10 năm nghiên cứu tìm tòi để trở thành ‘bác sĩ trị bệnh cho sách’
Chàng trai Bùi Tiến Phúc ở miền Trung đã dành trọn 10 năm trời tìm tòi, nghiên cứu ở nước ngoài để trở thành ‘bác sĩ giấy’ chuyên trị các loại bệnh cho sách và các tư liệu trên nền giấy xưa…
Bùi Tiến Phúc (31 tuổi) sinh ra lớn lên ở huyện miền núi Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Phúc kể từ nhỏ cũng như bao cậu bé ở vùng quê, chỉ thích ham chơi trèo đèo lội suối chứ không chú ý đến chuyện học hành. Khi Phúc vào học cấp 3, anh gặp được thầy giáo dạy văn truyền cảm hứng. Từ đó, Phúc say mê học văn học và đỗ vào khoa Văn học Ngôn ngữ trường ĐH KHXH&NV TPHCM.
Cậu bé có nước da đen sạm vì nắng ngày nào chân ướt chân ráo xuống TPHCM nhập học vào năm 2008 với hành trang là chiếc ba-lô trên vai. Vào học đại học, anh chuyên tâm tìm hiểu bộ môn Hán Nôm mà ít sinh viên nào lựa chọn theo đuổi. “Một phần do ở quê mình, những con chữ này không còn xa lạ khi chúng xuất hiện ở các đền chùa, khu di tích… nhưng mọi thứ đã bị thời gian huỷ hoại ghê gớm lắm”, Phúc nói.
Hai vợ chồng anh Bùi Tiến Phúc đang ‘trị bệnh’ cho sách. Ảnh Văn Minh
Càng đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu, chàng trai 8X nhận ra những di sản Hán Nôm quý giá ở các thư viện, đình chùa, các khu di tích… đang bị thời gian huỷ hoại. “Mình trăn trở cần làm gì đó để chúng không bị hoen cũ theo thời gian”, Phúc nói.
Tốt nghiệp năm 2012, Phúc dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu Hán Nôm nhưng nhận ra như thế chưa đủ. “Có những văn tự, quyển sách chữ Hán Nôm mà người ta đưa cho mình rất quý giá. Cầm trên tay mình rất trăn trở làm sao để lưu giữ chúng lâu dài. Điều đó càng thôi thúc mình phải tìm cách để không phụ lòng người đã tặng cho”, Phúc cho biết.
Bên trong ‘bệnh viện giấy’ của chàng trai 8X. – Video Văn Minh
Cơ duyên đến với Phúc khi được những giáo viên người Đài Loan sang giảng dạy tại Việt Nam chỉ dẫn. Sau khi nghe Phúc nói nguyện vọng, họ đã hướng dẫn Phúc nên sang Đài Loan nghiên cứu, tìm hiểu về ngành Bảo tồn và Phát huy Di sản Văn hoá. Tìm được hướng đi, Phúc không chần chừ, tìm suất học bổng để đi du học thạc sỹ. Năm 2014, Phúc lên đường du học với quyết tâm tìm cách phục chế, tu bổ sách, văn bản Hán Nôm.
Vợ chồng Phúc và các học trò, cộng sự tại Hán Nôm Đường. Ảnh Văn Minh
Phúc kể khi qua đó học, ngành này họ rất phát triển. Có cả những bệnh viện sách đúng nghĩa. Nơi đây chỉ phục vụ cho việc phục chế, tu bổ sách cổ…không chỉ trong lĩnh vực nhà nước mà tư nhân rất phát triển. Vừa học vừa nghiên cứu, tìm hiểu ở nhiều bệnh viện sách lớn của Đài Loan. Phúc gặp được chị Trần Bội Tuyền vốn là du học sinh từ Mỹ trở về. Hai người lại cùng chung niềm đam mê bảo tồn di sản văn hoá. Vậy là hai người bén duyên. Cuối năm 2019, Phúc về Việt Nam mở “bệnh viện giấy” Hán Nôm Đường cho riêng mình. Đầu năm sau, Phúc kết hôm với Tuyền và đưa vợ sang Việt Nam sinh sống.
“Hán Nôm Đường đã kết nối hai con người mang hai dòng máu nhưng chung một tình yêu tư liệu cổ. Hiện tại hai vợ chồng mình đang nỗ lực phát triển Hán Nôm Đường thành “bệnh viện giấy” có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và truyền nghề cho những người có đam mê với công việc này”, Phúc nói.
Dưới đây là hình ảnh bên trong ‘bệnh viện giấy’ của đôi vợ chồng yêu Hán Nôm:
Bên trong ‘bệnh viện giấy’. Ảnh Văn Minh
Chuẩn bị trị bệnh cho sách.
Đây là công đoạn khó khăn, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Vợ chồng anh Phúc thực hiện để các cộng sự và học trò học hỏi.
Anh Phúc hi vọng trong tương lai ở Việt Nam sẽ có nhiều ‘bệnh viện giấy’ để phục chế, tu bổ sách và các tài liệu xưa cổ quý, có giá trị, nhất là tư liệu Hán Nôm.
Cuối năm 2019, anh Phúc về Việt Nam. Hành trang anh mang theo không chỉ là những kiến thức học được mà cả những đồ nghề, dụng cụ để xây dựng một ‘bệnh viện giấy’ đầu tiên ở Việt Nam.
Những dụng cụ này theo anh, ở Việt Nam có những món có nhưng không đáp ứng được công việc đòi hỏi sự chính xác cao. Toàn bộ dụng cụ, đồ nghề anh phải mua từ nước ngoài.
Kể cả ‘tủ thuốc’ trị bệnh cho sách, cho giấy anh cũng mua từ nước ngoài. Trong ảnh là một văn bản xưa được anh “trị” khỏi bệnh.
Hiện nay hai vợ chồng anh vẫn thuê căn nhà ở Quận 12 (TPHCM) để làm nơi mở ‘bệnh viện giấy’. Nơi đây thu hút rất nhiều sinh viên, bạn trẻ đam mê đến học việc.
Hai vợ chồng trẻ sẵn lòng chỉ dẫn để mong mỏi sau này Việt Nam có nhiều ‘bác sĩ giấy’ hơn, phục vụ nhu cầu lớn về phục chế, tu bổ sách, tài liệu trên giấy.
Hai vợ chồng Phúc đang nỗ lực phát triển Hán Nôm Đường thành “bệnh viện giấy” có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và truyền nghề cho những người có đam mê với công việc này.
Sinh viên có thể lấy bằng đại học sau 3 năm
Năm học 2020 - 2021 là thời điểm có nhiều thay đổi trong chương trình và thời gian đào tạo các trường ĐH, đặc biệt là khối ngành kỹ thuật.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - ẢNH: HÀ ÁNH
Sinh viên (SV) vừa trúng tuyển sẽ có những trải nghiệm về chương trình học, bằng cấp với nhiều điểm khác biệt trước đây.
Chương trình ngắn nhất là 3 năm rưỡi
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM hiện đang có 5 - 6 ngành đào tạo trong thời gian 3 năm rưỡi và các ngành còn lại trong 4 năm. Sự thay đổi theo hướng rút ngắn thời gian học này bắt đầu từ năm 2016 trở lại đây sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo bậc ĐH từ 4 - 6 năm xuống còn 3 - 5 năm.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Trung bình mỗi năm trường có trên dưới chục SV tốt nghiệp sớm trong thời gian chỉ 3 năm. SV tốt nghiệp sớm thường rơi vào nhóm các ngành ngôn ngữ". Theo ông Hạ, dù học 3 năm rưỡi nhưng các ngành này vẫn phải đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM hiện cũng áp dụng thời gian chuẩn 4 năm với 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và ngoại ngữ). Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, SV có thể học vượt để tốt nghiệp sớm trong 3 năm và kéo dài không quá 6 năm. Trung bình mỗi năm có khoảng 2% SV tốt nghiệp trước thời hạn. Đợt tốt nghiệp năm 2020 có 20 SV tốt nghiệp trước so với chuẩn 4 năm. Ông Trọng cho biết đến thời điểm hiện tại, SV tốt nghiệp sớm nhất tại trường là trong thời gian 3 năm.
SV trúng tuyển vào Trường ĐH Nha Trang năm 2020 sẽ tiếp tục học chương trình cử nhân. Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, trường sẽ thiết kế chương trình bổ sung kiến thức để cấp bằng kỹ sư cho những SV có nhu cầu. Nhưng từ năm 2021, các ngành kỹ thuật sẽ có chương trình theo 2 hình thức cử nhân kỹ thuật hoặc kỹ sư. Hai hình thức này có thể triển khai song song để SV đăng ký từ đầu hoặc học chuyển tiếp lấy bằng kỹ sư từ chương trình cử nhân.
"Hiện chương trình đào tạo của trường 4 năm nhưng nhiều SV tốt nghiệp trong khoảng 3 năm rưỡi và sớm nhất là 3 năm. Ở chương trình mới trong năm sau, SV hoàn thành cử nhân dự kiến 140 tín chỉ và học thêm 30 tín chỉ để lấy bằng kỹ sư ", ông Phương thông tin.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hiện cũng áp dụng chương trình đào tạo 4 - 5 năm. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng, cho biết với học chế tín chỉ, SV có thể linh hoạt rút ngắn thời gian học tập. "Thực tế có nhiều SV tốt nghiệp sau 3 - 3 năm rưỡi và thường rơi vào nhóm ngành kinh tế - quản trị, ngoại ngữ và khoa học xã hội", ông Quốc Anh chia sẻ.
Xuất hiện chương trình kỹ sư - thạc sĩ
Năm 2020, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH bắt đầu có hiệu lực. Theo nghị định này, các chương trình đào tạo ĐH khối ngành kỹ thuật chịu sự tác động mạnh mẽ.
Thay vì SV học khối ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư như trước đây, thì nay người học phải hoàn thành chương trình học từ 150 tín chỉ trở lên (với người tốt nghiệp THPT hoặc tương đương) mới được cấp bằng kỹ sư. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo khối ngành này ở nhiều trường ĐH được điều chỉnh rất nhiều so với trước, đáng chú ý là kéo dài thời gian học ĐH.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã trải qua nhiều đợt chỉnh sửa chương trình và thời gian đào tạo trong khoảng 6 năm trở lại đây. Từ năm 2014, các ngành kỹ thuật của trường này đào tạo trong 4 năm rưỡi với 142 tín chỉ. Tới năm 2019, các ngành cấp bằng kỹ sư của trường này tăng lên 163 tín chỉ và đào tạo trong 5 năm.
Trong năm học mới này, trường đang nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo bậc ĐH theo 2 hướng: cử nhân hoặc kỹ sư - thạc sĩ. Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, với chương trình cử nhân, SV sẽ học trong 4 năm với 128 - 132 tín chỉ tùy ngành. Điểm mới là sự xuất hiện của chương trình kỹ sư - thạc sĩ gồm 180 tín chỉ trong thời gian khoảng 5 - 5 năm rưỡi. Chương trình mới này trường vừa xây dựng hoàn tất và chuẩn bị thông qua.
"SV trúng tuyển vào trường sẽ bắt đầu bằng chương trình đào tạo cử nhân. Sau 2 năm, SV sẽ quyết định học tiếp 2 năm để lấy bằng cử nhân hoặc học thêm 3 - 3 năm rưỡi để hoàn thành chương trình kỹ sư - thạc sĩ", ông Thắng chia sẻ.
Cùng đào tạo nhiều ngành cấp bằng kỹ sư, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hiện cũng đã hoàn tất việc xây dựng lại chương trình đào tạo theo quy định mới. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết trường hiện có 27 ngành đào tạo cấp bằng kỹ sư và 16 ngành cấp bằng cử nhân. Trong đó, các ngành cấp bằng kỹ sư chương trình đảm bảo tối thiểu 150 tín chỉ và tăng thời gian đào tạo từ 4 năm lên 4 năm rưỡi. Các ngành cử nhân thời gian đào tạo theo kế hoạch là 4 năm.
Điều gì truyền cảm hứng cho người trẻ chọn ngành báo chí? K Joon Na đến từ Đắk Nông cho biết được truyền cảm hứng để theo đuổi ngành báo chí từ THCS, qua nhiều năm theo dõi và chứng kiến sự phát triển của truyền thông, Na càng chắc chắn hơn về quyết định của mình. Sinh viên tham dự các buổi triển lãm ảnh báo chí để nâng cao kỹ năng và kiến...