10 nhiệm vụ với giáo dục tiểu học năm học 2022 -2023
Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 4088 hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học bằng 5 nhiệm vụ chung, 5 nhiệm vụ cụ thể.
Giáo dục Tiểu học bước vào năm học mới với nhiều nhiệm vụ. Ảnh minh họa
5 nhiệm vụ chung:
Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
Thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32 (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16 (Chương trình GDPT 2006) đối với lớp 4, lớp 5.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình GDPT cấp tiểu học.
Video đang HOT
Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật giáo dục 2009.
Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
5 nhiệm vụ cụ thể:
Thực hiện chương trình GDPT: Theo đó thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục: Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.
Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục thông qua: Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện hiệu quả tổ chức dạy học môn học Tiếng dân tộc thiểu số và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lớp ghép.
Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục bằng củng cố phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục;
Đẩy mạnh công tác truyền thông.
Bộ GD&ĐT yêu cầu trên cơ sở những nội dung hướng dẫn và căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương. Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện.
Trong quá trình triển khai nếu vướng mắc Sở GD&ĐT phản ánh về Bộ GD&ĐT để kịp thời giải quyết.
Hà Nội: Khai giảng trực tiếp, thống nhất trên toàn thành phố từ 7h30 ngày 5/9
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT, các nhà trường về việc tổ chức lễ khai giảng và tổ chức một số hoạt động đầu năm học 2022-2023.
Học sinh lớp 1 tại Hà Nội tựu trường từ ngày 22/8
Để tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới và các hoạt động đầu năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các các cơ sở giáo dục rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
Rà soát cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm khuôn viên cảnh quan môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các nhà trường thông tin rộng rãi đến học sinh và cha, mẹ học sinh về biên chế lớp học, kế hoạch dạy học và các chương trình giáo dục của nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh, cha, mẹ học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với học sinh đầu cấp.
Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố vào sáng thứ hai 5/9/2022. Từ 7h đến 7h30, các trường tập trung học sinh và đón học sinh đầu cấp.
Từ 7h30 đến 8h30: Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca; đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường. Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới, đánh trống khai trường, tổ chức các hoạt động tập thể (văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian...).
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. Sau khai giảng, các trường cần duy trì nền nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng.
Đối với cấp học mầm non, các nhà trường tổ chức khai giảng theo hình thức "Ngày hội đến trường của bé" một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút.
Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học, thời gian từ 8h45 đến 9h30 ngày 5/9/2022. Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng chưa từng có trong lịch sử, lễ khai giảng năm học 2021-2022 chung cho toàn thành phố. Buổi lễ được tổ chức tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm và được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội từ 7h30 đến 8h30 ngày 5/9/2021 để học sinh, giáo viên và phụ huynh cùng theo dõi.
Đổi mới dạy học môn Lịch sử: Bắt đầu từ đâu? Năm học 2022-2023 chỉ còn khoảng thời gian ngắn nữa sẽ bắt đầu. Học sinh, phụ huynh, đội ngũ giáo viên và cả dư luận xã hội đang dành sự quan tâm đặc biệt tới môn Lịch sử cũng như kỳ vọng vào luồng gió mới từ sự đổi mới chương trình. Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết có cuộc trao đổi với...