10 loại thực phẩm quen thuộc nhưng bị hạn chế ở một số quốc gia
Phần lớn các loại thực phẩm bị hạn chế hoặc cấm ở một số quốc gia là do chất phụ gia gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau đây là 10 loại thực phẩm rất quen thuộc hàng ngày nhưng có thể ẩn chứa những chất cấm mà không ai hay biết.
10. Thịt gà
Ảnh: BrightSide
Tại châu Âu và Anh, thịt gà được xử lý bằng clo bị cấm từ năm 1997. Dùng clotrong sơ chế thịt gà đã từng là một biện pháp phổ biến dùng để loại trừ nhiễm khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác. Châu Âu cho rằng dó là biện pháp nguy hiểm vì lượng clo quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lệnh cấm này cũng được Nga áp dụng năm 2010.
Ảnh: BrightSide
Trên thế giới, các thanh ngũ cốc và các sản phẩm từ yến mạch được coi là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, Đan Mạch đã cấm loại thực phẩm này vì cho rằng sản phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan và thận của trẻ khi sử dụng thường xuyên.
8. Nước tương
Ảnh: BrightSide
82% đậu nành được trồng đã qua quá trình biến đổi gen. Mặc dù tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với cơ thể con người chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng một số nước châu Âu, Nga, vùng Vịnh Ba Tư và các quốc gia khác đã cấm các sản phẩm từ đậu như nước tương. Hơn nữa, một số loại nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate, một chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
Video đang HOT
7. Thịt
Ảnh: BrightSide
Một số loại thịt sử dụng ractopamine, một loại hormone tăng trọng vào sản xuất. Điều này khiến thực phẩm có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
Ảnh: BrightSide
Khoai tây chiên sẵn có chứa olestra bị cấm ở Canada và châu Âu. Chất olestra này ngăn cơ thể hấp thụ các dưỡng chất và vitamin, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Bạn cũng nên chú ý đến thành phần của phô mai, bơ thực vật, bánh quy giòn, kem và các sản phẩm khác để tránh loại chất này.
5. Táo
Ảnh: BrightSide
Một cuộc kiểm tra được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện có đến 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), một chất bảo quản giúp trái cây tươi lâu hơn khi vận chuyển. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có thể gây ung thư, vì thế nơi này đã cấm nhập khẩu táo kể từ năm 2012.
4. Kẹo gelatin
Ảnh: BrightSide
Theo ủy ban châu Âu, kẹo gelatin đựng trong cốc nhỏ cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em vì có thể gây nghẹn. Bên cạnh đó, loại kẹo này cũng có thể chứa konjac, một chất bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng, gây khó khăn khi lấy ra. Vì thế, sản phẩm này đã bị cấm ở Châu Âu, Úc và các nước khác.
3. Bánh mì
Ảnh: BrightSide
Bánh mì có chứa azodicarbonamide (ADA, E927), chất bị cấm ở Châu Âu và Úc. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Chất này có thể gây dị ứng và hen suyễn.
2. Khoai tây nghiền ăn liền
Ảnh: BrightSide
Để sản xuất khoai tây nghiền trong thương mại, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (iT, 320). Đây là một chất bảo quản có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Chất bảo quản này còn có thể tìm thấy trong các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.
1. Bơ thực vật
Ảnh: BrightSide
Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề về trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật có thể lên tới 15% tổng trọng lượng của sản phẩm. Loại bơ này đã bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng có luật hạn chế loại thực phẩm này trên thị trường.
Theo BrightSide /viettimes
Uống nhiều trà sữa trân châu có thể gây táo bón
Bác sĩ Mỹ cho rằng trân châu chứa nhiều chất phụ gia nên có thể khiến người uống táo bón.
Cuối tháng 5, một bé gái 14 tuổi ở Trung Quốc nhập viện do táo bón và đau bụng nhiều ngày, ảnh chụp CT cho thấy hơn 100 hạt nhỏ lấp đầy từ dạ dày đến ruột và hậu môn bệnh nhân. Từ câu chuyện này, nhiều người sợ rằng uống trà sữa gây tắc nghẽn ruột vì một ly trà sữa chứa rất nhiều trân châu.
Ảnh: Today.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Ryan Marino từ Khoa Cấp cứu Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (Mỹ), trân châu có thể không phải thủ phạm chính gây ra tình trạng của bé gái trên. Ruột người có nhiều không gian để chứa thức ăn và hoạt động của ruột cũng rất tốt, chỉ khi ăn những vật rắn cứng mới gây ra táo bón hoặc các bệnh về ruột.
Trong khi đó, trân châu là các hạt khoai mì dẻo nên ruột dễ dàng tiếp nhận và chuyển hóa. Chúng chỉ đáng lo ngại nếu chưa được nấu lên. Trường hợp bé gái Trung Quốc, bác sĩ Marino cho rằng lượng đường trong trà sữa mới là thủ phạm bởi nó khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, dẫn đến đại tiện khó khăn.
Lina Felipez, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Nicklaus, nhận định "ăn nhiều trân châu chắc chắn sẽ gây táo bón". Trong hạt trân châu thường chứa các chất phụ gia, bao gồm guar gum có chức năng làm đặc, tạo đông và được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm. Từng hạt trân châu chứa một lượng nhỏ guar gum kết dính cùng những viên trân châu khác sẽ khiến cơ thể dễ gặp tình trạng táo bón. Không chỉ thế, khi tiếp xúc với nước, guar gum nở ra với kích thước lớn hơn. Nạp quá nhiều guar gum dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn thực quản và ruột.
Điều gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu chính là lượng guar gum trong trân châu không hiển thị trên ảnh chụp CT. Chúng không có khả năng chặn các loại bức xạ từ tia X mà cho phép bức xạ đi qua nên không thể nhìn thấy và định lượng được thông qua việc sử dụng X-quang hay CT.
Năm 2015, Trung Quốc có một bệnh nhân chụp CT sau khi uống trà sữa và thấy ruột đầy chấm trắng. Khi ấy có những tin đồn cho rằng trân châu được làm từ lốp xe và cao su giày cũ, song hiện vẫn chưa có cơ quan nào xác nhận.
Đăng Như
Theo Today/VNE
Chuyên gia Singapore cảnh báo: Trà sữa trân châu đường đen là thức uống có hại nhất trong các loại trà sữa Thông tin này sẽ khiến nhiều tín đồ của trà sữa phải nghiêm túc suy nghĩ, khi tính đến những tác hại lâu dài của đường đối với sức khỏe. Từ lâu, các chuyên gia về dinh dưỡng trên thế giới đã coi trà sữa trân châu nói chung - là dạng đồ uống không tốt cho sức khỏe. Thậm chí: trà sữa...