10 lý do chính đáng để bạn quan tâm hơn đến giấc ngủ
Giấc ngủ ngon không chỉ giúp phục hồi cơ thể hay khởi động một ngày mới đầy hứng khởi, mà còn hơn thế nữa. Hãy khám phá thêm 10 lý do chính đáng dưới đây.
Ngủ ngon giúp bạn khỏe hơn
Theo các nhà nghiên cứu Thụy Điển, ngủ ngon sẽ tránh được những “thay đổi sinh lý” có khả năng gây hại cho sức khỏe về lâu dài và điều này có thể thể hiện ngay trên chính gương mặt của bạn.
Ngủ ngon làm bạn trẻ hơn
Ngủ ngon kích thích tái tạo tế bào và tái tạo mô cả ở da, xương, cơ, ruột hay máu. Tiến sĩ Marc Rey, nhà thần kinh học chuyên về giấc ngủ giải thích, hormone tăng trưởng được sản xuất với số lượng lớn trong giai đoạn sâu của giấc ngủ
Ngủ ngon thải độc cho não
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp loại bỏ chất thải do tế bào thần kinh tạo ra trong ngày và có thể cả những chất góp phần gây ra bệnh Alzheimer. Nguyên nhân là trong khi ngủ, không gian giữa các tế bào não mở rộng, cho phép dòng chảy dịch não tủy nhiều hơn và do đó dẫn lưu tốt hơn chất thải tế bào thần kinh đến hệ thống động mạch, trong quá trình trào ngược chất lỏng này.
Ngủ ngon giữ gìn vóc dáng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ ngon ngăn ngừa cảm giác thèm ăn. Theo Tiến sĩ Rey, thiếu ngủ làm tăng sản xuất hormone ghrelin, kích thích sự thèm ăn và làm giảm leptin, một hormone “ức chế sự thèm ăn”.
Video đang HOT
Ngủ ngon giúp tăng tuổi thọ
Những người ngủ từ 6-8 tiếng có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn (12%) so với những người ngủ ít hơn. Giải thích: Lợi ích này liên quan trực tiếp đến thực tế là giấc ngủ bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau có khả năng gây tử vong đề cập ở trên.
Ngủ ngon phòng chống các bệnh hiểm nghèo
Béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư…, ngủ ngon sẽ chống lại tất cả các bệnh lý này. Giải thích: Sự bảo vệ này là do giấc ngủ làm tăng khả năng miễn dịch (tiêu diệt các khối u mới nổi), tạo điều kiện cho insulin hoạt động bình thường, làm giảm mức đường huyết và giảm quá trình viêm mãn tính, thúc đẩy xơ vữa động mạch.
Ngủ ngon giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần
Một nghiên cứu công bố tại Pháp vào tháng 5/2020 cho thấy, 55% những người ngủ ít hơn 5 giờ/đêm bị trầm cảm, nghiện ngập, xu hướng tự sát hoặc lo lắng; so với ít hơn 29% những người ngủ từ 7- 8 giờ. Nguyên nhân là thiếu ngủ có thể gây ra những tác hại, đặc biệt là đối với hoạt động của các tế bào, hệ thống nội tiết tố, khả năng miễn dịch và phản ứng với căng thẳng.
Ngủ ngon giúp giảm căng thẳng
Những người ngủ ngon ít bị căng thẳng hơn tới 30% so với những người thiếu ngủ. Giải thích: Sóng não từ giấc ngủ thúc đẩy hoạt động bình thường của vỏ não trung gian (ở phía trước não), giúp giảm bớt lo lắng và ngăn chặn sự hoạt động quá mức của các vùng limbic (ở trung tâm của não), liên quan đến cảm xúc. Ngủ cũng làm giảm mức độ cortisol, hormone căng thẳng.
Ngủ ngon giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ngủ từ 7-8 tiếng giúp giảm 28% nguy cơ bị cảm cúm, viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai tới 82%. Giải thích: lợi ích này đặc biệt là do hormone tăng trưởng được tiết ra vào đầu đêm, giúp thúc đẩy quá trình đổi mới các tế bào miễn dịch. Theo các nghiên cứu của Đức từ năm 2019, việc sản xuất hormone adrenaline vào ban đêm thấp cũng có thể có tác dụng, vì nó dường như giúp ức chế một số protein của tế bào lympho T (tế bào miễn dịch).
Ngủ ngon giúp tăng trí nhớ
Ngay từ năm 1924, hai nhà tâm lý học người Mỹ đã báo cáo rằng những người ngủ ngay sau khi tập luyện giữ lại tốt hơn những gì họ đã học. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu khác đã chứng thực thực tế rằng ngủ tốt cho phép trí nhớ dài hạn tốt hơn – trong vài tháng, vài năm hoặc vài thập kỷ – về thông tin thu được trong ngày.
Để có được giấc ngủ ngon, mỗi người đều có một mẹo nhỏ của riêng mình như đọc sách, vận động hay thậm chí cả thuốc ngủ. Tuy nhiên để dễ dàng chìm vào giấc ngủ, đôi khi chỉ cần thay đổi một vài thói quen nhỏ là đủ. Những thói quen ngủ đúng giờ càng quan trọng hơn vì ngủ ngon mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta./.
Cho trẻ ăn 6 loại đồ ăn này trước khi đi ngủ, tưởng thương con hóa hại con, người mới làm mẹ nên ghi nhớ
Giấc ngủ ngon có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Muốn trẻ ngủ ngon, mẹ chớ nên cho con ăn 6 loại đồ ăn này trước khi bé đi ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Muốn bé ngủ ngon, mẹ chớ nên cho con ăn 6 loại thực phẩm này trước khi đi ngủ nhé!
Ngoài môi trường ngủ, tốt nhất mẹ không nên cho bé ăn những món này trước khi đi ngủ:
1. Thức ăn gây đầy hơi
Đại diện là khoai lang, sữa đậu nành, ngô, hạt dẻ... Đây là những loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên. mẹ cho trẻ ăn các loại thực phẩm này trước khi đi ngủ dễ khiến bé bị đầy hơi, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
2. Đồ ngọt
Chẳng hạn như bánh ngọt, kem, kẹo...Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường siêu cao, được ruột và dạ dày hấp thụ nhanh khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, không có lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng. Đồng thời, đồ ngọt cũng dễ gây sâu răng và tăng khả năng răng mọc hô, lệch lạc.
3. Thức ăn nhiều calo
Ví dụ, sữa nguyên kem. Đây là loại thực phẩm dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày của trẻ. Lượng calo cao này sẽ chuyển hóa thành chất béo. Nếu con bạn thực sự muốn uống một ít sữa trước khi đi ngủ, hãy uống sữa không béo hoặc ít béo.
4. Thực phẩm bổ sung canxi
Ví dụ như viên canxi và vỏ tôm khô. Canxi rất dễ tích tụ ở thận và niệu đạo sau khi phân giải, tạo sỏi, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
5. Nước
Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bé tè nhiều hơn và khó ngủ lại sau khi đi tè.
6. Đồ ăn nhẹ có hàm lượng muối cao
Chẳng hạn như khoai tây chiên, đồ hầm, đồ chua... Thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bé, đương nhiên không có lợi cho giấc ngủ.
Để trẻ phát triển khỏe mạnh, tốt nhất, mẹ không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Nếu trẻ thực sự đói, mẹ nên cho trẻ ăn một số trái cây dễ tiêu hoá, sữa tách béo hoặc sữa không đường, bánh mì nguyên cám. Đồng thời, mẹ nhớ cho bé đánh răng cẩn thận sau khi ăn để tránh các bệnh răng miệng khác nhau.
Con thấp lùn tưởng giống ông ngoại, đi khám ra 'thủ phạm' khác Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con thấp bé chủ yếu do di truyền, dù rất lo lắng nhưng đành chấp nhận vì nghĩ không thể cải thiện được. Chậm tăng trưởng vì thiếu hooc môn Chị Nguyễn Thị Tới (Kon Tum) tâm sự con trai chị 13 tuổi nhưng thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa, chỉ nặng 33 kg, cao 130...