10 mẹo sử dụng điều hòa đáng thử để giảm một nửa hóa đơn tiền điện, giữ sức khỏe trong mùa hè
Vào mùa hè, việc chuyển chế độ điều hòa từ “làm lạnh” ( chế độ Cool) sang “tự động” ( chế độ Auto) không chỉ giúp nhà mát như tủ lạnh mà còn tiết kiệm được điện năng và giảm thiểu tác hại cho cơ thể con người.
Thời tiết nắng nóng, điều hòa đã trở thành thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất trong mùa hè. Có rất nhiều người không thể sống thiếu chiếc điều hòa mỗi ngày, tuy dùng thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết 10 mẹo này khi sử dụng điều hòa.
1. Nhiệt độ điều hòa 26 độ C là phù hợp nhất
Mặc dù cơ thể con người có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nhất định nhưng khả năng này cũng có giới hạn. Nếu chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời quá lớn thì rất dễ bị bệnh.
Chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời không được quá lớn, thường khoảng 8 – 10 độ C. Nếu nhiệt độ 35 độ C thì nhiệt độ vào mùa hè khoảng 26 độ C là hợp lý nhất để tránh mắc bệnh. Đồng thời, khi nhiệt độ chênh lệch không quá nhiều, điều hòa cũng tiết kiệm điện hơn.
2. Tốt nhất nên lắp đặt điều hòa ở độ cao 1,7m
Thông thường, cửa hút gió của máy điều hòa nằm ở nửa trên và cửa thoát gió nằm ở nửa dưới. Nếu lắp điều hòa quá cao, không khí lạnh đã trải qua quá trình trao đổi nhiệt sẽ bị điều hòa hút lại trước khi chìm xuống phần dưới của căn phòng. Nếu lắp điều hòa quá thấp, mặc dù sau khi bật điều hòa sẽ nhanh chóng làm mát nhưng người dễ bị đau nhức, đau lưng do tiếp xúc quá nhiều với khí lạnh.
Giáo sư Dai Zizhu, nhà nghiên cứu tại Viện Môi trường thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết, khi lắp điều hòa cao hơn đầu một chút, cơ thể con người sẽ ở trạng thái tốt nhất. Vì vậy, để cân bằng thì tốt nhất nên lắp đặt điều hòa ở độ cao khoảng 1,7m.
3. Bật chức năng tự động trong phòng
Vào mùa hè, việc chuyển chế độ điều hòa từ “làm lạnh” (chế độ Cool) sang “tự động” (chế độ Auto) không chỉ giúp nhà mát như tủ lạnh mà còn tiết kiệm được điện năng và giảm thiểu tác hại cho cơ thể con người.
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cả chức năng tự động và làm lạnh đều có thể làm giảm nhiệt độ trong nhà, nhưng mức tiêu thụ điện năng của cả hai rất khác nhau.
Khi bật chế độ Auto, điều hòa sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ phòng dựa trên điều kiện thời tiết bên ngoài, tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn mà không gây ra chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể gây ra cảm giác không thoải mái hoặc sốc nhiệt cho người sử dụng. Chế độ này cũng có khả năng tiết kiệm điện cao nhất.
Trong khi đó, chế độ Cool có thể hạ nhiệt độ phòng nhanh chóng, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng chứ không thay đổi vào thời tiết bên ngoài. Khi dùng chế độ này sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn so với chế độ Auto.
Video đang HOT
4. Mở cửa sổ sau 3 giờ sử dụng điều hòa
Nếu không mở cửa sổ thông gió sau 3 giờ sử dụng điều hòa, không khí trong nhà có thể không trong lành. Không khí không được thay đổi trong 6 giờ, không khí sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc bị cảm lạnh, buồn ngủ, phản ứng chậm chạp hơn,… tất cả đều liên quan đến việc bạn ở trong không gian kín quá lâu và không được cung cấp đủ oxy. Vì vậy, sau 3 giờ bật điều hòa, bạn nên mở cửa sổ thông gió 10-15 phút một lần.
5. Khi bật chế độ gió, giữ cánh quạt hướng lên trên
Khi bật chế độ gió, nên giữ cánh quạt hướng lên trên để luồng khí lạnh chạy song song với trần nhà, tránh cho hơi lạnh thổi trực tiếp vào người dùng và giúp hạ nhiệt độ trong phòng một cách tự nhiên nhất có thể.
6. Đặt chậu nước trong nhà khi bật điều hòa
Nếu bạn ở trong phòng điều hòa lâu, không khí lạnh sẽ lấy đi độ ẩm của da và đường hô hấp, khiến da bị khô và cổ họng khô, ngứa.
Lúc này, bạn có thể đặt một chậu nước trong nhà, điều này có thể làm giảm triệu chứng khô mắt và khô da một cách hiệu quả. Ngay cả khi bật điều hòa lúc ngủ thì miệng bạn cũng sẽ không bị khô khi thức dậy vào ngày hôm sau.
7. Nằm nghiêng khi ngủ trong phòng điều hòa
Những người ngủ trong phòng điều hòa thường sẽ cảm thấy cổ họng khó chịu khi thức dậy vào buổi sáng.
Trong điều kiện bình thường, con người hít vào và thở ra không khí qua khoang mũi. Nhưng khi ngủ vào ban đêm, nhiều người nằm ngửa thì sẽ thở bằng miệng mở, lúc này không chỉ dễ dàng hít bụi trong không khí vào đường hô hấp mà luồng khí cũng di chuyển qua lại trong cơ thể, từ đó gây khô miệng và cổ họng sau khi thức dậy.
Vì vậy, khi ngủ vào ban đêm, tốt hơn hết bạn nên nằm nghiêng để tránh thở bằng miệng để tránh bị khô miệng, cổ họng.
8. Bật điều hòa trước rồi đóng cửa sổ lại
Một mẹo quan trọng khác khi sử dụng điều hòa là hãy bật điều hòa trước rồi đóng cửa sổ sau. Hay nói cụ thể hơn, thì bật điều hòa trước và đợi các chất ô nhiễm trong điều hòa được thải ra ngoài trước rồi hẵng đóng cửa sổ lại. Điều này có thể ngăn ngừa nhiều bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.
9. Không tắt điều hòa khi ra ngoài trong thời gian ngắn
Nhiều người để tiết kiệm điện đã tắt điều hòa khi ra ngoài và khởi động lại khi về nhà. Điều này không chỉ tiêu tốn nhiều điện hơn mà còn dễ gây hư hỏng điều hòa và ảnh hưởng đến tuổi thọ của điều hòa. Mỗi lần bật điều hòa, thiết bị sẽ phải hoạt động lại, bật quá thường xuyên sẽ gây hư hỏng máy nén của điều hòa và gây tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Vì vậy, nếu ra ngoài trong thời gian ngắn, chẳng hạn như trong vòng 1 tiếng thì tốt nhất không nên tắt điều hòa.
10. Sau khi vào nhà đừng vội bật điều hòa
Nhiều người vội vàng bật điều hòa ngay sau khi bước vào nhà. Vào ngày nắng nóng, các mạch máu dễ bị giãn ra, khi bạn vào nhà và bật điều hòa ngay, nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu đang giãn nở sẽ đột ngột bị co lại, khiến huyết áp tăng đột ngột, thậm chí gây ra bệnh tim mạch.
Vì vậy, không nên vội vàng bật điều hòa ngay sau khi vào nhà. Hãy đợi nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường trước khi bật điều hòa.
Nhà ai cũng mắc phải 2 sai lầm này khi sử dụng điều hòa, khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt
Thời tiết mùa hè oi bức, nằng nóng rất khó chịu. Việc sửa dụng điều hòa là tất yếu, nhưng nỗi lo tiền điện hàng tháng tăng cao làm nhiều gia đình lo lắng.
Vậy làm sao để giảm bớt nỗi lo này?
Dưới đây là 2 sai lầm mà đa số nhà nào cũng mắc phải, khiến cho điều hòa ngốn điện "khủng" và hóa đơn tiền điện tăng vọt khiến nhiều gia đình lo lắng:
1. Bật điều hòa đến khi phòng mát thì tắt, sau đó phòng nóng lại bật
Nhiều người muốn tiết kiệm ít tiền điện, nên khi bật điều hòa lên thấy mát phòng một lúc là tắt liền để đỡ tốn điện. Đến khi thấy phòng nóng thì lại bật lại. Thực tế đây lại là một sai lầm.
Bật điều hòa đến khi phòng mát thì tắt, sau đó phòng nóng lại bật
Khi phòng mát là tắt điều hòa, khi phòng nóng là bật lại. Đây là 1 sai lầm rất gây ngốn điện.Khi phòng mát là tắt điều hòa, khi phòng nóng là bật lại. Đây là 1 sai lầm rất gây ngốn điện.Vì khi phòng nóng lại, lúc này lại bật lại thì điều hòa sẽ phải khởi động chạy lại từ đầu, càng tiêu tốn nhiều năng lượng. Điều này không nhưng không tiết kiệm được tiền điện mà còn tăng cao hơn.
Thay vì để nhiệt độ điều hòa ở mức 15 - 16 độ C để nhanh làm mát phòng rất tiêu tốn điện, thì bạn hãy để nhiệt độ điều hòa ở mức 24 - 26 độc C để sử dụng trong thời gian dài và chỉ tắt khi không có nhu cầu sử dụng. Bạn nên biết cứ giảm 1 độ C điều hòa là lượng điện tiêu thụ tăng lên 3%.
2. Chỉ tắt điều hòa bằng điều khiển
Theo các chuyên gia, để tắt điều hòa đúng cách, bạn nên dùng điều khiển từ xa để tắt trước, sau đó ngắt nguồn điện bằng cách tắt aptomat. Cách này sẽ giúp tiết kiệm điện tối đa và bảo vệ thiết bị, kéo dài tuổi thọ của máy.
Chỉ tắt điều hòa bằng điều khiến, không ngắt nguồn điện bằng cách tắt aptomat
Nhưng thực tế thì hiện nay đã phần mọi người sử dùng điều khiển từ xa để tắt điều hòa và không bao giời tắt aptomat. Lam như này, máy của điều hòa vẫn ở chế độ chờ và tiêu thụ một lượng điện tương đương với một bóng đèn 15W.
Bạn chỉ nên tắt điều hòa bằng điều khiển khi bạn ra khỏi nhà trong thời gian ngắn.
Lưu ý khi dùng điều hòa để tiết kiệm điện
- Tránh bật tắt điều hòa liên tục, không chỉ làm giảm tuổi thọ của máy mà còn tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
- Nên tắt điều hòa khoảng 30 phút trước khi ra khỏi nhà. Thời gian này đủ để không khí trong phòng duy trì nhiệt độ mát mẻ mà không lãng phí điện.
- Nếu bạn có thói quen sử dụng điều hòa khi ngủ, hãy tận dụng chế độ hẹn giờ sleep hoặc hẹn giờ tắt. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm điện năng.
- Lắp đặt điều hòa ở nơi có thể làm mát toàn bộ không gian phòng, tránh những vị trí dễ bị thoát khí để tối ưu hóa hiệu quả làm mát và giảm lượng điện tiêu thụ.
- Chọn loại điều hòa có công suất phù hợp với không gian gia đình bạn để tránh việc sử dụng điện năng quá mức cần thiết.
Bật điều hòa suốt đêm: Chỉ cần ấn một nút, tiết kiệm tiền điện chỉ với 3 nghìn đồng Với tính năng bật điều hòa suốt đêm chỉ bằng một nút, bạn không chỉ có được giấc ngủ ngon lành mà còn tiết kiệm đến 3 nghìn đồng cho hóa đơn tiền điện! Nút nhỏ trên điều khiển giúp điều hòa tiết kiệm điện Cụ thể: Bước 1: Trước khi đi ngủ, hãy chỉnh nhiệt độ ở 26 độ C. Bước 2:...