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân
Một số phụ nữ lợi dụng cơ hội mang thai để bạo biện cho các hành vi tự nuông chiều mình quá đà, trong khi một số khác lại làm ngược lại và kết quả là tăng không đủ “chỉ tiêu” cân nặng khi mang thai. Bạn đừng quên cơ thể bạn đang nuôi thêm một sinh linh khác, chính vì vậy bạn bắt buộc phải tăng cân! Có thể trước đây bạn chưa từng hài lòng với hình thể của mình, nhưng đây thật sự không phải là lúc để ăn kiêng cho mục đích giảm cân. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ăn uống cân bằng thật tốt giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, tham gia các bài tập thể dục đã được bác sĩ cho phép, và đừng lo về việc giữ “phom” vì bạn sẽ có rất nhiều thời gian để làm điều đó ngay sau khi bé chào đời.
Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ.
Các bữa ăn cách xa nhau
Có thể do vội đi làm vào buổi sáng hoặc cố gắng để hoàn thành công việc đúng hạn, nhiều phụ nữ mang thai đã bỏ bữa sáng hoặc ăn không đúng giờ. Bạn nên ăn 3-5 bữa mỗi ngày và có các bữa nhẹ giàu dinh dưỡng như hoa quả, rau mầm, các sản phẩm trứng và rau sống trong ngày.
Ăn vặt tùy hứng
Video đang HOT
Ăn những món ăn vặt như khoai tây chiên hoặc miếng bánh pizza ở nơi làm việc có thể dẫn đến tăng cân và giữ nước. Hãy ăn vặt một cách khôn ngoan và giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nước hoặc nước chanh. Các bà bầu cũng có thể ăn hoa quả tươi, bắp rang và trứng luộc.
Ăn vặt tùy hứng và ăn linh tinh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi
Thiếu kế hoạch
Nhiều bà bầu hay bị quên những chi tiết quan trọng như thời hạn hoàn thành công việc hoặc các cuộc hẹn với bác sĩ, dùng thuốc. Hệ quả là họ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi vào cuối ngày. Hãy tránh để xảy ra tình trạng này bằng cách ghi lại những việc cần làm và lên kế hoạch thực hiện.
Không bù đủ nước cho cơ thể
Trong thời kì mang thai, việc duy trì lượng nước không thích hợp có thể dẫn tới các biến chứng thai kì. Phụ nữ nên bổ sung thêm 300ml nước /ngày khi đang mang thai và 700ml nước /ngày khi đang cho con bú.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của người mẹ trong ngày hôm sau. Các bà bầu cần ngủ 10-11 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng đảm bảo sự lưu thông máu thích hợp và phòng ngừa sưng phù.
Thiếu hoạt động thể chất
Công việc bận rộn có thể khiến bạn không có thời gian để vận động, nhưng chỉ cần đi bộ xung quanh nơi làm việc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ đông máu, giãn tĩnh mạch và phù chân. Những bài tập đơn giản và yoga cũng rất có lợi.
Nằm quá nhiều cũng không tốt với bà bầu
Uống rượu
Các bà bầu nên nhớ rằng không có giới hạn an toàn của rượu và tốt hơn cả là tránh xa nó trong khi mang thai. Ngay cả khi mẹ chỉ uống lượng rượu nhỏ cũng có thể gây hội chứng rượu bào thai có thể dẫn tới những khuyết tật bẩm sinh và chậm phát triển tâm thần.
Tự ý dùng thuốc
Hãy tránh dùng các loại thuốc cho dù là thảo dược hay các thuốc không kê đơn, đặc biệt trong 3 tuần đầu của thai kỳ. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào vì dùng sai thuốc có thể khiến em bé trong bụng bị gây sứt môi hở hàm ếch, các rối loạn về tim hoặc tổn thương hệ thần kinh.
Theo www.phunutoday.vn
5 món canh ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu giải nhiệt ngày hè, ăn mỗi ngày để con khỏe mạnh thông minh
Thời tiết đang dần chuyển sang oi bức sẽ khiến mẹ bầu càng lúc càng cảm thấy nóng nực và khó chịu hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu trong bụng, các bà bầu nên ăn những đồ mát, có tác dụng giải nhiệt.
Sau đây là những loại thực phẩm dinh dưỡng, giải nhiệt rất tốt mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
1. Canh nấm nấu gừng
Nấu nước xương hầm, sau đó cho nấm kim châm, nấm hương, nấm linh chiđen... hoặc bất cứ loại nấm ngon nào mình thích và vài lát gừng. Món này rất dễ làm mà còn bổ dưỡng, ấm người, đỡ cảm, đỡ ho,...
2. Canh gà hạt sen
Thịt gà là nguồn cung cấp protein dồi dào cho mẹ bầu và thai nhi còn hạt sen là bài thuốc an thai hiệu quả chữa chứng mất ngủ cho bà bầu. Đùi gà đem rửa sạch, có thể cắt miếng hoặc để nguyên cả đùi. Cà rốt, nấm hươngrửa sạch. Cà rốt cắt khoanh còn nấm hương đem ngâm rồi vớt ra, để ráo nước, bổ đôi. Hạt sen sau khi rửa tách làm đôi hoặc để nguyên, nếu để nguyên hạt, mẹ cần lấy tâm sen ra bằng cách cho một que tăm nhỏ đâm từ dưới hạt sen, tâm sen sẽ trồi ra.
- Cho nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi rồi thả đùi gà và cà rốt, nấm hương, hạt sen vào. Nêm ra vị đầy đủ, tiếp tục đun nhỏ lửa tới khi gà chín.
- Múc ra bát, rắc hành ngò lên là đã có một món canh vô cùng bổ dưỡng.
3. Canh thịt bò rau củ
Sắt không chỉ giúp thai nhi phát triển mà còn giúp bà bầu tránh tình trạng chóng mặt, mệt mỏi trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường có hiện tượng thiếu máu. Đó là kết quả của việc chị em thai phụ không được cung cấp đầy đủ chất sắt trong một thời gian dài. Thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt, rụng tóc, đau họng, khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng, đau thắt ngực.
4. Canh ngao nấu dứa
Ít mẹ bầu biết được rằng loài ngao tuy nhỏ bé nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất lớn, trong ngao chứa nhiều protein, lipid, canxi, carbuahydrat, sắt, phospho, vitamin A, B, PP,.. Đối với dứa, nhiều mẹ bầu nghi ngại ăn dứa sẽ khiến tử cung bị co bóp do dứa có chứa chất bromelain. Trên thực tế, chỉ khi mẹ bầuăn tới 7 quả dứa, hàm lượng bromelain mới đủ khả năng gây ảnh hưởng tới mẹ. Chính vì vậy, mẹ hãy yên tâm khi tẩm bổ bằng món canh ngao nấu dứa nhé.
5. Canh riêu cua đồng
Cua đồng là thực phẩm rất giàu canxi giúp khung xương vững chắc, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho bé yêu.
Canh riêu cua đồng đậm đà, thơm ngon chính là lựa chọn lý tưởng trong các món ăn giải mát ngày hè. Cơn thèm bún riêu cua nhưng nếu lo sợ vì không vệ sinh của các món ăn ngoài quán thì tự chế biến và thưởng thức ngay tại nhà cùng gia đình chắc chắn không còn gì tuyệt vời hơn.
Theo www.phunutoday.vn
3 tư thế nằm ngủ mẹ bầu nên tránh để không làm ảnh hưởng đến thai nhi Đa số các mẹ bầu chỉ chăm chú tìm hiểu nên ăn gì, uống gì, kiêng thuốc thế nào trong thai kỳ mà quên bẵng mất rằng tư thế ngủ cũng rất quan trọng, bởi nó có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tư thế ngủ cực kì quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là...