10 mỏm đá ‘chỉ nhìn cũng tim đập chân run’ ở Việt Nam
Để có bức ảnh “ sống ảo” trên mỏm đá ở Phú Quý, núi Bà Đen hay Pha Luông, phượt thủ cần không chỉ dũng cảm mà cả sự cẩn trọng.
Bức ảnh được Phạm Lương, phượt thủ đến từ TP HCM, chụp tại vách đá ở đảo Phú Quý, Bình Thuận. Đây là nơi được nhiều du khách lựa chọn chinh phục để ngắm toàn cảnh Cù lao Thu. Bạn di chuyển đến chân núi Cao Cát sau đó đi bộ theo các bậc thang bằng đá để lên chùa Linh Sơn và đỉnh núi. Ảnh: Phạm Lương.
Ngay gần đó là một khối đá nổi tiếng không kém với các vân đá xếp tầng vươn ra khỏi núi. Nhờ tầm nhìn đẹp cùng bối cảnh hùng vĩ, nơi này được nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh check-in, thậm chí ghi hình cưới. Vách đá nằm trên đỉnh Cao Cát, cách mực nước biển hơn 100 m. Ảnh: Trần Đình Chính.
Tại nóc nhà Đông Nam Bộ, núi Bà Đen, ở Tây Ninh, blogger du lịch Lê Xuân Cường (Cường Lỳ) cũng tiết lộ một điểm chụp hình mạo hiểm khác. Anh cho biết mỏm đá này còn được gọi là mỏm đầu rùa ở núi Bà Đen. Mỏm đá nằm trên đường từ chùa Bà lên đỉnh núi. Bạn có thể đến bằng cách đi từ đường Chùa lên khoảng một tiếng. Cường cũng lưu ý mỏm đá này khá nguy hiểm nên bạn phải hết sức cẩn thận khi chụp ảnh. Ảnh: Cường Lỳ.
Mỏm đá chênh vênh mới được Facebooker Bố Hĩm chia sẻ nằm trên đường lên đỉnh Lao Thẩn, nóc nhà Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Đây được người dân địa phương gọi là “sóng đá” nhìn về phía thung lũng Dền Sáng và núi Nhìu Cồ San.
Theo tác giả ảnh, “sóng đá” nằm gần điểm hạ trại đầu tiên khi trek đỉnh Lảo Thẩn, ở độ cao khoảng 2.400 m. Từ đây lên đỉnh trung bình khoảng một tiếng. Ảnh: Bố Hĩm.
Video đang HOT
Cũng tại Y Tý, đường lên Ngải Thầu Thượng, Mạnh Phí bắt gặp một mỏm đá “sống ảo” khác. Xã Ngải Thầu cũng là điểm săn mây nổi tiếng với các phượt thủ. Từ Ngải Thầu, du khách có thể nhìn xuống bên dưới là thung lũng Thiên Sinh. Ảnh: Mạnh Phí.
Mỏm đá ở Pha Luông, Sơn La là nổi tiếng nhất và được biết đến từ lâu. Đỉnh Pha Luông cách Mộc Châu 70 km, nằm ở độ cao gần 2.000 m. Từ đỉnh Pha Luông, du khách có thể nhìn thấy ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào. Ảnh: Mèo Già.
Mỏm đầu rùa ở Tà Xùa, Yên Bái cũng là địa điểm thách thức với dân phượt. Đường lên đỉnh Tà Xùa có nhiều đoạn khó đi, thời gian chinh phục có khi lên đến 4 tiếng. Mỏm đá nằm ở độ cao hơn 2.000 m. Ảnh: Hải Đăng.
Mỏm đá ở Mã Pì Lèng, Hà Giang từng là điểm check-in không thể bỏ qua khi đến cao nguyên đá. Từ đây du khách có góc nhìn ngoạn mục xuống dòng sông Nho Quế. Hiện khu vực này đã được xây đài quan sát, hạn chế khách ra mỏm đá và có chỗ ngắm an toàn hơn. Tuy nhiên, với không ít người, cảm giác thử lòng can đảm khi chụp hình ở mỏm đá vẫn là khoảnh khắc không thể nào quên. Ảnh: Nguyễn Chí Nam.
Ngay gần Hà Nội, mỏm đá ở Thạch Thất cũng từng khiến cộng đồng phượt thủ xôn xao. Tuy nhiên thực tế, mỏm đá này không thật sự đáng sợ do chỉ cách mặt đất khoảng 5 m. Do góc chụp, bức ảnh có thể đánh lừa người xem với cảm giác chênh vênh, mạo hiểm. Ảnh: Phú Nguyễn
Những tảng đá chồng lên nhau như chỉ cần chạm nhẹ là đổ này được gọi là mỏm lúc lắc, nằm ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Trên thực tế, nhiều nhóm bạn trẻ đã leo được lên đây. Tuy nhiên, đường lên mỏm đá khó tìm, phải đi qua rừng và băng qua hai quả đồi. Dù chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra nhưng lời khuyên cho các bạn trẻ là không nên mạo hiểm chỉ để có một bức hình “sống ảo”. Ảnh: Đỗ Minh Đức.
Chàng trai mê chụp ảnh săn tìm ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam
Phạm Quang Tuyên - nhiếp ảnh gia tự do đã đặt chân đến gần 20 địa điểm có ruộng bậc thang đẹp nhất nhì vùng núi Bắc bộ.
Là nhiếp ảnh gia tự do, ưa trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới, Phạm Quang Tuyên, hiện sinh sống tại Hà Nội, tự nhận mình có niềm yêu thích đặc biệt với những ruộng bậc thang tại Việt Nam. Với chiếc máy ảnh trên tay, chàng trai người Gia Lai đã đi gần hết những ruộng bậc thang đẹp nhất vùng núi Bắc bộ.
Hình ảnh ruộng bậc thang được anh Tuyên chụp tại bản Dế Xu Phình (Yên Bái). Ảnh: NVCC
Quang Tuyên chia sẻ: "Mình có thể ngồi cả ngày ở một mỏm đá, một căn chòi nào đó để ngắm những mảng xanh, thảm vàng trải dài đan xen dưới những chân núi hùng vĩ. Được hít tràn lồng ngực mùi hương lúa thơm dịu nhẹ, với mình đó là mùi hương "gây nghiện" nhất trên đời".
Anh Tuyên cho biết mình đã nhìn ngắm ruộng bậc thang ở hầu hết các địa điểm vùng Đông, Tây bắc bộ như bản Dế Xu Phình (Yên Bái), Tam Cốc (Ninh Bình), bản Nậm Khoà (Hà Giang), bản Tả Van (Sa Pa)... và ghé thăm Tây Nguyên để chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở làng Con Vơng Kia (Kon Tum). Điểm chung của những nơi này là đều giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ, đời sống người dân bình dị.
Nhiếp ảnh gia trẻ cho biết mình đã đi hầu hết những ruộng bậc thang tại vùng Đông và Tây bắc bộ. Ảnh: NVCC
Quang Tuyên cho rằng những thửa ruộng mang tính biểu tượng của du lịch Việt Nam là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của tạo hoá và sự khéo léo, cần mẫn của biết bao thế hệ người dân địa phương.
"Đi chiếc xe số cà tàng, len lỏi vào những bản làng nhỏ, mình cảm nhận được hương lúa chín. Được ngắm nhìn nhịp sống nhẹ nhàng của người dân địa phương, mình thấy sự bon chen chẳng thể hiện diện ở những nơi này" - anh cho biết.
Hình ảnh đồng lúa chín là biểu tượng của thiên nhiên yên bình và sự khéo léo, chăm chỉ của con người Việt Nam. Ảnh: NVCC
Để thỏa mãn đam mê ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vùng núi cao, chàng trai này phải trải qua không ít những khó khăn trên đường đi.
"Đa phần đường đến những điểm này đều sẽ có đối chút khó khăn, hoặc là đường xấu, hoặc là đường rất cao và dốc nên phải thực sự chắc tay lái", anh nói.
Sự cố hay gặp nhất là lạc đường vì đi tự túc bằng xe máy và chỉ biết đi theo ứng dụng chỉ đường trên điện thoại. Thêm nữa, thời tiết vùng núi cao vào mùa lúa chín thường có mưa, đường sình lầy gây khó khăn trong việc di chuyển.
Mùa lúa chín tháng 7 ở thung lũng Bắc Sơn nhìn từ đỉnh Nà Lay, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn. Ảnh: NVCC
"Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và bản Phùng (Hà Giang) là nơi mình gặp nhiều khó khăn nhất khi di chuyển. Nhưng mình cũng cố gắng tận hưởng cả quá trình đến đó" - anh cho biết.
Trong chuyến đi đến Lạng Sơn, anh không may gặp tai nạn giao thông và bị trầy xước ở chân. Tuy vết thương không quá nặng, đó lại là vô cùng đáng nhớ vì lần đầu tiên anh gặp va chạm trong hành trình du lịch suốt nhiều năm.
Dù chân bị đau, nam du khách vẫn cố leo hơn 1.000 bậc đá cao dốc đứng để lên tới đỉnh Nà Lay, Bắc Sơn với mong muốn ngắm toàn cảnh đồng lúa chín vàng từ trên cao.
"Với một người không thích thể dục thể thao như mình thì rất rất mệt, nhưng đáng", anh nói.
Dù gặp sự cố ngoài ý muốn và khá đau chân, anh vẫn quyết leo hết 1.000 bậc đá cao để ngắm đồng lúa chín tại Nà Lay. Ảnh: NVCC
Quang Tuyên khẳng định chính những khó khăn trên đường đi sẽ để lại cho bản thân nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Những ruộng lúa đẹp ngút ngàn cũng chính là phần thưởng xứng đáng cho người dám vượt qua những cung đường khó khăn.
Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người. Hành trình 99 ngày xuyên Việt của nhà báo, đạo diễn Bông Mai bắt đầu từ 2.2.2022 và kết thúc vào ngày 6.6.2022. Bông Mai đi hơn 10.000 km, check-in bốn điểm cực...