10 năm xây dựng và phát triển Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trải qua chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử chất lượng khu vực phía Bắc.
Khoa Lịch sử được thành lập theo Quyết định số 162/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 25/3/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Khi mới thành lập, Khoa Lịch sử có 11 người, trong đó có: 09 giảng viên và 02 chuyên viên (chỉ có 01 Tiến sĩ). Tiến sĩ Bùi Ngọc Thạch là trưởng khoa đầu tiên, người đã dành nhiều tâm huyết trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên trong những năm đầu thành lập.
Đội ngũ giảng viên của Khoa Lịch sử khi ấy được tuyển lựa từ những sinh viên mới tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc hệ Chất lượng cao của Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội và những sinh viên tốt nghiệp được giữ lại.
Lớp giảng viên đầu tiên này, đến nay đều đã có học vị Tiến sĩ tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo có uy tín trong nước như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và nước ngoài như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức. Họ là những giảng viên đang đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa Lịch sử.
Trong những năm đầu, Khoa lịch sử tuyển sinh ngành đào tạo Cử nhân Lịch sử và Cử nhân Sư phạm Lịch sử với quy mô khoảng 500 sinh viên. Các khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập tuyển dụng và được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, có nhiều sinh viên được tuyển dụng vào các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, bảo tàng, khu di tích lịch sử ở Trung ương và địa phương. Hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng triển khai các đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được đặc biệt ưu tiên trong giai đoạn này nhằm xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Khoa Lịch sử.
Đội ngũ cán bộ Khoa Lịch sử tính đến tháng 3 năm 2021 có 23 người, trong đó có: 02 Phó giáo sư, 12 Tiến sĩ, 08 Thạc sĩ, 01 Cử nhân; có 02 giảng viên hạng I (giảng viên cao cấp), 08 giảng viên hạng II (Giảng viên chính), 07 nghiên cứu sinh (01 nghiên cứu sinh ngành Lịch sử thế giới tại Singapore; 01 nghiên cứu sinh ngành Lí luận và phương pháp dạy học lịch sử tại Cộng hòa Liên bang Đức). Đội ngũ viên chức được biên chê thanh 3 bô môn: Lich sư Viêt Nam, Lich sư thê giơi va Phương phap day hoc Lich sư.
Về hoạt động đào tạo, Khoa Lịch sử đào tạo ngành Cử nhân Sư phạm Lịch sử. Quy mô đào tạo của Khoa Lịch sử hiện nay có tổng số 150 sinh viên hệ chính quy, 150 học viên hệ Vừa làm vừa học. Khoa Lịch sử đang triển khai mở mã ngành đào tạo Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, dự kiến tuyển sinh vào năm 2021. Trong năm học 2021 – 2022, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Sư phạm Lịch sử của Khoa Lịch sử dự kiến là 279 chỉ tiêu, trong đó: 167chỉ tiêu xét kết quả thi THPT, 112 chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác.
Video đang HOT
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Khoa Lịch sử đã triển khai phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra là những năng lực và phẩm chất người học. Chuẩn đầu ra của chương trình bám sát Khung trình độ quốc gia, chuẩn năng lực của giáo viên phổ thông và chương trình môn Lịch sử cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông 2018.
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức đào tạo, Khoa Lịch sử luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua hoạt động của các câu lạc bộ như: CLB Nghiệp vụ sư phạm, CLB Sử học sinh viên. Các chương trình như “Sân chơi sử học”, “Hành trình di sản quê hương”, “Hoạt động trải nghiệm trong học tập lịch sử”, “Tìm kiếm tài năng MC”,… được tổ chức định kỳ, thường xuyên, thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Để phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, Khoa Lịch sử hàng năm đều tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, xuất bản Nội san sinh viên nghiên cứu khoa học (2 số/năm).
Cùng với công tác đào tạo, theo kế hoạch của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Lịch sử đã tích cực tham gia bồi dưỡng giáo viên phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho 7 tỉnh gồm: Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Năng lực của đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng được đánh giá cao.
Trải qua chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, khoa Lịch sử đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của Nhà trường. Chính vì vậy, khoa Lịch sử đã nhiều lần được các cấp khen thưởng. Trong những năm tới, Khoa tiếp tục chú trọng phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và đào tạo; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đào tạo sau đại học; quan tâm mở rộng liên kết với các địa phương, các cơ quan, đơn vị để phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hội thảo "Mô hình trường phổ thông liên cấp trong trường cao đẳng sư phạm"
Hội thảo giúp các trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng có đào tạo giáo viên và có mô hình trường phổ thông thực hành cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Ngày 08 tháng 4 năm 2021 tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Câu lạc bộ các trường Cao đẳng Sư phạm thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo với chủ đề " Mô hình trường Phổ thông liên cấp trong trường Cao đẳng Sư phạm " với mục đích nhằm tạo ra diễn đàn để các trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng có đào tạo giáo viên và có mô hình trường phổ thông thực hành cùng nhau trao đổi, chia sẻ nhận thức, kinh nghiệm về xây dựng, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của trường phổ thông liên cấp trong trường Cao đẳng Sư phạm, công tác tuyển sinh, bồi dưỡng giáo viên và thảo luận một số nội dung quan trọng khác của Câu lạc bộ.
Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tới dự Hội thảo có Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Trưởng ban Thông tin và sinh viên; Thạc sĩ Phạm Ngọc Lan, Trưởng Ban hỗ trợ Câu lạc bộ Khối trường thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Thạc sĩ Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình; đại diện Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình; Lãnh đạo của 22 trường cao đẳng sư phạm, cao đẳng có đào tạo sư phạm trong toàn quốc với trên một trăm đại biểu tham dự.
Tiến sĩ Văn Đình Hưng, Trưởng ban Thông tin và sinh viên, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
Thạc sĩ Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình
Sau lời chào mừng Hội thảo của ThS. Nguyễn Thị Lệ Hường Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình Hội thảo đã được nghe tham luận của Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị và Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn các đại biểu của các trường cao đẳng sư phạm đã chia sẻ những khó khăn, thách thức mà các nhà trường phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề cần phải giải quyết trong từng bước đi sao cho phù hợp với mỗi địa phương, hoàn cảnh trong nước và xu thế hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, các nhà trường chia sẻ thêm về kinh nghiệm xây dựng mô hình trường phổ thông liên cấp trong trường cao đẳng sư phạm; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo.
Một số ý kiến kiến nghị đưa ra tại Hội thảo đã được đại diện của Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục giải đáp và tiếp thu đầy đủ, không khí hội thảo vui vẻ, nội dung thiết thực và bổ ích và các đại biểu đều có chung mong muốn cùng nhau xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế.
Bên lề Hội thảo, các đại biểu đã tham quan mô hình trường phổ thông thực hành tại trường Phổ thông Thực hành Chất lượng cao Nguyễn Tất Thành thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, được tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật cùng giáo viên và học sinh nhà trường.
Trường Phổ thông thực hành Chất lượng cao Nguyễn Tất Thành là một trong những mô hình trường phổ thông tiêu biểu được nhiều trường cao đẳng sư phạm trong toàn quốc tới thăm và học hỏi kinh nghiệm xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh phổ thông.
Hội thảo " Mô hình trường phổ thông liên cấp trong trường cao đẳng sư phạm " đã thành công tốt đẹp, đã chỉ ra một số định hướng cho các cao đẳng sư phạm về con đường, cách thức hiệu quả nhất để giải quyết những khó khăn thách thức trong thời gian tới.
Kết thúc Hội thảo Câu lạc bộ đã tiến hành kiện toàn lại Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ (nhiệm kỳ 2021 -2025) gồm Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Trường Cao đẳng Sư phạm Lâm Đồng, Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, Trường Cao đẳng Sư phạm TW thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục được đảm nhiệm Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Ban tổ chức đã trao hoa đăng cai Hội thảo năm 2022 cho Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
Tuyển sinh đại học, cao đẳng: Nhiều ngành được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên Ngày 7/4, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; và đang lấy ý kiến góp ý. Bộ GD&ĐT quy định chỉ tiêu tuyển sinh được xác định độc lập theo từng trình độ đào...