10 nhà hàng ramen phải thử một lần khi đến Singapore
Ghé thăm Quốc đảo sư tử Singapore, bạn như lạc vào một Nhật Bản thu nhỏ với những nhà hàng ramen trứ danh mang đậm hương vị truyền thống.
Menya Sanji: Mang hương vị đặc trưng của vùng Kagoshima, vùng đất hoa cải dầu miền Nam Nhật Bản, những bát ramen ở Menya Sanji là sự kết hợp hoàn hảo của nước xương hầm trong nhiều giờ với thịt heo muối chasu, nấm đen và trứng luộc. Một bát ramen với những sợi mì dày đều và nước dùng màu cam ngọt thanh sẽ làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào. Ảnh: Misstamchiak.com.
Tampopo: Là một trong những nhà hàng ramen ra đời sớm nhất tại Singapore, Tampopo tự tạo nên những dấu ấn riêng biệt trong lòng thực khách khi sử dụng nước luộc xương heo trong 30 giờ, làm ra những bát nước dùng nồng đậm hương vị Hokkaido. Khi thưởng thức, thực khách ăn kèm với sợi mì nhập khẩu từ Kyushu. Ảnh: Danielfooddiary.com.
Marutama: Đối với những tín đồ của gà, Marutama chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Singapore. Ông Tetsuya Kudo, người sáng lập Marutama đã nghĩ ra món ramen thịt gà, thay cho thịt lợn truyền thống để những người không ăn thịt lợn cũng có thể thưởng thức hương vị ramen truyền thống.Ảnh: Misstamchiak.com.
Nantsuttei: Điểm đặc biệt làm cho ramen ở Nantsuttei trở nên khác biệt so với các nhà hàng khác chính là lớp dầu tỏi đen phủ đầy mặt bát. Tỏi đen được chiên nhỏ lửa trong chảo dầu nóng. Sau 7 lần chiên, dầu tỏi đen với mùi thơm đặc trưng làm dậy lên hương vị của nước dùng thịt heo và thịt chasu. Ảnh: Biteandbytes.com.
Ginza Kamo Soba Kyudaime Keisuke: Ramen ăn cùng thịt vịt, quen mà lạ, lạ mà quen. Ở nhà hàng này, bạn sẽ thưởng thức những miếng thịt vịt ngọt mềm được nấu trong 5 giờ kết hợp với những sợi mì mềm mại và nước dùng từ thịt và xương hầm kỹ. Một bát ramen với hương vị mới lạ nhưng không gây ngán chắc chắn là trải nghiệm khó quên khi bạn ghé thăm Singapore. Ảnh: Small Potatoes Make The Steak Look Bigger.
Konjiki Hototogisu: Khác với nước dùng làm từ xương và thịt lợn hầm ở các nhà hàng khác, nước dùng ramen của Konjiki Hototogisu làm từ thịt lợn và ngao hầm tạo nên hương vị ngọt tự nhiên cho bát mì. Đặc biệt, ramen ăn kèm cùng hai lát thịt chasu, một lát thịt ướp và một lát được nấu bằng kĩ thuật sous-vide (nấu ở nhiệt độ thấp). Ảnh: Thefinder.com.
Video đang HOT
Ramen Keisuke Tori King: Nếu bạn cho rằng người Singapore không thích ăn mì ramen gà, Ramen Keisuke Tori King sẽ chứng minh cho bạn thấy điều bạn nói hoàn toàn không chính xác. Bát ramen gà ướp ăn kèm với sợi mì dai mềm và nước dùng đậm đà sẽ khiến bạn phải hòa vào dòng người đang xếp hàng ngoài cửa để nhanh chóng thưởng thức bát mì trứ danh này. Ảnh: Straitstimes.
Hokkaido Ramen Santouka: Có gì đặc biệt trong bát ramen ở Hokkaido Ramen Santouka khiến thực khách phải nhanh chóng đến xếp hàng thưởng thức? Nước dùng ở đây làm từ xương heo, tảo bẹ, cá khô, rau củ và một số nguyên liệu khác, tất cả được hầm trong vòng 17 giờ để làm ra loại nước dùng đậm đặc, trọn vị và giàu dinh dưỡng. Mỗi ngày nhà hàng chỉ phục vụ 60 bát mì nên bạn hãy sắp xếp thời gian để có thể kịp thời thưởng thức. Ảnh: Aspirantsg.com.
Ramen Bar Suzuki: Đầu bếp ở Ramen Bar Suzuki rất biết cách làm hài lòng những thực khách khó tính nhất khi luôn giữ trọn hương vị truyền thống Nhật Bản trong mỗi bát mì. Sợi mì vàng óng, mềm dai hòa quyện với nước dùng xương heo ngọt đậm, thêm chút cay tê tê đầu lưỡi sẽ khiến bạn phải xuýt xoa mãi. Ảnh: Sethlui.com.
Hakata Ikkousha Ramen: Nước dùng của Hakata Ikkousha Ramen được hầm hoàn toàn từ xương heo với hương vị béo ngậy nguyên bản. Nếu bạn là một tín đồ ăn cay thì bạn có thể thử “God Fire”, ramen thêm nước dùng cay và thịt chasu ngọt mềm. “God Fire” chính là vũ khí bí mật đã làm nên thương hiệu của Hakata Ikkousha Ramen. Ảnh: Primer.com.ph.
Theo Zing
Lâu lâu đổi vị với những món ăn kiểu trộn vừa độc vừa lạ nhưng không kém phần thơm ngon ở Sài Gòn
Không nóng sốt khiến bạn phải xì xụp như kiểu nước, những phiên bản trộn này quyến rũ vị giác thực khách theo một cách rất riêng.
Thông thường ở Sài Gòn, một món ăn sẽ được thưởng thức theo kiểu nước dùng nóng hổi hoặc trộn thấm đều với các loại sốt. Nếu những tô mì, hủ tiếu nước đậm đà dễ ăn thì nhờ sự gia giảm gia vị, kết hợp ăn ý cùng sốt đặc trưng mà các phiên bản khô lại làm thực khách say mê theo cách rất riêng. Lâu lâu thử "đổi gió" với các món ăn kiểu trộn được yêu thích ở Sài Gòn này thử xem nhé.
Bánh canh cua trộn
Thay vì những tô bánh canh cua đậm đà trong nước dùng nóng sốt thì bạn có thể đổi vị bằng kiểu trộn khô mới lạ và độc đáo ở Sài Gòn này. Sợi bánh canh được trụng sơ và trộn thấm đều trong sốt chua ngọt do quán chế biến theo công thức riêng. Ngoài thịt cua thì món ăn còn đầy ắp với chả, xá xíu, tôm... và chốt lại bằng cái giòn thơm của hành phi, ngò, tiêu.
Từng sợi bánh canh có độ dai thơm, đậm đà với đầy đủ vị mặn ngọt, chua cay rất đặc sắc. Chén nước súp ăn kèm được nấu từ gạch cua kèm ốc, huyết... vừa sánh sệt vừa thơm ngọt kích thích. Tuy không đậm đà như bánh canh cua truyền thống nhưng kiểu sáng tạo này sẽ giúp bạn làm có thêm lựa chọn mới mẻ để đổi vị.
Hủ tiếu cua trộn
Hủ tiếu cua trộn ở quán Thanh Xuân (quận 1) cũng là một trong những phiên bản trộn "lẫy lừng" của Sài Gòn bạn nên thử. Điểm nhấn của món ăn này chính là nước sốt chua ngọt được làm từ cà chua, gạch cua và bột năng nên chúng có độ sệt và quánh đặc ăn ý khi đi cùng món.
Sợi hủ tiếu mềm dai, thấm đều trong vị chua ngọt thơm thơm. Ăn kèm với món là thịt càng cua, tôm và thịt băm, gan, tỏi phi... vô cùng phong phú và đậm đà. Mỗi thành phần góp chút béo béo, ngọt tươi, dai thơm hấp dẫn bởi thế mà dù là món khô nhưng bạn vẫn cảm nhận được độ ẩm mịn nơi cổ họng đầy kích thích.
Mì quảng trộn
Một biến tấu độc đáo của món mì Quảng được nhiều bạn trẻ Sài Gòn yêu thích nhất chính là kiểu trộn. Món ăn vẫn giữ nguyên những sợi mì to và dẹt truyền thống nhưng hấp dẫn hơn khi kết hợp với sốt gia vị và nước tương. Ăn kèm với món nào là gà xé, trứng cút, xá xíu, chả sợi... đầy đủ hương vị.
Món này khi ăn chan cùng nước mắm và ngon nhất là vắt thêm vài lát tắc để vị chua chua hòa quyện vào từng sợi mì giúp cân bằng lại vị giác. Sợi mì mềm mịn kết hợp vừa vặn cùng sốt rồi nhấn nhá thêm thịt ngọt ngọt, chả dai dai hay rau giòn tươi, mọi thành phần hòa quyện cùng nhau tạo nên bữa ăn ngon lành.
Mì quảng trộn hiện được bán tại quán ven đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), mỗi phần chỉ có giá 15k nhưng sẽ khiến bạn no nê. Tuy nhiên, quán chỉ bán vào buổi sáng và nằm ở xa trung tâm.
Mì trộn muối ớt
Khác với những tô mì hoành thánh, mì xương đậm đà và nóng sốt, mì trộn muối ớt tuy có thành phần đơn giản nhưng lại có sức quyến rũ vị giác một cách kì lạ. Chỉ là mì gói được trụng chín vừa tới rồi trộn cùng muối ớt, đường, tương ớt... Ấy thế mà cái giòn dai thấm đượm trong vị mặn ngọt cay the đủ đầy đã làm nhiều bạn trẻ say mê.
@themennhat, @miiiphan, @ngoctran07
Vừa hít hà cái cay the nồng nàn xộc thẳng lên mũi vừa lai rai miếng tóp mỡ để cái giòn béo tan chảy nơi đầu lưỡi, chỉ bao nhiêu đấy thôi cũng đủ sung sướng rồi nhỉ? Mì trộn tuy bình dân nhưng lại ăn kèm với nhiều món chất lượng như thịt bò, tôm, chả bò, trứng lòng đào...
Bạn có thể đến khu hẻm Trần Kế Xương (quận Phú Nhuận) để thưởng thức những tô mì trộn chất lượng và bắt vị như quán Huyền, quán bún nước cô Dung, quán Cô Có...
Theo Trí Thức Trẻ
20/10 chưa biết đưa bạn gái đi đâu, ghé ngay những quán này ở Hà Nội Dịp 20/10 này, nếu bạn chưa tìm được chốn hẹn hò lãng mạn cùng bạn gái, đừng bỏ lỡ 6 gợi ý dưới đây. Với phân khúc tầm trung, các quán sau là địa chỉ phù hợp cho giới trẻ. BêTô Bistro - 1B Hai Bà Trưng: Nếu các cặp đôi là tín đồ của ẩm thực châu Âu và muốn hoà mình...