10 món ăn sáng quen thuộc nhưng cần phải loại khỏi danh sách nếu muốn sống khỏe
Bữa sáng rất quan trọng với cơ thể bởi đây là thời điểm cơ thể bạn đã cạn kiệt năng lượng sau một đêm ngủ dậy. Có một số món ăn dù hết sức phổ biến nhưng lại không được các bác sĩ khuyên dùng thường xuyên.
Những món ăn không nên ăn vào buổi sáng
1. Các món bánh ngọt
Bánh muffin cà rốt? Có thể từ cà rốt khiến bạn nghĩ đến bữa sáng đầy bổ dưỡng, nhưng một chiếc bánh muffin có cà rốt luôn có độ béo cao và rất giàu calo. Một chiếc bánh muffin cà rốt nhỏ chứa một lượng calo khổng lồ hơn kích cỡ của nó rất nhiều khoảng 680 kilo calo và 40 gr chất béo. Và thực tế gần như tất cả các loại bánh muffin và bánh ngọt nướng nói chung đều có độ béo cao.
2. Ngũ cốc
Loại đồ ăn này chứa rất nhiều đường trong khi chả có mấy chất xơ hay protein nào cả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bữa sáng của bạn chứa nhiều carbohydrates sẽ khiến bạn nhanh đói hơn và ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Những người bị tiểu đường và trẻ em nên tránh xa loại thực phẩm này.
Hãy chọn những loại ngũ cốc ít đường và bổ sung thêm các loại hạt như lạc hay óc chó để cung cấp đủ lượng protein cần thiết.
Bánh mỳ trắng không tốt cho sức khỏe của bạn và còn tệ hơn nếu bạn nướng nó lên. Càng nướng lâu thì hoạt chất gây ung thư càng được sản sinh ra nhiều. Bạn nên thay thế bằng bánh mỳ nguyên cám sẽ tốt hơn và nếu thích ăn nướng, hãy đảm bảo rằng vỏ bánh không bị cháy nhé.
4. Sốt nutella và sốt chocolate
Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ 2 muỗng cà phê sốt nutella thôi đã cung cấp 83% lượng đường cần thiết trong 1 ngày rồi. Định lượng này có thể khiến bạn tràn đầy năng lượng vào buổi sáng nhưng sẽ rất nhanh mất đi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, các loại sốt này có chứa thành phần là dầu cọ, không tốt cho sức khỏe một chút nào.
Video đang HOT
Giải pháp cho bạn là sử dụng bơ lạc thay thế bởi chúng không có đường mà lại vẫn cung cấp đủ protein và các chất béo có lợi.
5. Gạo trắng
Gạo trắng chứa rất nhiều carbohydrates. Thêm vào đó, nó cũng có thể gây ra một vài vấn đề về tiêu hóa bởi chúng chứa rất nhiều tinh bột và không có chất xơ. Thay vào đó hãy ăn gạo nâu vì chúng sẽ tiêu hóa chậm hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn.
Các món ăn chế biến từ gạo nâu sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
6. Sinh tố
Đôi khi chúng ta vô tình cho quá nhiều nguyên liệu vào một cốc sinh tố. Đơn giản là vì rau củ quả khi xay ra khiến bạn khó định lượng được và dẫn đến tình trạng “no bụng đói con mắt”. Khi đó bạn sẽ lại cho thêm một vài loại topping khác như kem tươi chẳng hạn, khiến cốc sinh tố trở nên quá nhiều đường. Hơn nữa, việc ăn cam, xoài hay chuối vào buổi sáng là không được khuyến khích cho lắm.
Hãy sử dụng cốc đong để có thể kiểm soát được định lượng thực phẩm mà bạn cho vào cốc sinh tố của mình nhé.
7. Sữa
Các nhà khoa học khuyên chúng ta không nên uống sữa vào buổi sáng trước bữa ăn bởi sữa sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra axit gây ra tình trạng ợ nóng. Những ai dễ bị nổi mụn thì lại càng phải tránh xa món đồ uống này vào buổi sáng ra nhé.
Bạn hoàn toàn có thể dùng sữa cho bữa sáng, nhưng phải nhớ là sau khi ăn nhé.
8. Sữa chua không đường
Những người đang ăn kiêng thường có xu hướng sử dụng sữa chua không đường. Tuy nhiên, vào buổi sáng, bạn hoàn toàn nên ăn sữa chua có đường thông thường. Nó sẽ tiết ra các enzim tiêu hóa giúp việc trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn, ngăn ngừa stress và khiến tinh thần trở nên phấn chấn hơn.
9. Bánh mỳ kẹp
Có những khi bạn “đối phó” với bữa sáng một cách nhanh chóng bằng món bánh mỳ kẹp. Thế nhưng những loại bánh mỳ kẹp bán ở những cửa hàng ăn nhanh lại chứa một lượng lớn chất béo và cả chất gây ung thư, đồng thời sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hóa hết một lượng calo lớn mà nó cung cấp.
Thay vì mua tại cửa hàng ăn nhanh, hãy dành thời gian tự “thiết kế” cho mình món bánh mỳ kẹp với những nguyên liệu tốt cho sức khỏe.
10. Xúc xích
Xúc xích chứa những chất gây kích thích dạ dày và không tốt cho sức khỏe như chất béo, muối, nguyên liệu phụ gia, chất bảo quản… Dung nạp nhiều những chất này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư. Hãy thử ăn thịt ức gà luộc hoặc nướng thay cho món ăn chẳng mấy hay ho này nhé.
Thực đơn một buổi ăn sáng hoàn hảo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sáng cực kỳ quan trọng vì nó giúp ổn định đường trong máu, chu trình chuyển hóa năng lượng. Đồng thời có thể giúp bạn ăn vặt ít hơn trong thời gian trước bữa trưa. Bạn nên ăn một bữa sáng lớn, với thật nhiều chất dinh dưỡng.
Đừng lo ăn sáng khiến bạn béo phì. Một bữa sáng dinh dưỡng còn có thể giúp bạn giảm cân bởi nó cung cấp nhiều sinh lực và đốt cháy nhiều calo hơn là không ăn sáng.
Nên ăn một bữa sáng “hoàng tử” mới tốt cho cơ thể
Một bữa ăn sáng tiêu chuẩn cũng giống như bữa ăn thường: Tổng hợp đầy đủ nhiều chất xơ, tinh bột, protein, chất béo lành mạnh. Thành phần hoàn hảo của bữa sáng nên như sau:
Tinh bột: Tổng lượng tinh bột nên bằng tổng lượng bữa sáng. Bạn có thể chọn: 2 lát bánh mì từ bột nguyên hạt hoặc 1 quả cam, hay nửa bát yến mạch, hay 1 quả chuối, hoặc nửa củ khoai lang hoặc 1 cốc nước ép hoa quả.
Protein: Nên chiếm khẩu phần bữa sáng tính bằng: 1 cốc sữa chua không đường hoặc 90gr cá hồi hay 1 chén đậu phụ hoặc 4 lát thịt xông khói hoặc 1 thìa bột protein trong nước hoa quả.
Chất béo: Nên chiếm 20-25% tổng bữa sáng. Bạn có thể chọn 2 thìa cà phê dầu oliu/dầu hạnh nhân hoặc quả bơ.
Bạn cũng không cần phải loại bỏ hoàn toàn đồ ngọt, chỉ cần dùng ít hơn khoảng 5g, như 1 thìa cà phê mật ong hoặc si rô cây phong.
Theo www.phunutoday.vn
Những món ăn ngon nhưng bạn chớ dại mà đụng đũa trong mùa hè
Trong mùa hè oi bức này, dù những món ăn này có hấp dẫn đến đâu bạn cũng nên tránh, chớ dại mà động vào.
Những món ăn nên tránh trong mùa hè
Nắng nóng nhiều người ngại ăn, hoặc ăn uống không khoa học và càng nhịn ăn cơ thể càng mệt mỏi do thiếu năng lượng. Mùa hè dễ hao tổn khí, nếu không kịp thời bù đắp sẽ làm tổn thương nguyên khí, gây mệt mỏi, khó thở, ngại nói, say nắng...
Nguyên tắc ăn uống theo Đông y là thanh đạm, bình bổ, ưu tiên thực phẩm có tính mát, vị đắng chua, mát bổ, dễ tiêu và đủ 4 nhóm chất: Đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm giải nhiệt phổ biến là rau xanh, hoa quả bổ sung vitamin, tính mát, nhiều chất xơ, giải nhiệt tốt, giảm mụn nhọt, táo bón, tăng cường sức khỏe, dễ chế biến như rau mồng tơitím, rau ngót, rau muống, rau dền, mướp đắng...
Rau củ quả giải nhiệt ưu tiên các loại quả xanh, bầu bí, dưa chuột... tươi sạch, chế biến ăn, hoặc ép lấy nước uống đều tốt. Món dưa gang ăn tươi khi chín, hay quả xanh nấu canh tôm/tép rất mát (nhưng không ăn nhiều dưa gang sống vì dễ bị đau bụng, người mới ốm dậy cũng không nên ăn).
Đáng chú ý là các canh chua bổ dưỡng dễ làm, dễ ăn, mát bổ, ngon miệng như canh chua hải sản, canh hà, trai, hến, trùng trục, canh thịt nạc nấu chua, nấm nấu chua, đậu phụ nấu thịt nạc - tôm khô xay nhuyễn... giải nhiệt rất tốt, ngon mát bổ, vị hơi chát, mằn mặn, kết hợp với vị chua của me và cà chua, dấm bỗng rau sống rất ngon miệng.
Quả mận : Mận là loại trái cây được nhiều người ưa thích vào mùa hè. Không chỉ hấp dẫn vị giác, mận còn chứa nhiều carotene, chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.
Quả mít : Giống như mận, quả mít là món ăn vặt được yêu thích trong mùa hè vì hương thơm và vị ngon ngọt của nó. Nhưng nếu ăn quá nhiều mít cũng có thể khiến cơ thể bạn, đặc biệt là trẻ em nổi rôm, sảy, nhiệt miệng.
Đặc biệt là với người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa mít và các loại quả tính nóng khác vì chúng vừa chứa nhiều đường vừa có tính nóng nên không tốt cho gan.
Theo www.phunutoday.vn
Món ăn trị ho khan, ho có đờm cho bé dễ làm nhất Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ có thể nấu những món ăn nhằm giúp con hết ho khan, ho đờm. Dưới đây là một số món ăn mà mẹ nên áp dụng. Khi trẻ bị ho, ngoài việc tuân thủ lời khuyên và đơn thuốc của bác sĩ, các mẹ cũng nên cho trẻ ăn một số món ăn trị ho...