10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu nhất 2014
Nguyễn Ngọc Lưu Ly – nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam và chàng trai vàng Toán học Nguyễn Thế Hoàn là những gương mặt được vinh danh vào ngày 26/10 sắp tới.
10 người trẻ được vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2014 là những người có thành tích nổi trội trong các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo – phát triển kinh tế; văn hóa – nghệ thuật; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thể dục – thể thao; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Dưới đây là 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô được vinh danh ngày 26/10:
PGS Nguyễn Ngọc Lưu Ly
Nguyễn Ngọc Lưu Ly là con cả của PGS.TS Nguyễn Lân Trung (con trai cố GS Nguyễn Lân). Hiện nay, cô là Phó chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Văn hóa tiếng Pháp (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) và trở thành nữ Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2013 khi mới 32 tuổi.
Nguyễn Ngọc Lưu Ly rạng rỡ trong ngày trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chức danh năm 2013. Ảnh: Tuấn Mark.
Cô đạt bằng khen Vinh danh người có nhiều cống hiến cho Cộng đồng người Pháp ngữ năm 2014 của nhóm các Sứ quán và các tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam. Cô từng chỉ đạo, tổ chức thi chọn và tập huấn cho sinh viên tham gia kỳ thi Concours Dynamique của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt giải nhì cuộc thi khu vực Đông Dương.
Chàng trai vàng Toán học Nguyễn Thế Hoàn
Nguyễn Thế Hoàn là học sinh lớp 12A1 Toán trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia HN. Thế Hoàn là cậu học sinh vừa giành giải vàng cuộc thi Toán học quốc tế 2014 (IMO) được tổ chức tại Nam Phi. Trước đó Thế Hoàn đạt giải nhì môn Toán kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2014, giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh cấp trường lần thứ V năm 2013.
Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên Nguyễn Vũ Lương (giữa) chia sẻ niềm vui cùng Hoàn và ông ngoại em. Ảnh: Vietnamnet.
Phạm Ngân Giang đạt huy chương vàng Olympic Hóa học Quốc tế
Phạm Ngân Giang là lớp trưởng Y1A, trường ĐH Y Hà Nội. Cô gái có bảng thành tích khủng với huy chương vàng Olympic Hóa học Quốc tếnăm 2014, nằm trong top 15 người có điểm cao nhất trong tổng số 291 thí sinh đến từ 77 quốc gia, giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học năm lớp 12.
Phạm Thị Ngân Giang. Ảnh: Tuoitrethudo.
Ngân Giang yêu thích môn Hóa học ngay từ lần đầu tiếp xúc. Tuy vậy cô gái đa tài này từng là học sinh lớp chuyên Văn tại THCS chuyên Hà Nội – Amsterdam. Là sinh viên trường ĐH Y Hà Nội cô thường tham gia làm từ thiện cho người nghèo.
Ông chủ 8X Đào Công Trường
Đào Công Trường – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Tản Lĩnh, Giám đốc Công ty CP Bánh sữa Ba Vì, huyện Ba Vì là người có nhiều nỗ lực trong công việc. Từ chàng trai trượt đại học, bán hàng thuê, Công Trường đã trở thành ông chủ với doanh thu 10 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận đạt 800 triệu đồng. Anh Trường tâm sự: “Công việc rất vất vả khi ngày nào cũng phải đi mấy chục cây số nhưng chính khoảng thời gian làm thuê đó đã cho mình nhiều bài học quý”.
Video đang HOT
Ông chủ Đào Công Trường. Ảnh: Tuoitrethudo.
Công ty của anh Trường đã tạo việc làm lao động cho 35 lao động với mức thu nhập từ 3-10 triệu đồng/tháng.
Cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Thu Hương trở thành giám đốc
Nguyễn Thị Thu Thương – Giám đốc trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương, huyện Phú Xuyên là cô gái bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, không thể đi lại và chăm sóc được bản thân. Hiện nay, đã 31 tuổi nhưng chị chỉ cao 80 cm và nặng 20 kg.
Cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Thu Hương. Ảnh: Thuongthuong.
Mong muốn tạo việc làm cho người khuyết tật, chị thành lập công ty, giúp 14 người có việc làm, chuyên sản xuất đồ thủ công. Chị từng được Trung ương Đoàn trao bằng khen Gương thanh niên Thủ đô làm kinh tế giỏi năm 2014.
Vận động viên Dương Thúy Vi
Dương Thúy Vi – Vận động viên Wushu đội tuyển quốc gia đã mang về tấm huy chương vàng duy nhất cho đoàn thể thao Việt Nam tại Asian Games 17. Tại Sea Games 27, cô cũng là người mở hàng huy chương vàng của Việt Nam. Bên cạnh tài năng, Thúy Vi còn sở hữu những nét duyên dáng khiến cô ngày càng nhận được xem là hot girl của wushu Việt Nam.
Cô gái Dương Thúy Vi. Ảnh: Hoàng Tâm.
Bác sĩ Bùi Sỹ Tuấn Anh
Bùi Sỹ Tuấn Anh – Phó trưởng khoa ngoại B1 Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, phó chủ tịch kiêm phó tổng thư ký Hội thầy thuốc trẻ thành phố Hà Nội. Bác sĩ trẻ này đã được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích tiêu biểu đạt giải thưởng Đặng Thùy Trâm năm 2013. Danh hiệu thầy thuốc trẻ tiêu biểu Thủ đô cũng được bác sĩ Tuấn Anh nhận năm 2010.
Bác sĩ trẻ Tuấn Anh: Ảnh: Tuoitrethudo.
Khi là sinh viên, bác sĩ Tuấn Anh đã có mặt trong nhiều chuyến tình nguyện vùng sâu,vùng xa. Tốt nghiệp thạc sĩ năm 2010, bác sĩ Tuấn Anh không chỉ là lãnh đạo tại kho mà vẫn thường tham gia mổ cho bệnh nhân khi bệnh viện cần.
Tài năng âm nhạc Quách Hoàng Nhi
Quách Hoàng Nhi – học sinh lớp 5B trường tiểu học Nam Thành Công đang học năm thứ hai hệ trung cấp Piano, HV Âm nhạc Quốc gia. Quách Hoàng Nhi đã từng được giải nhất tại cuộc thi Mozart năm 2013 tại Bangkok (Thái Lan), giải nhất cuộc thi Piano quốc tế Val Tidone và giải nhì cuộc thi Piano Talents năm 2014 tại Milan, Italy.
Tài năng âm nhạc Hoàng Nhi. Ảnh: Báo Lao động.
Trung đội trưởng Hoàng Văn Đông: Anh là trung đội trưởng trung đội 1, đại đội 2, tiểu đoàn Thông tin 610, Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Trưởng công an Nguyễn Trọng Tùng
Nguyễn Trọng Tùng – Trưởng công an phường Văn Chương, Đống Đa lập được nhiều thành tích trong việc chỉ huy, bắt giữ các đối tượng buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy trên địa bàn thành phố.
Trọng Tùng được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ vì đã có thành tích chiến đấu, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc năm 2013.
Theo Zing
Vì sao fan DOTA 2 và fan LMHT thường ghét nhau?
Fan của 2 tựa game MOBA đình đám DOTA 2, LMHT hiện nay thường xảy ra những tranh cãi không đáng có.
Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam với cái tên Liên Minh Huyền Thoại (ngày 1/8/2012), League of Legends đã được dự đoán sẽ sớm trở thành đối trọng của MOBA số 1 thời bấy giờ là DOTA ( DOTA 2).
Vào thời điểm đó, cộng đồng Việt đã tin rằng việc có đối thủ cạnh tranh sẽ giúp DOTA, DOTA 2 cũng như LMHT ngày một hoàn thiện hơn, tránh tình trạng "độc bá" thị trường và đương nhiên được lợi nhất vẫn là người chơi.
LMHT và DOTA 2 là hai tựa game MOBA hàng đầu thế giới.
Quả thực, cho tới thời điểm hiện tại cả DOTA 2 lẫn LMHT đều đã có những bước tiến đáng kể để phục vụ nhu cầu người chơi. Tuy nhiên, cũng từ đây đã nảy sinh ra một vấn đề khá nghiêm trọng - Sự bất đồng quan điểm giữa fan của hai tựa game cùng thể loại MOBA. Vậy tại sao fan của hai tựa game này lại "Ghét" nhau đến vậy, hãy cùng chúng tôi đến với một vài lý do tiêu biểu nhất nhé.
DOTA 2 trên tầm Liên Minh Huyền Thoại
Đây là vấn đề mà rất nhiều fan DOTA 2 đã đề cập đến. Theo họ, DOTA cũng như DOTA 2 khó chơi hơn LMHT rất nhiều, người chơi DOTA 2 tốt sẽ rất dễ để trở thành cao thủ LMHT (Tiêu biểu là trường hợp Archie của team Saigon Jokers). Còn cao thủ LMHT sang DOTA 2 sẽ cực khó để theo kịp nhịp độ trận đấu.
Theo một game thủ có tiếng tăm thì, LMHT dễ chơi, dễ điều khiển và phù hợp hơn với những game thủ lần đầu bước chân vào thể loại MOBA. Những gì người chơi cần phải làm là bấm Q, W, E, R cùng một số phím tắt khác. Nhưng trong DOTA 2, có vô số những hero đặc biệt phức tạp như Invoker, Meepo hay Chen, đòi hỏi kỹ năng và tay nghề mà không phải ai cũng luyện được. Một số trang bị như Blink Dagger hay cách sử dụng phím Shift cũng là ví dụ cụ thể để phân biệt đẳng cấp.
Bên cạnh đó, DOTA 2 có cả "last hit" và "deny" trong khi LMHT chỉ có "last hit", điều đó có nghĩa rằng trong LMHT, game thủ chỉ cần tập trung vào một việc. Điều này dễ dàng hơn khi phân chia đầu óc để tính toán cả hai công việc của DOTA 2. Trong game của Valve, việc bị giết sẽ ảnh hưởng lớn tới số tiền mà game thủ đang tích lũy hơn là trò chơi đối địch.
Đương nhiên, fan LMHT không chấp nhận điều này, theo họ tuy cùng là thể loại game MOBA nhưng giữa LMHT và DOTA 2 có quá nhiều điểm khác biệt và không thể đánh giá tựa game nào khó hơn tựa game nào. Không phải cứ pro DOTA 2 là sẽ có thể trở thành pro LMHT. Sở dĩ LMHT có nhiều trường hợp tạm gọi là "trẻ trâu" bởi độ phủ của nó là quá lớn chứ không hạn hẹp như DOTA 2 tại Việt Nam.
Liên Minh Huyền Thoại có NPH tại Việt Nam
Có rất nhiều game thủ DOTA 2 cho rằng thứ duy nhất giúp LMHT có thể vượt lên trên tựa game của họ là bởi do có NPH Việt. Garena đã làm khá tốt công việc của mình, gây dựng ra một cộng đồng lớn với hàng loạt giải đấu khủng.
Trong khi đó cộng đồng DOTA 2 phải sống cuộc sống "tầm gửi" với các giải đấu tự phát không thường niên. Các game thủ cũng vì thế mà chán nản nên chuyển sang LMHT hay các tựa game online khác chơi.
LMHT thành công một phần là nhờ có NPH riêng tại Việt Nam.
Họ tin rằng nếu cả DOTA 2 lẫn LMHT cùng được phát hành tại Việt Nam vào cùng một thời điểm thì có lẽ bản đồ MOBA Việt sẽ phải vẽ lại rất nhiều. Đương nhiên, suy nghĩ này đã khiến fan LMHT cảm thấy không hài lòng và rất nhiều tranh cãi đã xảy ra.
Sự kinh doanh trong game
Dù đều là hai tựa game thuộc thể loại "Free to play" nhưng giữa DOTA 2 và LMHT có rất nhiều sự khác biệt. Theo fan DOTA 2 thì việc dùng tiền để mua tướng, lại còn có cả bảng ngọc đã làm mất đi cái gọi là "chất eSport" trong game, thay vào đó là sự cày kéo đậm "chất game online".
Trong LMHT bạn phải bỏ tiền ra để mua tướng.
Một ví dụ đơn giản được đưa ra, game thủ mới lập nick LMHT sẽ không thể nào vào chơi cùng bạn bè được vì phải tới level 30 mới được lắp đầy đủ bảng ngọc. Ngoài ra số lượng tướng hạn chế sẽ khiến quá trình làm quen với game của người chơi trở nên khó khăn hơn.
Hệ thống tướng hoàn toàn miễn phí của DOTA 2.
Trong khi đó, DOTA 2 không yêu cầu người chơi bất cứ điều gì ngoài việc vào game và cảm nhận. Toàn bộ tướng được mở, không có gì làm nên một vị tướng mạnh ngoài trình độ của người sử dụng nó.
Ngay lập tức, quan điểm này nhận phải nhiều sự phản đối của fan LMHT. Theo họ, việc có ngọc bổ trợ là để làm tăng tính đa dạng và hấp dẫn cho game. Thay vì một tướng bị giới hạn trong một hướng chơi, hướng lên đồ nhất định thì bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra phong cách chơi cho riêng mình.
Với các bạn mới chơi, hàng tuần LMHT vẫn có một số lượng tướng chơi miễn phí cụ thể. Nó giúp người chơi tìm hiểu về tướng theo hướng sâu và rộng hơn chứ không bị ngợp trước danh sách cả trăm tướng mà không biết nên chơi tướng nào.
Một núi không thể có hai hổ
Quả thực việc cả DOTA 2 và LMHT đều phát triển và đạt được thành công nhất định tại Việt Nam đã khiến sự đối nghịch giữa hai tựa game này trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Trong các topic về LMHT hay DOTA 2 bạn đều ít nhiều có thể bắt gặp sự xuất hiện của các fan đối nghịch vào với hàng loạt lời lẽ khích bác, đề cao tựa game mình đồng thời hạ thấp game còn lại.
Đó có thể là những hành động vô thức hay có chủ đích của một bộ phận nhỏ game thủ, nhưng chính nó đã khiến cộng đồng DOTA 2, LMHT có cái nhìn không tốt về nhau. Và một khi đã không có thiện cảm thì dù trong bất cứ vấn đề nào, bất kì trường hợp nào thì sự đối nghịch đó vẫn sẽ luôn được thể hiện.
Kết
Sự đối nghịch, ghen ghét là điều gần như không thể tránh khỏi giữa hai tựa game LMHT và DOTA 2. Tuy nhiên, hãy để sự đối nghịch đó trở thành động lực để cả hai cùng phát triển chứ không phải là để soi mói hay khích bác nhau. Tất cả vì một cộng đồng eSport Việt nói chung và MOBA Việt nói riêng ngày một lớn mạnh và đoàn kết.
Theo VNE
Thực trạng Võ Lâm Truyền Kỳ I hiện nay Võ Lâm Truyền Kỳ I từng một thời làm mưa làm gió tại thị trường Việt. Trước thời điểm Võ Lâm Truyền Kỳ ra đời (năm 2005), thị trường game online Việt non trẻ chỉ mới tồn tại một cái tên chính thức duy nhất là Gunbound. Phong trào chơi game online vừa chớm nở đã thực sự bùng phát khi tháng 6/2005,...