10 loại củ quả có tác dụng trị ho ngay trong vườn nhà bạn
Đôi khi, bạn đi tìm kiếm những loại thuốc trị ho hiệu quả mà không nghĩ chúng ở ngay trong vườn nhà bạn
Khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng… Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số loại quả không chỉ hiệu quả để giảm cơn ho, mà còn an toàn, hạn chế tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Dưới đây là một số loại quả có tác dụng trị ho:
1. Quả quất
Quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho… Bạn có thể hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong): Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.
Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.
2. Chanh đào
Quả chanh đào giúp phòng chống và trị ho, viêm họng rất hiệu quả.
Có nhiều cách để áp dụng trong việc chữa ho từ chanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước)…
Video đang HOT
Bài thuốc đông y chữa ho hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất chính là chanh đào hấp mật ong, đường phèn. Cách làm rất dễ, nguyên liệu luôn có sẵn, ai cũng có thể thực hiện và áp dụng
3. Hạt chanh
Lấy hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi vị 10 g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hạt chanh 10 g, lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, nước 20 ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
4. Phật thủ
Đây là một loại quả có công hiệu chữa ho hiệu quả, đặc biệt là cho trẻ mà không được nhiều người biết đến khi chăm sóc trẻ. Quả Phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc trị ho cho bé dễ uống.
5. Nho khô
Nghiền nát nho khô, sau đó trộn với ít nước và đường, tiếp đến đun nóng hỗn hợp này rồi để nguội. Sử dụng hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chữa ho cũng rất tốt.
6. Quả dâu tây
Dùng dâu tây ép lấy nước, rồi lấy nước ép đó cho bé uống. Dâu tây không chỉ có tác dụng tiêu đờm, mà còn giúp giảm bớt khô ngứa họng. Do đó, nếu bé lớn có thể hướng dẫn bé ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
7. Quả la hán
Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…
Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, khử đờm rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
8. Quả lê
Theo Đông y, lê vị ngọt, hơi chua, tính hàn, vào các kinh phế và vị, có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm, làm hết ho, giáng hoả, giải khát, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản…
Lấy một quả lê nặng khoảng 100g, cắt thành miếng nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, cô nước cốt thành cao, thêm đường vào đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Khi uống hòa cao với nước sôi. Bài thuốc này dùng chữa ho, tiêu đờm, chữa viêm đường hô hấp có kết quả tốt.
Lấy một quảlê, giã nát, vắt lấy nước đem cô đặc lại, cho ít mật ong vào khuấy đều (có người còn cho thêm nước gừng), bảo quản trong lọ kín dùng dần, mỗi lần uống hai thìa cà phê với nước đun sôiđể ấm. Bài thuốc này có tác dụng trừ đờm, chỉ khái, dùng chữa các chứng ho do đờm nhiệt, ho kéo dài lâu ngày.
9. Quả khế
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Khế được coi là loại thuốc trị ho hiệu quả, bởi vị chua của khế làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc Tây.
Cách dùng: Cắt lát miếng khế, chấm với muối và ngậm một lúc trước khi ăn; Ngâm 1 chút khế với mật ong và ăn; Lấy một chum khế, tẩm với rượu gừng để sắc uống.
10. Củ nghệ
Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn… Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.
Theo VNE
Dùng nhiều cam thảo có thể loạn cơ, loạn tim
Cam thảo là vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh. Tuy nhiên, cam thảo chỉ phát huy được tác dụng nếu dùng đúng cách. Nếu dùng nhiều một lúc có thể gây chứng loạn cơ và rối loạn nhịp tim.
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y và được các danh y tôn vinh là quốc lão, nghĩa là vị thuốc có công lao rất lớn. Vì có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên cam thảo có mặt trong hầu hết các thang thuốc, với vai trò điều hoà các vị thuốc, kéo dài thời gian tác dụng và làm giảm độ độc của các vị thuốc khác.
Theo các dược sĩ, trong y học cổ truyền, người ta vẫn sử dụng 3 loại cây cam thảo. Trong đó có cam thảo Nam có tác dụng điều trị tiêu độc, trị bệnh đường tiêu hóa, dạ dày, trị ho.
Một loại cam thảo nữa mà dân gian hay dùng là cam thảo Bắc, loại này chúng ta không trồng được và đa số là nhập về. Chất tạo nên vị ngọt của cam thảo Bắc cũng đóng vai trò là một tá dược, dẫn thuốc đi về các kênh, đi đến các cơ quan để được điều trị. Nó còn có tác dụng hòa hoãn, tức là làm bớt tính nhiệt của một vị thuốc nhiệt quá, hoặc làm bớt tính mát của một vị thuốc mát quá. Ngoài ra, cam thảo Bắc còn được dùng trong những bài thuốc trị họ, trị bệnh đau dạ dày, những bài thuốc bổ, hoặc có tác dụng giảm đau.
Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng trong cam thảo có chứ 6 - 14% glycyrrhizin, cá biệt có loại chứa đến 23%, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza. Nếu dùng nhiều hơn 5 gam glycyrrhizin một lúc có thể gây chứng loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Vì vậy không phải ai cũng có thể dùng được vị thuốc này và cũng không nên sử dụng thường xuyên.
Trong cam thảo còn có thành phần chất có tác dụng kháng viêm nên nếu uống lâu ngày gây giữ nước và gây phù. Đối với người tăng huyết áp nếu uống cũng gây tăng huyết áp.
Ngoài ra, cam thảo có thể gây thải Kali và khi thải Kali thì gây ra nhiều ảnh hưởng trên tim cũng như bị nhược cơ.
Với mỗi người bình thường mỗi ngày không nên dùng quá 2 gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Và cũng không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như: nhân trần, báo bảo thay nước lọc. Cam thảo chống chỉ định với người bị viêm thận, táo bón mãn tính, viêm phế quản, người có huyết áp không ổn định.
Theo TNO
Thuốc Nam trị ho hiệu quả và an toàn Ho là phản xạ tốt của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết, dị vật ra ngoài khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu ho dai dẳng kéo dài thì tình trạng này có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong như áp xe phổi, viêm phổi, viêm phế quản... Ho là một triệu...