10 loại thực phẩm người bệnh thận nên tránh
Đối với những người khỏe mạnh, điều quan trọng là phải uống đủ nước để thận có thể đào thải mọi chất thải dư thừa một cách hợp lý.
Hạn chế thịt đỏ trong chế độ ăn uống có thể có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận, cũng như giảm nguy cơ tim mạch. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ không tiết đủ nước tiểu, có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận, chẳng hạn như tạo sỏi thận.
Theo Viện Y học Mỹ, lượng nước nạp vào cơ thể hằng ngày là khoảng 2,7 lít (khoảng 11 ly) mỗi ngày đối với phụ nữ và 3,7 lít (khoảng 15 ly) mỗi ngày đối với nam giới.
Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh thận và đang tìm cách cải thiện sức khỏe tổng thể của thận, chuyên gia Patricia Bannan (Mỹ) nói rằng bạn có thể cần hạn chế lượng nước uống vào.
Bà Bannan nói: “Điều này là do thận bị tổn thương không thải hết chất lỏng ra ngoài được. Quá nhiều chất lỏng trong cơ thể có thể gây nguy hiểm. Nó có thể gây ra huyết áp cao, sưng phù và suy tim. Chất lỏng bổ sung cũng có thể tích tụ xung quanh phổi của bạn và khiến bạn khó thở”.
Bà Bannan cho biết thêm: “Thận là cơ quan thiết yếu giúp chúng ta duy trì cân bằng chất lỏng và điện giải, đồng thời loại bỏ chất thải ra khỏi máu. Những người bị bệnh thận không có chức năng đầy đủ của thận. Tiêu thụ các chất dinh dưỡng mà thận khó xử lý, bao gồm protein, natri, kali và phốt pho, có thể làm hỏng thận”.
Dưới đây là các loại thực phẩm mà người có vấn đề về thận nên tránh, theo Eat This, Not That!
1. Đậu khô và đậu Hà Lan
Đậu khô và đậu Hà Lan có hàm lượng phốt pho rất cao. Tốt nhất là bạn nên tránh các loại đậu và đậu Hà Lan đóng hộp vì chúng được biết là chứa nhiều natri.
Nên tránh các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa, kem, sữa chua và pho mát vì sữa tự nhiên chứa nhiều phốt pho và kali.
Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi, vì vậy hãy thận trọng khi kết hợp quá nhiều các sản phẩm từ sữa với các thực phẩm giàu phốt pho và kali khác nếu thỉnh thoảng bạn được phép thưởng thức, theo Eat This, Not That!
3. Quả hạch
Mặc dù các loại hạt (bao gồm cả bơ đậu phộng) chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất, nhưng không may chúng cũng chứa nhiều kali, phốt pho và natri.
Đổi bơ từ các loại hạt để lấy các món ăn có lợi cho thận hơn như bơ, bơ thực vật (đều không chứa kali), thạch hoặc mứt.
4. Sản phẩm cám
Video đang HOT
Các sản phẩm làm từ cám, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám/ngũ cốc, bột yến mạch chứa nhiều phốt pho và kali, vì vậy bạn nên ăn bánh mì trắng nếu có các vấn đề về thận.
Lưu ý, nhiều sản phẩm bánh mì có xu hướng chứa nhiều natri.
5. Chuối
Chuối chứa nhiều kali, người mắc bệnh thận cần lưu ý – SHUTTERSTOCK
Chuối được biết đến là một trong những loại trái cây giàu kali nhất. Thật không may, nhiều loại trái cây có hàm lượng kali cao, vì vậy Bannan khuyên bạn nên tránh các loại nước trái cây làm từ chúng, bao gồm nước cam, nước cà chua, nước ép mận, nước mơ và nước bưởi.
6. Thịt đỏ và thịt chế biến
Cả thịt đỏ và thịt đã qua chế biến đều chứa nhiều natri, protein và phốt pho, tất cả đều nên tránh trong chế độ ăn uống thân thiện với thận.
Bannan nói: “Đối với những người mắc cả bệnh tiểu đường và bệnh thận, điều này có thể làm cho tình trạng kháng insulin của họ trở nên tồi tệ hơn. Một đánh giá nghiên cứu cho thấy rằng hạn chế thịt đỏ trong chế độ ăn uống có thể có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận, cũng như giảm nguy cơ tim mạch”.
7. Khoai lang, khoai tây trắng
Ngâm và luộc khoai tây có thể giúp giảm 50% lượng kali, tuy nhiên, điều này không loại bỏ hết kali trong khoai tây. Những món này bạn sẽ phải tránh, cho dù chúng thường là món ăn phụ trong bữa tối của bạn.
8. Cà chua
Loại rau củ này chứa nhiều kali, vì vậy tốt nhất bạn nên bỏ qua không chỉ vì bạn đang cố gắng làm sạch thận của mình mà còn phải chiến đấu với bệnh tự miễn dịch.
Davita Kidney Care khuyên bạn nên chọn hành tây, nấm, tỏi hoặc ớt thay cho cà chua.
9. Quả bơ
Quả bơ – SHUTTERSTOCK
Mặc dù có rất nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn bơ, nhưng nếu bạn có các vấn đề về thận thì nên tránh. Tin hay không tùy bạn, bơ chứa nhiều kali hơn chuối.
10. Nước ngọt
Không có gì ngạc nhiên, bạn nên tránh uống nước ngọt. Nước ngọt, đặc biệt là các loại có màu sẫm, chứa đường và thêm phốt pho, mà cơ thể con người hấp thụ cao, theo Eat This, Not That!
Ăn quá nhiều hạt dẻ cười: Khỏi cười được luôn vì bạn có nguy cơ mắc 10 vấn đề sức khỏe sau!
Hạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
Các loại hạt, khi tiêu thụ với số lượng hạn chế, đương nhiên có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Hạt dẻ cười là một trong những loại hạt phổ biến có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giàu một số chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch và ruột.
Sau khi biết được lợi ích của hạt dẻ cười, bạn có thể nghĩ rằng ăn càng nhiều càng tốt có thể giúp bạn nhận được tất cả lợi ích càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng hạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng.
Sau khi biết được lợi ích của hạt dẻ cười, bạn có thể nghĩ rằng ăn càng nhiều càng tốt có thể giúp bạn nhận được tất cả lợi ích càng nhanh càng tốt.
Vậy, tác dụng phụ gì xảy ra khi ăn quá nhiều hạt dẻ cười?
Tăng cân
Hạt dẻ cười là món ăn nhẹ dễ ăn, có nghĩa là bạn có xu hướng nhai nó quá nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là thói quen tiêu thụ hạt dẻ cười hàng ngày của bạn có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Hầu hết mọi người sẽ ngạc nhiên nhưng thực sự thì một tách hạt dẻ cười đơn giản có tới 700 calo. Vì vậy, nếu bạn là người đang cố gắng giảm cân sau Tết , bạn nên theo dõi mức việc ăn hạt dẻ cười của mình.
Thừa chất xơ
Trong khi tiêu thụ chất xơ là cần thiết để đảm bảo sự vận động trơn tru của ruột, thực tế thì lượng chất xơ quá nhiều cũng không tốt cho chúng ta. Nó có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích, co thắt dạ dày, kém hấp thu và một số bệnh lý khác dẫn đến đau bụng. Vì vậy, chúng ta nên tránh ăn quá nhiều hạt dẻ cười trong một lần.
Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella
Thông tin đăng tải trên trang Health cho biết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt dẻ cười có thể chứa vi khuẩn salmonella, khiến trái cây khô rất mất an toàn cho con người. Vi khuẩn này có ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh và người lớn tuổi vì họ có hệ miễn dịch yếu hơn. Trong hầu hết các trường hợp, nó có thể dẫn đến sốt cao, tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa.
Nguy cơ nuốt phải Acrylamide
Rang hạt dẻ cười là một cách tuyệt vời để đối phó với vi khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, điều này làm phát sinh Acrylamide. Trong khi đó, Acrylamide được biết là làm tăng sự phát triển của các tế bào gây ung thư trong cơ thể con người.
Dễ bị đầy hơi
Hạt dẻ cười có giá trị nhiệt lượng rất cao. Do đó, khi bạn ăn quá nhiều hạt dẻ cười trong một lần, nó có thể khiến bạn bị đầy hơi và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Cảm giác nặng nề có thể khiến bạn cảm thấy lờ đờ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các thói quen ăn uống khác của bạn vì bạn sẽ chán ăn.
Huyết áp cao
Hầu hết hạt dẻ cười mà chúng ta ăn đều được rang - có nghĩa là hàm lượng muối cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong hầu hết các gói hạt dẻ cười rang, trong 28g hạt dẻ cười có đến 121mg natri. Tiêu thụ quá nhiều natri làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nó cũng dẫn đến huyết áp cao và có thể gây bất lợi về lâu dài.
Hầu hết hạt dẻ cười mà chúng ta ăn đều được rang - có nghĩa là hàm lượng muối cao.
Không tốt cho người đang bị bệnh thận
Nếu bạn đang bị các vấn đề về thận, việc tiêu thụ hạt dẻ cười có thể gây hại nhiều hơn lợi. Điều này là do hạt dẻ cười giàu kali. Nó giúp duy trì sự cân bằng điện giải, giúp giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể. Trong khi đó, những người bị rối loạn thận, thận không hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, điều này dẫn đến hàm lượng kali dư thừa trong cơ thể, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nguy cơ sỏi thận
Ngay cả đối với những người khỏe mạnh, việc tiêu thụ hạt dẻ cười với số lượng lớn có thể làm đảo lộn sự cân bằng kali trong cơ thể. Sự hiện diện của oxalat và methionine trong hạt dẻ cười thúc đẩy sự hình thành canxi oxalat - một trong những thành phần chính của sỏi thận kết tinh. Vì vậy, tiêu thụ hạt dẻ cười với số lượng lớn có thể gây ra sự phát triển của sỏi thận ở người trưởng thành hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngay cả đối với những người khỏe mạnh, việc tiêu thụ hạt dẻ cười với số lượng lớn có thể làm đảo lộn sự cân bằng kali trong cơ thể.
Có thể gây dị ứng
Fructan thường có trong hạt dẻ cười. Nó thường không có hại, nhưng nhiều người có thể bị dị ứng với fructan. Cường độ dị ứng có thể thay đổi từ dị ứng nhẹ đến dị ứng nặng (đôi khi dẫn đến nhập viện). Những người này có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng, từ đó có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Chúng có thể bao gồm từ táo bón và đầy hơi đến đau bụng và tiêu chảy. Vì thế, bạn nên bắt đầu tiêu thụ hạt dẻ cười chỉ với số lượng nhỏ để tìm hiểu xem bạn có bị dị ứng với chúng hay không.
Dư thừa mangan
Mangan là một thành phần cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể con người. Tuy nhiên, dư thừa mangan trong cơ thể có thể là một nguyên nhân đáng lo ngại. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú. Hạt dẻ cười chứa nhiều mangan, khi tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây đau đầu, ảo giác, chuột rút ở chân và một số bệnh về thần kinh.
Kết lại...
Từ những tác dụng phụ trên, giới chuyên gia dinh dưỡng lưu ý không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cười mỗi lần, cần ăn với số lượng hạn chế. Nên ăn 1-2 nắm, tầm 30 hạt là cùng trong một ngày, tuyệt đối không ăn nhiều hơn để tránh những hậu quả đáng tiếc.
4 nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột ngay cả khi bạn đang dùng thuốc Biết được nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh phòng tránh được tình trạng nguy hiểm này. Huyết áp tăng cao đột ngột là tình trạng mà các chỉ số huyết áp thay đổi cao bất thường một cách nhanh chóng khiến cho người bệnh bất ngờ. Thông thường, người trưởng thành có sức...