Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam
Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người.
Hành trình 99 ngày xuyên Việt của nhà báo, đạo diễn Bông Mai bắt đầu từ 2.2.2022 và kết thúc vào ngày 6.6.2022. Bông Mai đi hơn 10.000 km, check-in bốn điểm cực của Tổ quốc cùng ngã ba Đông Dương. Một mình cầm lái, chị chinh phục tất cả các cung đường, kể cả những cung đường đèo được cho là thử thách đối với các phượt thủ.
Hành trình đi qua Tây Bắc, chị gặp những người phụ nữ dân tộc Bố Y, Dao, La Hủ, Si La, Thu Lao, Pa Dí… Vòng sang Đông Bắc, chị có những câu chuyện đầy cảm hứng với những người dân tộc Cơ Lao, La Chí, Sán Chỉ, Tày, Mông… Đặt chân tới Tây Nguyên, chị đến với nét đẹp của người Ê Đê, HRê, Cơ Ho, Gia Rai… và đồng bào Chăm ở Nam Trung Bộ hay người Thổ ở Bắc Trung Bộ. Với bất cứ dân tộc nào, Bông Mai cũng đều trò chuyện và ghi lại tỉ mỉ bằng nhật ký hoặc bằng những thước phim, bức ảnh chân thực, lột tả sâu sắc nét đặc trưng vùng miền.
Lao Động trò chuyện với Bông Mai vào 1.3 – ngày triển lãm “Dám sống một cuộc đời rực rỡ” của chị tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) khép lại sau 12 ngày, đón 5.500 vị khách.
Đề bài chị đặt cho mình trong chuyến đi này là thu thập trang phục phụ nữ 54 dân tộc Việt Nam, vậy với những dân tộc chị không thể tiếp cận, hoặc không thể khai thác câu chuyện như mong muốn, chị sẽ làm gì để hoàn thiện hơn?
Mình chưa tìm hiểu hết, nếu có điều kiện và thời gian mình sẽ đi. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mình nghĩ mình sẽ chọn phương án làm thật tốt những dữ liệu mình đã mang về, tức là 55 bộ trang phục của 35 dân tộc, ưu tiên việc đó trước. Sau đó, nếu thực sự hết các dữ liệu, mình mới bước sang một hành trình khác để tìm tiếp.
Chân dung những phụ nữ mặc trang phục dân tộc phần lớn là người lớn t.uổi. Vậy những người trẻ t.uổi của 35 dân tộc ấy thì sao?
Mình muốn tiếp cận với những người bà lớn t.uổi, vì họ mới là những người nắm sợi dây kết nối từ thế hệ trước đến thế hệ này. Họ hiểu những chi tiết trên trang phục của mình cũng như hiểu đời sống, tinh thần của bộ trang phục ấy là gì.
Còn người trẻ giờ có quá nhiều vấn đề để quan tâm. Do nhu cầu hiện tại, không nhiều thanh niên muốn tìm hiểu văn hóa của Việt Nam. Điều đó dẫn đến việc mình hạn chế gặp gỡ các bạn trẻ vì muốn tìm hiểu câu chuyện một cách sâu hơn, kỹ lưỡng hơn. Còn các bạn trẻ sẽ tiếp bước hành trình này. Làm việc với rất nhiều bạn trẻ trong dự án chính là cách để mình xem các bạn tiếp thu văn hóa dân tộc như nào, đi sâu vào những chất liệu ra sao.
Tin nhắn của nghệ nhân Lò Thị Pháu gửi Bông Mai vào ngày thứ 27 hành trình xuyên Việt. Ảnh: Huyền Phạm
Vậy hành trình có mở ra bài toán, đề bài nào khác cho chị hay không?
Nếu nói Mai đi với tư cách người làm văn hóa thì không phải, thực ra Mai đang đi với tư cách người tìm hiểu văn hóa. Vì đầu tiên với trách nhiệm, nghĩa vụ mình là người Việt Nam nên phải hiểu văn hóa Việt Nam đã. Thế nhưng càng đi Mai mới càng thấy là trời ơi Việt Nam mình quá đẹp, có quá nhiều chất liệu, tại sao mình lại bỏ quên tất cả những thứ này.
Về câu chuyện văn hóa, Mai cảm thấy khá tiếc bởi vì không có nhiều hoạt động mang tính thực tiễn hơn – tức là giúp bà con về mặt bảo tồn. Ở nhiều nơi mà Mai gặp và chứng kiến, đó là câu chuyện thực tế. Mai không nói tất cả, nhưng ở nhiều nơi Mai đến, chuyện bảo tồn những giá trị văn hóa thực sự chưa có ý nghĩa sâu sắc. Mọi việc đang dừng ở việc duy trì chứ không phải bảo tồn văn hóa. Mai rất mong qua triển lãm lần này, mọi người có thể thấy văn hóa Việt Nam đẹp đến thế nào. Vậy tại sao chúng ta không tiếp tục, không làm tốt hơn câu chuyện về bảo tồn văn hóa?
Mong muốn của mình là có nhiều người hơn nữa chung tay vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Để biến thành hành động, Mai đã làm các dự án liên quan đến văn hóa, trong đó có dự án Vạn Hoa. Dự án này giúp các bạn trẻ tiếp cận văn hóa một cách dễ dàng, chia sẻ dữ liệu văn hóa theo góc nhìn riêng. Đó là bước đầu Mai đang làm.
Bông Mai trong hành trình ghi lại câu chuyện văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dù không làm công việc của một nhà văn hóa, chị có nghĩ mình đang thực hiện công việc của một đại sứ văn hóa không?
Mình nghĩ chữ “đại sứ văn hóa” rất to với mình. Thực ra mình đang làm với tư cách một người yêu văn hóa Việt Nam, tự hào về văn hóa Việt Nam và sẵn sàng chia sẻ những gì mình đã tìm hiểu được theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với xu thế, theo cách mọi người có thiện cảm.
Video đang HOT
Ví dụ, những bạn trẻ nói với mình rằng xem triển lãm dễ hiểu quá. Mọi người nhìn và thấy bản thân có điều kiện để tìm hiểu thêm. Những kiến thức về văn hóa không quá học thuật. Mình nghĩ đấy là điều mình mong muốn và mình đang làm được điều đó. Câu chuyện về văn hóa là một hành trình rất dài. Nếu chúng ta có những danh xưng nghe rất to mà lại làm không tốt thì Mai nghĩ chúng ta rất có lỗi với văn hóa Việt Nam.
Trang phục truyền thống của đồng bào Kháng do nghệ nhân Lò Thị Pháu tặng triển lãm. Ảnh: Huyền Phạm
Trang phục truyền thống của 35 dân tộc được giới thiệu tại triển lãm “Dám sống một cuộc đời rực rỡ”. Ảnh: Huyền Phạm
Hiện rất nhiều người trẻ xuyên Việt, họ đi với sức trẻ, với khao khát khám phá đất nước. Là một trong những người đi xuyên Việt với một mục tiêu rất khác, chị hy vọng truyền cảm hứng thế nào cho những hành trình xuyên Việt của người trẻ?
Điều đầu tiên mình muốn nói với các bạn trẻ khi đến với hành trình này là: Đừng bao giờ chờ đợi đến khi có nhiều t.iền hay thời gian mới đi đâu đó. Bởi cái việc đi đâu đó chỉ xuất phát điểm khi bạn mong muốn.
Thứ hai, một vùng đất chỉ trở thành ký ức khi bạn có ký ức với con người ở đó. Đối với mình, khi đến với mỗi vùng đất, con người mới là lý do duy nhất khiến cho bạn có ký ức. Còn cảnh đẹp có thể thay đổi, bạn có thể tìm thấy nhiều nơi đẹp hơn và chúng ta sẽ bị so sánh cái nào đẹp hơn. Chính vì vậy trong hành trình này, không có nơi nào mình thích nhất, vì vùng đất nào mình cũng thích, nơi nào cũng có dấu ấn về những con người mình đã gặp.
Thứ ba, trước khi đi phải biết mình muốn gì đã. Có thể ban đầu mục đích chỉ là đi chơi, khám phá chỗ này chỗ kia cho biết, nhưng bạn hãy tìm một lý do gì đó để hành trình trở thành chuyến đi có ý nghĩa
Cuối cùng, từ hành trình của bản thân, mình rút ra một điều là t.iền không phải yếu tố quyết định chuyến đi. Tính kỷ luật và sự quyết tâm sẽ đưa đi đến cùng. Bạn sẽ không được phép bỏ dở những điều mình đang làm.
Chiêm nghiệm này không riêng về hành trình 99 ngày xuyên Việt mà còn đúng với những mong muốn trong cuộc sống của mình. Không bao giờ từ bỏ đam mê, mong muốn hay ước mơ của mình mà phải đi đến cùng.
Chữ “dám sống” trong tên triển lãm của Mai có nghĩa là như thế. Dám sống ở đây không phải là ích kỷ, một sự thách thức mà là dám đối diện với rất nhiều điều trong cuộc sống. Bạn dám tin người khác, bạn dám đi tới cùng với điều mình mong muốn!
Chiếc xe đồng hành cùng Bông Mai trong suốt hành trình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Top những cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam
Nếu khám phá những cung đèo hiểm trở ở Việt Nam thì nên chọn những đèo nào?
Sau đây top những cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam, mà bạn nên đi thử một lần:
Đèo Ô Quy Hồ
Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 50km ở trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là một cung đường đèo đáng trải nghiệm cho các phượt thủ.
Đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam.
Khi vượt đèo Ô Quy Hồ, bạn sẽ được trải nghiệm những ngày nắng đẹp trời không khí trong lành, đứng trên đỉnh đèo sẽ nhìn ngắm được bao quát cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng. Như thế vẫn chưa hết, cảnh sắc trên đèo thì phía Lào Cai sương mù giăng lối, còn bên Lai Châu thì nắng ấm chan hòa.
Đèo Mã Pì Lèng
Đèo Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong những cung đường nguy hiểm bậc nhất của các tỉnh phía Bắc. Con đường này dài 20km và nằm trong cung đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Đèo Mã Pì Lèng nổi tiếng với nhiều con đường quanh co nguy hiểm.
Khi khám phá con đường này, du khách sẽ được ngắm khung cảnh đồi núi heo hút, hoang sơ nhưng rất hùng vĩ. Không khí nơi đây rất trong lành và mát mẻ dễ chịu. Đường đèo thì uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế xẻ một bên là đỉnh Mã Pì Lèng, một bên khác là đường đi Săm Pun.
Đèo Bắc Sum
Đèo Bắc Sum cũng là một khung cảnh hùng vĩ với những con đường ngoằn ngoèo như muốn thách thức những phượt thủ đến nơi đây. Đèo từ xã Minh Tân, Vị Xuyên lên đến xã Quyết Tiến, Quản Bạ.
Đèo Bắc Sum với những con đường ngoằn ngoèo quanh co.
Khi lên trên con đèo này bạn sẽ được tận hưởng không khí se lạnh hơn, ngắm nhìn thiên nhiên của thung lũng Tam Sơn tuyệt diệu cùng màu sắc xanh như những cánh đồng mạ non.
Nếu đi vào mùa đông thì bạn lại cảm nhận được những làn mây với làn khói trắng quấn quanh chân núi bồng bềnh đến tuyệt đỉnh khiến ai cũng phải ngất ngây và trầm trồ với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đèo Khau Phạ
Đèo Khau Phạ là một con đèo ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Nếu bạn vượt con đèo Khau Phạ thì sẽ đến được ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải.
Đèo Khau Phạ với độ cao từ 1.200m đến 1.500m.
Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo có độ dốc cao nhất Việt Nam, khi đi khám phá ở nơi đây thì đẹp nhất sẽ là tháng 9 hoặc tháng 10. Bởi lẽ không khí lúc này sẽ tuyệt diệu nhất, ngắm những đồng lúa chín vàng bên những thửa ruộng bậc thang khiến cho du khách mê mệt.
Đèo Mã Phục
Đèo Mã Phục được gọi tên như thế bởi vì hai bên đường quốc lộ có khối đá vôi lớn dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây chính là con đèo đẹp nhất trong các con đèo ở vùng núi phía Bắc.
Đèo Mã Phục với những khối núi đá vôi lớn.
Khi chinh phục ngọn đèo này bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh hai bên đèo rất đẹp, không khí trong lành không quá khắc nghiệt. Không những thế bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô khi mùa hè tới.
Đèo Sa Mù
Đèo Sa Mù là một ngọn đèo nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nó nối liền hai xã chính là Hướng Phùng và Hướng Việt của tỉnh Quảng Trị. Cung đèo này có độ cao khoảng 1400m. Nơi đây được mây phủ trắng xóa có độ dài khoảng 20km đường đi.
Đèo Sa Mù được phủ bởi mây phủ trắng xóa.
Khi chinh phục đèo Sa Mù, du khách sẽ được tận hưởng giao điểm của đất và trời bởi lẽ dù đi vào thời điểm nào trong năm đi nữa cũng tận hưởng được sương mù phủ hoàn toàn khung cảnh xung quanh.
Điều đặc biệt nhất ở nơi đây chính là màu trắng của sương lẫn cùng màu xanh của cây cối, màu đỏ của đất hay màu xám của con đường. Tất cả tạo nên một bức tranh tổng thể màu sắc thiên nhiên hài hòa gây ấn tượng mạnh cho du khách.
Đèo Đá Đẽo
Đèo Đá Đẽo là một con đèo dài 17km nằm trên con đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Đèo có tên như vậy bởi vì nó vắt ngang qua đỉnh một ngọn núi đá vôi với chiều dài hơn chục kilomet.
Đèo Sa Mù được phủ bởi mây phủ trắng xóa.
Khi các phượt thủ đi chinh phục con đèo này sẽ được tận hưởng khung cảnh của bức tranh xanh thẳm của rừng Trường Sơn phía Tây tỉnh Quảng Bình. Những khúc cua tay áo hay cánh rừng già nguyên sinh ở Đá Đẽo sẽ làm cho bạn u mê vì khung cảnh hùng vĩ.
Những địa điểm du lịch mạo hiểm đẹp nhất ở Việt Nam Việc chinh phục thành công các giới hạn của bản thân luôn có sức hấp dẫn với mọi người, đó cũng là lý do du lịch mạo hiểm ngày càng được ưa chuộng. Cùng "bỏ túi" những điểm du lịch mạo hiểm đẹp nhất Việt Nam dưới đây: Đỉnh Fansipan Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, là "nóc nhà" của Đông...