10 mẹo cực hay tránh đầy hơi, trướng bụng
Hãy thử 10 mẹo cực hữu dụng được gợi ý bởi Michael Jensen – bác sĩ chuyên về nội tiết và các bệnh béo phì xem sao nhé.
1. Tránh thức ăn gây táo bón
Khi bạn sử dụng các thức ăn ít chất xơ, ít chất lỏng, cộng thêm việc lười vận động có thể dẫn đến hiện tượng táo bón, đầy hơi. Để giảm thiểu hiện tượng này, bạn cần lựa chọn những thức ăn hoa quả chứa nhiều chất xơ (25gr mỗi ngày cho nữ giới và 38gr đối với nam giới). Đó có thể là những thức ăn từ ngũ cốc, các loại hạt, trái cây…
Ngoài ra, theo bác sĩ Jensen bạn cũng nên uống nhiều nước (6-8 ly/ngày). Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động thể chất ít nhất 30phút/ngày, 5 lần/tuần.
2. Không ăn thức ăn gây dị ứng và không dung nạp Lactose
Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật. Cơ thể không hợp với Lactose có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, đầy hơi bụng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với một loại thức ăn đồ uống nào đó hoặc không thể dung nạp Lactose, hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay nhé.
Nếu bạn uống sữa mà gặp hiện tượng tiêu chảy, hãy thử dùng phomat và sữa chua thử xem sao. Những thực phẩm này có lượng đường Lactose thấp, mà vẫn tốt cho tiêu hóa của bạn.
Khi bạn ăn một cách quá vội vàng hoặc không nhai kĩ cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi trướng bụng. Hãy ăn chậm thôi và từ từ thưởng thức thức ăn của bạn. Bữa ăn của bạn nên kéo dài ít nhất 30 phút.
Video đang HOT
Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn ăn chậm, bạn có thể sẽ ăn ít hơn. Điều này vừa có tác dụng tốt cho dạ dày, vừa khiến những người muốn giảm cân có được hiệu quả nhanh chóng.
4. Không lạm dụng đồ uống có ga
Khi bạn dùng nhiều đồ uống có ga, các khí có thể sẽ mắc kẹt trong bụng của bạn, khiến bạn khó chịu, căng tức bụng. Thay vì dùng nước ngọt, bạn chuyển sang dùng thử nước uống có vị chanh, hoặc dưa chuột xem sao, hoặc đơn giản chỉ là giảm số lượng đồ uống có ga mà bạn dùng mỗi ngày. Một số loại trà bạc hà cũng sẽ tốt cho bạn mỗi khi bụng bị trướng lên.
5. Không dùng nhiều kẹo cao su
Nhai kẹo cao su cũng có thể khiến bạn nuốt cả đống không khí vào dạ dày, gây đầy hơi. Nếu bạn có thói quen nhai kẹo cao su mỗi ngày, hãy thử nhai một viên kẹo cứng đi nào, sẽ tốt hơn nhiều cho cái bụng hay ậm ạch của bạn đấy. Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều thức ăn có chất xơ, trái cây hoặc bỏng ngô ít béo nhé.
Hạn chế dùng kẹo cao su thôi nhé, nó có thể khiến bạn đầy hơi khó chịu mỗi ngày đấy.
6. Hạn chế thức ăn nhiều đường
Những thực phẩm đồ ăn bán sẵn chứa nhiều chất béo, đồ uống nhiều đường cũng không tốt chút nào cho hệ tiêu hóa của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng không nên tiêu thụ 2 hoặc 3 phần thực phẩm nhân tạo ngọt và đồ uống mỗi ngày.
7. Hạn chế thực phẩm nhiều Natri
Thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao, ít chất xơ sẽ khiến cơ thể bạn luôn ở trong trạng thái khó chịu, cảm giác nặng nề. Hãy tập cho mình thói quen đọc nhãn sản phẩm. Khi mua hoặc chế biến các thực phẩm đóng hộp hay đông lạnh, nhớ để ý hàm lượng natri không quá 500mg trong bất kỳ sản phẩm nào, hoặc tổng số 1.500 đến 2.300 mg natri mỗi ngày thôi nhé.
Tốt nhất là bạn nên tìm những sản phẩm mà trên nhãn mác có ghi rõ hàm lượng natri thấp, hoặc rất thấp để an toàn hơn nhé.
8. Sử dụng dần dần các loại đậu và rau gây đầy hơi
Có những người khi ăn đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen…) sẽ bị đầy hơi bụng ngay lập tức, bạn thử chuyển sang dùng súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels.. xem sao. Những sản phẩm này cũng có những chất dinh dưỡng tương tự đấy.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn từ bỏ hẳn việc ăn đậu hoặc những loại rau gây trướng bụng đâu nhé. Hãy dùng chúng từng ít một, dần dần từng chút sẽ khiến cơ thể bạn từ từ thích nghi.
9. Ăn những bữa nhỏ thường xuyên hơn
Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, bạn hãy thử chia nhỏ các bữa ăn thường xuyên hơn. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được lượng đường trong máu và tránh đói bụng. Có thể ăn 5-6 bữa nhỏ/ngày tùy theo nhu cầu cơ thể từng người.
10. Thử dùng các sản phẩm, đồ uống tránh đầy hơi
Một vài nghiên cứu cho rằng trà bạc hà, gừng, dứa, rau mùi tây và sữa chua có chứa men vi sinh tốt cho việc tiêu hóa, giảm hiện tượng đầy hơi trướng bụng. Chúng đều là những sản phẩm an toàn, có lợi cho bạn nếu biết sử dụng một cách hợp lý.
Theo Ngoisao
Trẻ nhũ nhi thường gặp vấn đề về tiêu hóa
Trẻ nhũ nhi, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời, thường gặp các vấn đề về tiêu hóa với các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy, dẫn đến khó chịu, quấy khóc...
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề trên chiếm từ 55 đến 87%, trong đó khoảng 33% trẻ bị khó chịu, đầy hơi, trướng bụng và hiện tượng nôn trớ chiếm 22%.
Bác sĩ Craig Jensen, Giáo sư bộ môn Nhi trường Y khoa Baylor, phân môn Tiêu hóa và dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Houston, Texas - Mỹ trình bài tại hội thảo khoa học chuyên đề: "Giải pháp dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ - Trẻ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa" do Mead Johnson Nutrition Việt Nam phối hợp với Hội Nhi khoa Việt Nam vừa tổ chức tháng 5, nguyên nhân của vấn đề này thường là do kém dung nạp đường lactose và khó tiêu hóa đạm.
Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật, sữa mẹ, khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một men lactase thường có tại thành ruột non. Sự thiếu hụt men lactase - do hệ thống tiêu hóa còn non nớt ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu lactose. Lactose không được thủy phân khi đến đại tràng sẽ lên men bởi các vi khuẩn để sinh ra khí và một số axit (axit lactic, axit béo chuỗi ngắn: propionate, acetate, butyrate...). Sự dư thừa khí trong ruột sẽ dẫn đến trướng bụng, đầy hơi gây đau bụng, khó chịu, quấy khóc ở trẻ. Số lượng lactose không được hấp thu cũng liên quan tới tiêu chảy và những triệu chứng tiêu hóa khác.
Khó tiêu hóa đạm là nguyên nhân thứ 2 gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tiêu hóa đạm là sự phá vỡ protein thành các chuỗi peptid nhỏ hơn và axit amin tự do, sau đó hấp thu qua màng vi nhung mao vào dòng máu, để đưa đến gan, chuyển hóa và tiếp tục vào các mô trong cơ thể. Ở một số trẻ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các men phân giải đạm chưa đầy đủ về số lượng và khả năng hoạt động, dẫn đến việc chất đạm đưa vào cơ thể chỉ được phân giải một phần, còn lại bị vi khuẩn tác động, và sản xuất ra các khí, gas..., dẫn đến những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Tuy là vấn đề thường gặp, nhưng các giáo sư, bác sĩ cũng khẳng định: có thể giải quyết được tình trạng rối loạn tiêu hóa trong vòng 24 giờ nếu được sử dụng sữa đặc chế phù hợp. Kết quả chứng minh lâm sàng mà Giáo sư, bác sĩ Carol Lynn Berseth đã trình bày tại hội thảo cho thấy, việc sử dụng sữa công thức có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở trẻ chỉ trong 24 giờ. Cũng theo bác sĩ này, các đặc tính mong muốn cần phải có trong một sữa công thức chất lượng là:
- Carbohydrate dễ hấp thụ nhưng không loại bỏ hoàn toàn lactose (thành phần lactose trong sữa công thức nên còn khoảng 20%). Việc loại bỏ hoàn toàn lactose trong sữa là không hợp lý và để lại hậu quả về lâu dài, có thể sẽ khiến bé khó trở lại bú mẹ (tỷ lệ lactose trong sữa mẹ là 100%) hay tiếp tục sử dụng các loại sữa thông thường khác với hàm lượng lactose tương tự sữa mẹ.
- Chứa đạm thủy phân một phần dễ tiêu hóa
Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng trong sữa phải tương đương với sữa mẹ, vốn là nguồn thực phẩm tối ưu nhất đối với trẻ. Hơn nữa, điều đó giúp trẻ có thể quay trở lại bú sữa mẹ ngay sau khi giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ không có điều kiện bú mẹ hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa như trướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, khó chịu, quấy khóc... thì việc tìm một loại sữa công thức được đặc chế phù hợp, có thành phần gần giống với sữa mẹ, không loại bỏ hoàn toàn lactose, protein được thủy phân một phần sẽ là giải pháp thích hợp, giúp cho sự phát triển toàn diện.
Theo VNE
ầy hơi trướng bụng vì... thuốc Đầy hơi, trướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Chứng đầy hơi thường là loại bệnh chức năng, nghĩa là không có tổn thương thực thể. Thông thường, chứng đầy hơi xảy ra do thói quen ăn uống. Tuy nhiên cũng cần chú ý, khi sử dụng...