10 kiểu ngồi làm việc gây hại sức khỏe dân văn phòng
Các tư thế ngồi sai như lưng không thẳng, chân không chạm đất, để ghế quá cao hay ngồi quá lâu, đều có thể gây hại đến sức khỏe.
Khoảng cách từ mắt đến máy tính sai vị trí
Mắt phải thẳng hàng với một điểm trên màn hình, nằm ở khoảng 5-7 cm dưới mép trên của màn hình. Duy trì khoảng cách từ mắt đến màn hình khoảng 50 cm. Như vậy, đầu bạn sẽ giữ thẳng, không bị nghiêng hoặc cúi về phía trước.
Bên cạnh đó, nếu màn hình được đặt ở vị trí chính xác, bạn sẽ có thể nhìn tốt hơn, cổ và lưng sẽ được thoải mái và thư giãn.
Lưng không thẳng
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng lưng của bạn phải thẳng hàng với lưng ghế, tránh nghiêng về phía trước. Điều này sẽ giúp giảm cảm giác mỏi lưng khi ngồi làm việc trong thời gian dài.
Chân không chạm đất
Điều chỉnh độ cao ghế phù hợp sao cho toàn bộ lòng bàn chân ngang với mặt sàn, đùi và cẳng chân tạo thành một góc nhẹ trên 90 độ, lưng thẳng. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên bỏ giày, đặc biệt là giày có gót để tạo sự thoải mái cho chân.
Đan chéo chân
Có rất nhiều nghiên cứu cho rằng bắt chéo chân khi làm việc tại bàn sẽ làm các mạch máu bị siết chặt, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, thậm chí có thể dẫn đến huyết áp cao. Vì vậy, mỗi khi có ý định đó, bạn có thể đứng dậy vươn vai hoặc đi lại một chút để thư giãn.
Không dùng sản phẩm hỗ trợ
Rất khó để duy trì tư thế lý tưởng cho sức khỏe khi ngồi làm việc trong thời gian dài. Vì vậy, một số sản phẩm đước sản xuất để hỗ trợ cho dân văn phòng xây dựng thói quen ngồi làm việc tốt hơn. Hãy sử dụng chúng để bảo vệ sức khỏe và vóc dáng.
Video đang HOT
Không điều chỉnh tư thế ngồi đúng
Đừng chủ quan. Chỉ cần điều chỉnh một số nấc dù nhỏ nhưng cũng sẽ đóng vai trò quan trọng để tư thế ngồi của bạn được thoải mái nhất. Đừng sử dụng một chiếc ghế bình thường bởi vì bạn không thể điều chỉnh được nó.
Một số chuyên gia cũng khuyến nghị bạn có thể dùng bàn làm việc đứng di động.
Không nghỉ giải lao sau mỗi 30 phút
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, ngồi làm việc quá lâu sẽ khiến bạn bị mỏi cơ. Sau khi một khoảng thời gian ngồi tư thế chuẩn, bạn vẫn có thể quay trở lại vị trí có thể gây hại cho lưng. Chính vì vậy, hãy đứng dậy giải lao mỗi 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi thường xuyên.
Cứ sau 30 phút xem màn hình, bạn nên đứng dậy để rèn luyện cơ mắt ít nhất 20 giây và tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng mỗi giờ.
Theo các nhà nghiên cứu, duy trì thói quen này sẽ giúp bạn sống lâu hơn.
Không điều chỉnh chiều cao ghế
Mỗi khi ngồi xuống làm việc cần phải điều chỉnh lại chiều cao ghế sao cho hông của bạn cao hơn đầu gối một chút. Ban đầu có thể khó, nhưng bạn cần cố gắng duy trì tư thế này càng nhiều càng tốt.
Tư thế tay sai
Nếu đặt sai tư thế tay và cánh tay thì có thể gây cơn đau vai, nhức mỏi vai gáy, tê tay vào buổi sáng, thậm chí là viêm khớp nếu kéo dài tư thế sai.
Tư thế đúng là để cánh tay gập một góc vuông 90 độ khi đánh máy hoặc làm việc với máy tính. Bạn không nên tì tay vào bàn phím khi đánh máy, nên dùng cả bàn tay để giữ và di chuột dễ dàng.
Không sử dụng tai nghe để nghe điện thoại
Các chuyên gia khuyên bạn nên đeo tai nghe khi nói chuyện điện thoại. Điều này giúp giữ đúng tư thế ngồi và vị trí đầu, giúp bạn đỡ đau lưng, nhất là khi thực hiện nhiều cuộc gọi.
Mắc bệnh xương khớp, bác sĩ chuyên khoa chỉ ra những điều ai cũng nên ghi nhớ để đánh bay đau nhức hành hạ
Trước vấn nạn như cơm bữa này của dân văn phòng, TS.BS Nguyễn Hoàng Long (Phó trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức) đã có những chia sẻ vô cùng cấp thiết đến bộ phận không nhỏ người mắc bệnh lý xương khớp.
Trong các bệnh lý mà dân văn phòng thường mắc phải, bệnh lý xương khớp như đau nhức, thoái hóa đốt sống cổ... là những chứng bệnh rất thường xuyên gặp. Tập trung ở độ tuổi trung niên làm việc tại văn phòng nhưng giờ đây, bệnh lý xương khớp cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ do thói quen ngồi lâu làm việc, quên đứng dậy vận động hoặc lười vận động, dẫn đến đau mỏi lưng, tốc độ đánh máy nhanh gây đau nhức xương bàn tay...
Trước vấn nạn như cơm bữa này của dân văn phòng, TS.BS Nguyễn Hoàng Long (Phó trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức) đã có những chia sẻ vô cùng cấp thiết đến bộ phận không nhỏ người mắc bệnh lý xương khớp.
Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh xương khớp khi ngồi làm việc
Theo BS Long, khi ngồi làm việc không đúng tư thế sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, gây nên tình trạng thoát bị, thoái hóa đĩa đệm cột sống. Điều này thường được cảnh báo bằng những dấu hiệu như đau mỏi cổ vai gáy, lan xuống tay, các triệu chứng thần kinh rõ nét. "Nhất là dân văn phòng thường có thói quen ngồi lâu, quên vận động hoặc lười vận động khiến các cơ bị thiếu máu, dẫn đến tình trạng teo cơ, nhão dây chằng", BS Long nhận định.
Bệnh xương khớp mà dân văn phòng thường gặp phải là gì?
BS Long cho biết, nếu mắc bệnh xương khớp thì thường phải đau nhiều lần, sử dụng một số phương án đơn giản mà triệu chứng đau mỏi cột sống không giảm. Lúc này mới thực sự cần đến điều trị bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp
Chuyên gia cho rằng, đối với dân văn phòng mắc bệnh lý xương khớp nói riêng và người mắc bệnh lý xương khớp nói chung thì điều trị bằng thuốc vẫn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; hoặc sử dụng phương pháp ít xâm lấn như phong bế; hoặc sử dụng phương pháp xâm lấn như phẫu thuật.
Để duy trì cột sống khỏe mạnh cần làm gì?
Điều quan trọng nhất là bạn cần thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày như tăng cường vận động, có thể đặt giờ nếu quên để đứng lên đi vệ sinh, lấy nước... cũng là một cách vận động, không vừa ăn vừa làm... Ngoài ra cần có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh ngồi quá lâu kéo dài.
Các trường hợp mắc bệnh lý xương khớp cần đi khám ngay
BS Long nhận định dưới đây là những trường hợp mắc bệnh xương khớp cần đi thăm khám ngay để có hướng điều trị hiệu quả nhất: - Đau tê xuống tay chân ngày một nặng lên. - Nhóm cơ ở tay chân yếu hơn bên còn lại. - Biểu hiện rối loạn đại tiện và tiểu tiện.
Quá trình thăm khám gồm những bước nào?
Thông thường, bệnh nhân xương khớp sẽ được thăm khám theo các bước sau:
- Gặp bác sĩ, hỏi và khám.
- Tùy tình trạng, bác sĩ có chỉ định chụp chiếu, làm xét nghiệm.
- Khi có kết quả, bác sĩ dựa trên đó để kết luận và đưa ra phác đồ điều trị.
Người mắc bệnh xương khớp nên ăn uống, bổ sung gì?
Người mắc bệnh xương khớp nên bổ sung canxi như ăn nhiều các loại hạt, vitamin D, kali, vitamin nhóm B như rau màu xanh đậm, ăn nhiều vitamin C từ trái cây có múi như cam, quýt, bưởi vì giúp hình thành chất xương cho cơ thể...
Khi nào cần điều trị chuyên sâu các vấn đề xương khớp?
BS Long nhận định, người mắc bệnh xương khớp có triệu chứng nhẹ thường kéo dài hơn 10 ngày không đỡ, lúc này cần can thiệp sâu để điều trị dứt điểm. Phương pháp can thiệp sâu bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, sâu hơn có thể tiêm phong bế vào cốt ống, dùng sóng cao tần... Việc điều trị bệnh có khỏi được hay không dựa vào tình trạng bệnh, bệnh nhân có tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị hay không, có thay đổi thói quen sinh hoạt tác động xấu đến cơ thể như ngồi lâu, vặn xoắn cơ thể quá mức, bẻ người quá mức hay không...
Người mắc bệnh xương khớp nên đi khám ở đâu?
BS Nguyễn Hoàng Long khuyên, người mắc bệnh xương khớp không nên tự ý điều trị tại nhà cũng như tự ý điều trị theo kinh nghiệm của những người từng bị, có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Cách tốt nhất là đi đến thăm khám và điều trị tại những bệnh viện lớn, uy tín có chuyên khoa cơ xương khớp như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Giải đáp thắc mắc về những bệnh xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng Bệnh ở cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy... là những vấn đề về xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng. Vậy phải làm sao để các bệnh này không còn là nỗi lo với dân văn phòng? Ít vận động, cả ngày chỉ ở trong phòng kín hay chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho các căn...