10 mẹo nấu ăn cực quan trọng mà bạn nên áp dụng
Những mẹo nấu ăn sau đây có thể giúp bạn trở thành một bà nội trợ khéo léo và thông thái đấy!
1. Muốn giữ nguyên các chất dinh dưỡng và màu sắc có trong rau củ thì cách chế biến hữu hiệu và nhanh chóng nhất là hấp và xào.
2. Những món ăn hàng ngày nên sử dụng nhiều loại rau, giấm, cà chua, hành tây hoặc các thực phẩm không có hoặc ít chất béo để làm salad. Những món salad sẽ rất tốt cho sức khỏe đặc biệt đối với những người bị bệnh cao huyết áp hoặc cholesterol cao.
3. Hãy tận dụng tối đa công dụng ngăn đông của tủ lạnh, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể. Khi bạn nấu ăn hãy nấu nhiều hơn 1 lần ăn sau đó để và ngăn đông. Và khi cần chỉ việc rã đông là có thể sử dụng được. Mẹo nấu ăn này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như không phải quá bận tâm về bữa cơm gia đình khi có việc bận.
4. Có thể kết hợp nhiều loại trái cây với nhau để tạo nên những ly sinh tố giàu dinh dưỡng. Ví dụ có thể xay nhuyễn chuối chín với mâm xôi, kiwi thêm nước cam và một ít sữa chua ít béo bạn sẽ có vài ly sinh tố tuyệt ngon, tăng cường vitamin cho cơ thể.
5. Gia vị làm sẵn có thể chứa hàm lượng muối cao và làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Thay thế chúng với các loại thảo mộc hoặc một số loại gia vị ít muối. Hãy cố gắng hạn chế lượng muối sử dụng hàng ngày. Tăng cường nước cốt chanh, vỏ cam quýt hoặc ớt để tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn.
6. Rau củ quả đóng hộp thường được chế biến và bảo quản với hàm lượng muối rất cao. Hãy lựa chọn những loại đồ hộp ít muối hơn bằng cách so sánh hàm lượng natri trên nhãn hộp vì các thương hiệu khác nhau sẽ có cách chế biến khác nhau. Nếu bạn mua rau đóng hộp, hãy rửa rau dưới vòi nước lạnh thật lâu để giảm muối.
7. Chọn những loại bánh nướng hoặc bánh mì làm nhanh ít chất béo và ít calo thay vì những loại bánh có quá nhiều bơ hoặc dầu ăn.
Video đang HOT
8. Chọn ngũ cốc nguyên hạt cho các phần ăn của bạn thay vì các nguyên liệu tinh luyện. Sử dụng bột mì nguyên cám, bột yến mạch hoặc cả bột ngô nữa. Nếu không thích bột mì nguyên cám bạn có thể chia đôi một nửa là bột mì tinh một nửa là bột mì nguyên cám xem sao.
9. Khi làm bánh nên sử dụng các loại sữa chua ít béo hoặc không béo hoặc kem chua ít béo hoặc kem không béo.
10. Một cách khác để giảm lượng chất béo và calo trong các công thức nấu ăn của bạn là sử dụng sữa không béo hoặc sữa 1% béo.
Theo PNO
8 nguồn protein thực vật tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua
Bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày do virus) xuất phát từ việc dạ dày bị virus tấn công và dưới đây là những điều bạn cần biết về cúm dạ dày.
Mặc dù thực tế đây là bệnh khá phổ biến, có ít nhất 20 triệu trường hợp bị bệnh cúm dạ dày mỗi năm ở Mỹ nhưng nhiều người vẫn không biết về bệnh này.
Cúm dạ dày là tên gọi nôm na của viêm đường tiêu hóa hay viêm dạ dày - ruột, một tình trạng bệnh lý mà khi đó lớp niêm mạc dạ dày hay đường ruột bị tấn công bởi một loại virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng nào đó.
- Đã chích ngừa cúm vẫn có thể bị bệnh
Khi người ta nói "bệnh cúm", họ có nghĩa là do một loại virus tấn công vào mũi và họng gây ra. Đây là bệnh phổ biến và phát triển trên toàn thế giới. Tiêm phòng cúm giúp chống lại virus này nhưng lại không có tác dụng với các loại virus gây raviêm dạ dày và ruột (còn gọi là bệnh cúm dạ dày).
Khi dạ dày gặp trục trặc, nó có thể dẫn đến nhiều triệu chứng gây nhầm lẫn, ví dụ như đau nhức cơ thể, buồn nôn và sốt nhẹ, Gary Rogg - Giáo sư nội khoa tại Trung tâm y tế Montefiore ở New York City nói. Chính vì vậy, những người bị cúm dạ dày có thể không biết là mình đang bị bệnh đó.
- Virus gây bệnh là norovirus
Có nhiều chủng khác nhau của norovirut, bao gồm norwalk virus, tất cả gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa, có những trải nghiệm đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và sốt nhẹ.
Người lớn bị nhiễm rotavirus thường không có triệu chứng, nhưng vẫn có thể lây lan bệnh tật. Một số người có thể lây lan virus ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng của bệnh.
Ảnh minh họa
- Bệnh rất dễ lây lan
Cúm dạ dày lây lan rất nhanh và dễ dàng. Về cơ bản, virus bị nhiễm vào phân hoặc vật phẩm do bạn nôn ra. Và nếu không cẩn thận, virus từ đó sẽ xâm nhập trở lại qua đường miệng của bạn.
Viêm dạ dày ruột do virus có thể lây lan từ người sang người hoặc do chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, nhưng bạn cũng có thể viêm dạ dày ruột do virus từ nước thải bị ô nhiễm , thức ăn hoặc nước hoặc từ các bữa ăn đã chế biến hoặc từ người bị nhiễm bệnh.
So với các virus khác, noroviruses có sức sống rất khỏe và sống qua nhiều ngày, do đó, nó càng dễ dàng làm cho bệnh lây lan, gây ra nhiễm trùng dạ dày.
Rửa tay là cách tốt nhất bảo vệ bạn, tiến sĩ Rogg cho biết. Bạn nên rửa tay với xà phòng và nước, tránh chuẩn bị thức ăn nếu bạn đang bị bệnh (bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác sau 3 ngày hoặc hơn dù các triệu chứng dù đã giảm dần) và rửa giặt ủi cẩn thận, sử dụng găng tay để xử lý quần áo bẩn và giường nếu bạn có thể.
Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng thường gặp của cúm dạ dày là đau bụng, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, sốt, rét run. Hầu hết những người bị bệnh đều có thể hồi phục tự nhiên, không cần điều trị. Tình trạng nguy hiểm nhất khi bị viêm dạ dày là mất nước do nôn và tiêu chảy. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu...
Mặc dù khi bị cúm dạ dày, tình trạng mất nước là rất quan trọng và bạn cần giữ cho cơ thể tránh mất nước nhưng không có nghĩa là bạn uống nhiều nước càng tốt. "Uống quá nhiều nước vào cơ thể sẽ làm giảm sự cân bằng điện giải trong cơ thể, điều này sẽ không có lợi cho cơ thể", Tiến sĩ Rogg giải thích. Đặc biệt, bạn không nên uống nhiều nước ngọt vì tăng lượng đường mà không có muối vào cơ thể có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Một số lưu ý khác:
- Nếu bạn thấy có máu trong phân hoặc nôn mửa, hãy đi khám sớm. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra liên tục, ngày càng trầm trọng hơn thì bạn cũng cần đi khám sớm vì nó có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày ruột có khả năng sẽ dựa trên triệu chứng, khám và đôi khi về sự hiện diện của các trường hợp tương tự trong cộng đồng. Xét nghiệm phân có thể nhanh chóng phát hiện rotavirus hay norovirus, nhưng không có xét nghiệm nhanh virus khác gây viêm dạ dày ruột.
- Bất cứ ai bị bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, hen suyễn, ung thư, hoặc bệnh thận, những người đã nhiễm HIV hoặc là dùng thuốc ức chế miễn dịch... nên đề phòng với bệnh cúm dạ dày vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Theo VNE
7 loại rau củ rất giàu chất xơ mà bạn nên biết Một trong những bí quyết để có một cơ thể cân đối và khỏe mạnh là hấp thụ nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ. hất xơ trong khẩu phần ăn sẽ khiến bạn cảm thấy no hơn trong khi ăn rất ít calo. Chất xơ đóng vai trò làm chậm tốc độ tiêu hóa, làm giảm tốc độ hấp thu dinh dưỡng...