10 phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama hay Chủ tịch Quỹ Tiền tệ thế giới Christine Lagarde là những bóng hồng có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Thủ tướng Đức Angela Merkel – Ảnh: Reuters
1. Angela Merkel
Đắc cử chức thủ tướng từ năm 2005, Angela Merkel (60 tuổi) là thủ tướng có nhiệm kỳ dài nhất tại nước Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Tính đến nay, bà Merkel đã có 8 lần góp mặt trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.
Được gọi với biệt danh “người quyết định”, Thủ tướng Angela Merkel khiến Đức trở thành quốc gia có tiếng nói quan trọng trong cuộc khủng hoảng đồng euro hay gây ảnh hưởng đáng kể lên các quyết sách của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga và tình hình Ukraine trong thời gian gần đây, theo tờ The Guardian.
2. Christine Lagarde
Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde – Ảnh: Reuters
Người phụ nữ đầu tiên ngồi lên chiếc ghế điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức gồm 188 quốc gia thành viên, là bà Christine Lagarde (59 tuổi). Bà được bổ nhiệm chức vụ này vào năm 2011, sau khi từ một luật sư bình thường ở Mỹ trở thành Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Pháp.
Thời gian qua, bà mẹ 2 con này đã liên tục giải quyết nhiều vấn đề khủng hoảng trên thế giới, gần đây nhất là đối phó tình hình ở Ukraine và phê duyệt khoản vay trị giá 17 tỉ USD cho Kiev. Tạp chí Forbes cho hay mùa hè năm 2015, bà Lagarde rất có thể sẽ trở thành một trong những ứng cử viên cho chiếc ghế Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) thay thế cựu Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker.
Bà Melinda Gates cùng chồng, tỷ phú Bill Gates – Ảnh: Reuters
Melinda Gates là mẹ của 3 đứa con và là vợ của người vừa tiếp tục được vinh danh tỉ phú giàu nhất hành tinh lần thứ 16 liên tiếp: nhà sáng lập Microsoft Bill Gates. Ở tuổi 50, bà Gates đang cùng chồng điều hành quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất hành tinh, và hiện tập trung phần lớn sự quan tâm của mình vào vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ ở các nước đang phát triển.
Theo tạp chí Forbes, cách làm từ thiện của bà Gates là nguồn cảm hứng thay đổi cách làm từ thiện của nhiều nhà tài trợ lớn trên thế giới. Bà đứng thứ 3 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2014 do tạp chí này bình chọn.
4. Mary Barra
Video đang HOT
Bà Mary Barra, CEO của tập đoàn General Motors – Ảnh: Reuters
Từ tháng 1.2014, Mary Barra (53 tuổi) trở thành phụ nữ đầu tiên ngồi vào vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn General Motors (GM) – một trong 8 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới kiêm hãng bán lẻ xe hơi chiếm thị phần ưu thế trong thị trường Mỹ. Trong suốt thời gian khó khăn của GM khi phải thu hồi 30 triệu chiếc xe, người phụ nữ ăn chay suốt 34 năm này vẫn tỏ ra điềm đạm và tự tin.
Trên con đường giành lại niềm tin nơi khách hàng, bà Barra tuyên bố sẽ đem đến một hãng General Motors “hoàn toàn mới” với những chiếc xe thông minh mà điển hình sắp tới sẽ là Cadillac 2017 – dòng ô tô có khả năng lái tự động.
5. Michelle Obama
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama – Ảnh: Reuters
Mặc cho nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp kết thúc, Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama (51 tuổi) vẫn không ngừng tạo ra ảnh hưởng lớn trên thế giới. Tạp chí Forbes xếp bà ở vị trí thứ 8 trong danh sách những bóng hồng quyền lực nhất hành tinh trong năm ngoái và cho biết bà đang trở thành một hình mẫu cho nữ giới toàn cầu.
CNN thì cho hay bà Michelle hiện nhận được tỷ lệ ủng hộ 66% – cao hơn nhiều so với tỷ lệ ủng hộ 44% dành cho chồng mình là Tổng thống Barack Obama. Trong năm 2014, bà rất tích cực xuất hiện trong các sự kiện mang tầm quốc tế, điển hình là việc đồng hành cùng ông Obama đến Trung Quốc vào tháng 3.
6. Sheryl Sandberg
Bà Sheryl Sandberg, COO của Facebook – Ảnh: Reuters
Sở hữu tổng tài sản hơn 1 tỉ USD, bà Sheryl Sandberg (45 tuổi) – Giám đốc điều hành mọi hoạt động (COO) của Công ty Dịch vụ trực tuyến Facebook – trở thành biểu tượng cho mọi phụ nữ trong mảng công nghệ nói riêng và trong lĩnh vực kinh doanh nói chung. Bà mẹ có 2 con này từng giữ chức Giám đốc điều hành Google trước khi về cải thiện hiệu suất thu nhập và chiến lược trên thiết bị di động của trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
Ngoài vai trò tại Facebook, bà Sandberg còn nổi tiếng với quyển sách lọt top những tác phẩm bán chạy nhất trong năm 2013: “Tự lực: Phụ nữ, công việc và ý chí lãnh đạo” (Lean In: Women, Work, and the Will to Lead). Gần đây, Sandberg còn tham gia chương trình Giving Pledge – nơi bà sẽ gửi ít nhất nửa số tài sản của mình để làm từ thiện.
7. Marissa Mayer
CEO Yahoo! Marissa Mayer – Ảnh: Reuters
Ở tuổi 39, CEO Yahoo! Marissa Mayer là một trong những phụ nữ trẻ tuổi nhất góp mặt trong top những phụ nữ quyền lực toàn cầu năm 2014 của tạp chí Forbes. Sau 13 năm làm việc cho Google với tư cách là một trong 20 nhân viên đầu tiên gia nhập hãng, bà mẹ một con này đầu quân cho Yahoo! vào năm 2012.
Dù trong thời gian qua, Yahoo chao đảo trong cuộc chiến sinh tồn và vị CEO này cũng bị gán cho danh hiệu “cỗ máy chém của Yahoo!” sau nhiều đợt sa thải nhân viên, nhiều tờ báo cho hay Mayer đã làm khá tốt trong việc cải thiện văn hóa công ty và đãi ngộ nhân tài ở Yahoo!
8. Park Geun-hye
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye – Ảnh: Reuters
Nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye (63 tuổi), giữ vị trí thứ 11 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn dù bà có một năm 2014 không mấy suôn sẻ với nhiều vấn đề trong nước, trong đó có vụ chìm phà Sewol hồi tháng 4.2014.
Chưa từng kết hôn dù tuổi đã ngoài lục tuần, bà Park hiện vẫn được nhìn nhận là một nữ lãnh đạo đanh thép, vững vàng, góp phần đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 trên toàn thế giới.
9. Virginia Rometty
CEO IBM Virginia Rometty – Ảnh: Reuters
Gia nhập công ty ở tuổi 24 với vị trí kỹ sư hệ thống, bà Virginia Rometty sau đó trở CEO nữ đầu tiên trong lịch sử hãng máy tính IBM. Bà góp mặt trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2013 và 2014 của tạp chí Forbes.
Doanh nhân 57 tuổi này trải qua một thời gian khó khăn trong vài năm qua khi hãng IBM có quý thứ 10 liên tiếp chứng kiến doanh thu sụt giảm. Song không đầu hàng trước thử thách này, bà Rometty vừa đưa ra nhiều sáng kiến nhằm tăng lợi nhuận, như hợp tác với hãng Apple hay mở rộng quan hệ với đối tác SAP.
10. Dilma Rousseff
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff – Ảnh: Reuters
Bà Dilma Rousseff (67 tuổi) tái đắc cử Tổng thống Brazil sau cuộc bỏ phiếu hồi háng 10.2014. Dù tỷ lệ ủng hộ của người dân đối với bà đã giảm đi đáng kể sau những tranh cãi về việc Brazil chi tiêu quá tay cho World Cup 2014, nữ tổng thống đầu tiên và đương nhiệm của nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới vẫn là người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn khi xuất hiện ở vị trí thứ 4 trong danh sách phụ nữ quyền lực nhất hành tinh của tạp chí Forbes và Arabian Business.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thế bí" của Tổng thống Ukraine Poroshenko
"Cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình cho người dân khi một phần lãnh thổ (Crimea) bị sáp nhập và các cuộc giao tranh thường xuyên nổ ra trong vài tháng qua; phải nhượng bộ hơn trên bàn đàm phán như là cái giá phải trả để chấm dứt cuộc xung đột - là những thách thức mà Tổng thống Petro Poroshenko, Tổng chỉ huy Các lực lượng vũ trang Ukraine đang phải đối mặt...
...sau các cuộc thảo luận kéo dài của ông với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 5/2 vừa qua tại Kiev.
Thỏa thuận hòa bình mới bao gồm một khu vực phi quân sự rộng lớn cộng với quyền tự trị lớn hơn cho các phần thuộc khu vực miền đông mà lực lượng ly khai đang kiểm soát. Nếu như lực lượng ly khai đồng ý về kế hoạch gần đây nhất này, ông Poroshenko có thể sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn để thuyết phục người dân của mình về sự "tương xứng" của thỏa thuận.
Tổng thống Ukraine Poroshenko phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình mới
"Trên bàn là một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine mà người Đức hy vọng sẽ đạt được. Nhưng không ai biết lực lượng ly khai thực sự sẽ làm gì. Ông Poroshenko đang ở trong tình huống cực kỳ khó khăn. Ông phải cho người dân của mình thấy rằng ông đã giành được một thắng lợi nào đó từ thỏa thuận này và từ tất cả những tháng giao tranh", một nhà ngoại giao châu Âu cho biết.
Thủ tướng Đức Merkel từng thừa nhận công khai rằng ông Poroshenko là vị tổng thống "dễ bị tổn thương" của Ukraine. Tại Hội nghị An ninh Munich 2015, phát biểu với những người tham dự, bà Merkel nói: "Ông Poroshenko đã phải đối mặt với một sự mạo hiểm chính trị lớn trong việc chấp nhận thỏa thuận Minsk (để chấm dứt xung đột) và trong việc chấp nhận vị thế của Donetsk, Luhansk".
Trong suốt 2 ngày cuối tuần (ngày 7-8/2/2015), các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Nga và Ukraine đã có cuộc đàm phán 4 bên về các vấn đề chi tiết của kế hoạch ngừng bắn mới. Bà Merkel hy vọng có được một số câu trả lời chính thức từ phía Tổng thống Nga Putin trước khi bay sang Washington để hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama.
Các điều khoản mới dựa trên thỏa thuận Minsk, một hiệp định ngừng bắn được ký kết tháng 9/2014 giữa các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraine, lực lượng ly khai và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn này đã thường xuyên bị phá vỡ và trong vài tuần trở lại đây, giao tranh có xu hướng lan rộng ra toàn miền đông với thế trận có dấu hiệu nghiêng về phe ly khai. So với thời điểm thỏa thuận Minsk được ký kết cách đây 5 tháng, lực lượng đối lập hiện nay đã kiểm soát thêm vài trăm kilômét vuông, đường giới tuyến cũ đã không còn nguyên trạng. Hơn nữa, OSCE đã không có khả năng giám sát một cách có hệ thống việc rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi những khu vực đặc biệt theo thỏa thuận Minsk.
Thỏa thuận mới cũng có thể bao gồm một vùng đệm rộng lớn hơn, được thiết kế để chia tách hai bên (quân chính phủ và lực lượng ly khai). Các nhà ngoại giao cho rằng một khu vực rộng lớn hơn có thể sẽ giúp các chuyên gia giám sát của OSCE an toàn hơn và nhiều cơ hội hơn trong việc giám sát lệnh ngừng bắn mới. Nhưng một kế hoạch như vậy cũng nghĩa rằng lực lượng ly khai có thể củng cố quyền kiểm soát vùng lãnh thổ mà họ vừa chiếm được trong thời gian gần đây.
Thủ tướng Đức Merkel (trái) kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine và cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền Đông nước này
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 51 mới đây, ông Poroshenko đã bác bỏ bất kỳ một sự nhượng bộ nào về vấn đề lãnh thổ để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Sau đó, khi được hỏi về chi tiết kế hoạch hòa bình mà ông đã thảo luận với Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp, nhà lãnh đạo của Ukraine đã lảng tránh câu hỏi này. Thay vào đó, ông Poroshenko nhắc lại lời kêu gọi viện trợ quân sự và khẳng định ngoại giao phải được hỗ trợ bởi một lực lượng quốc phòng mạnh mẽ. "Nền quốc phòng mạnh mẽ hơn của chúng tôi sẽ giúp cho những tuyên bố ngoại giao thuyết phục hơn", ông Poroshenko phát biểu.
Tại châu Âu, nếu các nước Baltic, Ba Lan cực lực đòi phải giúp Ukraine về quân sự thì ngược lại Pháp và Đức là đại diện của phe từ chối giải pháp cấp vũ khí cho Ukraine với lý do lo ngại chiến tranh toàn diện. Thủ tướng Đức Merkel tiếp tục thể hiện rõ quan điểm kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine và cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền đông Ukirane. Bà Merkel nêu rõ: "Kể cả khi vấp phải nhiều thử thách" song "chúng tôi" vẫn tiếp tục "theo đuổi giải pháp ngoại giao" và rằng "một hành động đơn phương của Mỹ" cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là điều mà "châu Âu mong đợi". Bà tuyên bố nếu "chúng tôi từ bỏ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi không thể duy trì trật tự hòa bình tại châu Âu".
Cuôc khủng hoảng Ukraine từng được ví như một "ván cờ lớn" mang tính chiến lược của Mỹ, EU và Nga. "Ván cờ" này càng kéo dài, thì thiệt hại với Ukraine càng gia tăng. Theo con số thống kê mới nhất, trong chín tháng qua, xung đột tại miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của 5.350 người, trong đó có nhiều dân thường và hơn 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, những chỉ số về kinh tế của đất nước này đang ngày càng bi đát. Hơn một năm bất ổn đã khiến Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ. Nền kinh tế tăng trưởng âm trong khi đồng nội tệ hryvnia đã mất giá tới 30% so với đồng USD. Nguồn dự trữ ngoại tệ của Ukraine cũng đang rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ còn 6,4 tỷ USD.
Theo Công Thuận (tổng hợp)
baotintuc.vn
Lệnh ngừng bắn "về cơ bản" được tuân thủ tại đông Ukraine Lãnh đạo Pháp và Đức nhận định thỏa thuận ngừng bắn tại đông Ukraine về cơ bản được thực thi dù vẫn còn một số va chạm mang tính địa phương. Tổ chức OSCE bổ sung lệnh ngừng bắn được tuân thủ, trừ một số nơi như Debaltseve và Lugansk. Lính Ukraine chơi bóng trên tuyến đường dẫn đến thị trấn Debaltseve. (Ảnh:AFP)...