10 phong cách thiết kế nội thất phổ biến cho từng phòng
Đại dịch khiến các chủ nhà xem lại cách bố trí nội thất cho ngôi nhà. Điều đó khiến những thiết kế dưới đây trở nên ngày càng phổ biến.
Với việc nhiều người ở nhà làm việc hơn do làn sóng Omicron bùng phát, nhiều người đang hướng sự chú ý đến ngôi nhà của họ và lựa chọn nhiều cách thức để cải thiện ngôi nhà.
Các chuyên gia nội thất tại Uswitch đã nhận thấy những kiểu trang trí nội thất phổ biến cho mỗi phòng trong nhà và so sánh 10 phong cách phổ biến nhất bằng cách phân tích hơn 4 triệu ghim trên Pinterest. Ghim được hiểu là các đấu trang mà mọi người sử dụng để lưu nội dung mà họ yêu thích.
Theo đó, phong cách trang trí cho các phòng phổ biến nhất trên Printest là phong cách Vintage (phong cách cổ điển) được tìm thấy ở các nhà bếp, với tổng cộng 391.131 ghim.
Nhà bếp sử dụng phong cách này trông có vẻ lộn xộn bởi những vật dụng trong đó có thể là những món đồ từ thời “ông bà anh”.
Một nhà bếp được thiết kế theo phong cách cổ điển có thể dễ dàng truyền tải cá tính của nhà thiết kế khiến nó trở nên khác biệt. Nhà bếp sử dụng phong cách này trông có vẻ lộn xộn bởi những vật dụng trong đó có thể là những món đồ từ thời “ông bà anh” đến những món đồ lượm lặt từ chợ trời.
Phong cách Vintage cũng là phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất cho khu vực phòng khách, với 259.021 lần ghim. Những chiếc thảm cổ với những chiếc ghế dài quá khổ mang lại cảm giác ấm áp được sử dụng nhiều để trang trí cho phòng khách.
Phong cách cổ điển cũng là phong cách yêu thích nhất trong số các ghim trên Printest.
Video đang HOT
Cổ điển cũng là phong cách yêu thích nhất trong số các ghim trên Printest. Bởi nó không chỉ mang đến cho ngôi nhà nét quyến rũ độc đáo mà còn giữ cho ngôi nhà bóng lộn, hiện đại mà không bao giờ lỗi thời.
Làm việc tại nhà thường xuyên nên cần có một không gian làm việc để truyền cảm hứng và thúc đẩy năng suất hiệu quả làm việc. Với 52.163 ghim, phong cách công nghiệp cũng được người Australia ưa chuộng và sử dụng để thiết kế văn phòng tại gia cho họ.
Phòng tắm hiện đại với bàn trang điểm bằng gỗ, chậu và vòi đều màu đen.
Thiết kế công nghiệp được đặc trưng bởi không gian mở lớn, nhiều họa tiết và tường gạch trần. Mục đích của việc lựa chọn phong cách thiết kế này là khiến nó giống hơn với môi trường công sở. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho văn phòng làm việc tại nhà.
Đối với phòng ngủ thì phong cách trang trí shabby chic, với 119.961 ghim. Đây là kiểu thiết kế nội thất theo phong cách Vintage kiểu Anh với nhiều đồ đạc cũ kỹ, sáng màu và mang hơi hướng hoài cổ. Phong cách này thường sử dụng rất nhiều tranh in hoa và chấm bi, với những chiếc gối xù tạo cảm giác hoài cổ.
Dưới đây là 10 phong cách thiết kế phổ biến cho từng phòng:
Phong cách Vintage (Nhà bếp) – 391.131 ghim
Phong cách Vintage (Phòng khách) – 259.021 ghim
Phong cách Đương đại (Phòng tắm) – 172.146 ghim
Phong cách Shabby chic (Phòng ngủ) – 119.961 ghim
Phong cách Công nghiệp (Văn phòng) – 52.163 ghim
Phong cách mộc mạc (Tầng hầm)- 24.400 ghim
Phong cách Shabby chic (Phòng ăn) – 22.122 ghim
Phong cách mộc mạc (Phòng gia đình) – 11.664 ghim
Phong cách Vintage (Gác xép) – 7.841 ghim
Phong cách mộc mạc (Phòng tiện ích) – 166 ghim
10 thiết kế nội thất chuyển tiếp hàng đầu cho năm 2022
Nội thất chuyển tiếp là sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp giữa hai phong cách thiết kế nội thất này mang lại sự tự do không giới hạn với khả năng kết hợp các mảng trang trí để tạo ra một thiết kế gắn kết.
1. Chọn bộ phối màu trung tính
Màu sắc trong ngôi nhà theo phong cách chuyển tiếp tuân theo màu sắc của phong cách truyền thống: xám, cát và trắng. Màu sắc trung tính làm tăng thêm khía cạnh truyền thống trang nghiêm của nội thất chuyển tiếp. Tuy nhiên, các màu đậm như xanh đậm, xanh tím than và đen đang là xu hướng trong phong cách trang trí chuyển tiếp để tạo nên vẻ sang trọng hơn cho căn phòng.
2. Phụ kiện đầy màu sắc
Đừng bỏ qua những màu trung tính truyền thống bởi vì bạn vẫn có thể kết hợp với những phụ kiện đầy màu sắc. Ví dụ như thêm độ sáng với rèm cửa đầy màu sắc, tấm tán quang và đồ trang trí. Trong một phòng ngủ chuyển tiếp , hãy chọn bộ đồ giường có màu sắc nổi bật. Ngoài ra, nếu ngân sách của bạn cho phép, thì bạn chắc chắn có thể bọc những món đồ nội thất yêu thích của mình với màu sắc tươi sáng.
3. Phong cách tối đa
Một phong cách trang trí chuyển tiếp đáng được chú ý là sử dụng nhiều đệm và gối ném. Theo phong cách tối đa, một phòng khách có thể sử dụng rất nhiều gối ném thay vì chỉ sử dụng một đến hai chiếc theo phong cách thông thường. Ngoài ra, việc tận dụng nhiều loại gối có in hoa văn đương đại có thể làm nổi bật nội thất chuyển tiếp trong căn phòng hoặc ngôi nhà.
4. Nội thất pha trộn
Cũng giống như phong cách trang trí nhà chuyển tiếp, đồ nội thất chuyển tiếp cũng là sự pha trộn của hai phong cách thiết kế khác nhau. Do đó, những món đồ nội thất lớn của thời đại truyền thống được thay đổi để trở nên hợp lý và tinh tế hơn nhằm phù hợp với những xu hướng mới nổi. Sự khác biệt lớn nhất giữa phong cách truyền thống và phong cách chuyển tiếp là thiết kế nội thất chuyển tiếp đề cập đến nội thất mang cả nét đương đại và truyền thống.
5. Chiếu sáng theo phong cách trang trí chuyển tiếp
Một cách thú vị để tiếp cận nhiều căn phòng được pha trộn giữa truyền thống và hiện đại là thông qua hệ thống chiếu sáng. Bởi vì ánh sáng có thể có tác động tuyệt vời đến một căn phòng, đồ đạc cũng trở nên nổi bật hơn khi các nhà thiết kế khéo léo tạo ra những điểm nhấn cho căn phòng. Ngoài ra, bạn có thể thêm một đèn chùm đương đại đầy cảm hứng hoặc ánh sáng phân tử để có một tiêu điểm tuyệt vời cho phòng khách của bạn.
6. Điểm nhấn bằng kim loại
Các yếu tố kim loại được ưa chuộng trong các ngôi nhà ngày nay vì chúng phù hợp với tất cả các phong cách trang trí nhà. Ví dụ, kết hợp vàng, đồng, ánh sáng và các phụ kiện sẽ tạo nên nét đẹp vừa mang tính hiện đại, vừa pha chút cổ điển cho ngôi nhà.
7. Thêm thảm cho kết cấu
Thảm trải sàn là một phần của thiết kế nội thất chuyển tiếp. Chúng cung cấp phần dưới chân sang trọng với những tấm thảm khu vực được tạo ra bằng vải sang trọng. Tuy nhiên, bạn nên chọn những tấm thảm có màu sắc trung tính để tôn lên thiết kế của căn phòng hoặc thêm họa tiết và hoa văn bằng một tấm thảm dệt hoặc thắt nút truyền thống.
8. Tranh nghệ thuật bản nhỏ
Bạn có thể tìm kiếm trên gác mái vì một món đồ nội thất nổi bật hoặc phong cách trang trí thực sự truyền thống có thể là điểm nhấn cho căn phòng chuyển tiếp của bạn. Đồ vật có thể là tủ đựng quần áo, gương, bàn hoặc bất cứ thứ gì có từ thời đại trước. Ngoài ra, việc sử dụng các tranh nghệ thuật bản nhỏ mang hơi hướng hiện đại cũng là một cách tuyệt vời để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn.
9. Tận dụng tường nghệ thuật đương đại
Một ngôi nhà theo phong cách chuyển tiếp rất chú trọng đến điểm nhấn và chính những chi tiết tạo nên sự chuyển dịch nội thất từ truyền thống sang chuyển tiếp hoặc từ đương đại sang chuyển tiếp là yếu tố tạo nên điểm nhấn đó. Chọn tác phẩm nghệ thuật đương đại yêu thích của bạn để tạo sự nổi bật. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn một bức tường nghệ thuật tối giản nhưng vẫn toát lên được vẻ sang trọng và thần bí cho ngôi nhà của bạn.
10. Nội thất chuyển tiếp bằng gỗ
Nội thất gỗ luôn là một đặc điểm quan trọng trong những ngôi nhà truyền thống. Những mảnh gỗ trang trí công phu được nâng niu và sửa đổi thiết kế để phù hợp hơn trong nội thất chuyển tiếp./.
Những ngôi nhà tràn ngập màu sắc đẹp nhất châu Á Nếu yêu thích phong cách thiết kế nổi bật, pha trộn nhiều màu sắc thì những ngôi nhà dưới đây có thể sẽ mang đến niềm cảm hứng cho bạn. Căn hộ lấy cảm hứng từ London ở Hong Kong Trong ngôi nhà rộng 260m2 ở Mid-Levels, Hong Kong, "thiết kế quốc tế vượt thời gian lấy cảm hứng từ London" sang trọng...