10 giờ đêm Giáng sinh: lúc dễ bị đột quỵ nhất trong năm
10 giờ đêm Giáng sinh (24.12) là lúc có tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao nhất – đó là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 16 năm trên toàn quốc ở Thụy Điển.
Ăn uống quá độ trong các kỳ lễ lạt có thể gây hậu quả ngay lập tức! – SHUTTERSTOCK
Cuộc nghiên cứu cũng phát hiện nhìn chung tỉ lệ đột quỵ tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ nhưng đỉnh điểm là vào đêm Giáng sinh, lúc 10 giờ đêm. Vào lúc này, nguy cơ bị đột quỵ tăng đến 37%, trong đó nhóm người bị tiểu đường và tiền sử tim mạch là gặp nguy hiểm cao hơn cả.
Ngoài đêm Giáng sinh thì ngày đầu năm mới và giữa kỳ nghỉ hè cũng là thời điểm dễ bị đột quỵ hơn cả. Bên cạnh đó, “thời khóa biểu đột quỵ” còn đánh dấu ngày thứ hai và thời điểm tầm 8 giờ sáng.
Video đang HOT
Báo New York Times dẫn ý kiến các chuyên gia đánh giá những con số trên rất đáng chú ý, bởi đây không phải là một cuộc nghiên cứu ngắn trong một phạm vi nhỏ mà kéo dài suốt 16 năm, trên toàn quốc ở Thụy Điển, thống kê dữ liệu từ 280.000 bệnh nhân.
Nhưng tại sao Giáng sinh lại là ngày “rộ” đột quỵ nhất? Không có dữ liệu khoa học để chứng minh, tuy nhiên báo Telegraph dẫn lời bác sĩ tim mạch David Erlinge của đại học Lund (Thụy Điển) cho rằng ngày nghỉ lễ lớn như Giáng sinh cũng là lúc mọi người hay bị căng thẳng nhất, dẫn đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, bao gồm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Bác sĩ Erlinge khuyên: “Mọi người cần tránh sự căng thẳng không cần thiết, chăm sóc người già mắc các bệnh tim mạch và tránh ăn uống quá độ”.
Theo thanhnien
Sống nơi nhiều cây xanh giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ
Sống trong một khu phố nhiêu cây xanh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ, theo một nghiên cứu mới được dẫn đăng trên trang UPI.
ShutterStock
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy những người sống xung quanh là thảm thực vật có chất lượng sức khỏe tốt hơn, bất kể tuổi tác, giới tính, dân tộc và tình trạng hút thuốc.
Aruni Bhatnagar, tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư y khoa và giám đốc của Trung tâm Béo phì, thuộc Đại học Louisville (Mỹ), cho biết trong một thông cáo báo chí: Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các mẫu máu và nước tiểu để tìm ra dấu ấn sinh học chấn thương mạch máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 400 người tham gia.
Sau đó, họ thu thập dữ liệu mật độ thực vật từ các cộng đồng nơi những người tham gia sống bằng cách sử dụng dữ liệu do NASA và USGS thu thập và so sánh với kết quả mẫu.
Cụ thể, những người sống gần các khu vực thực vật dày đặc có nồng độ epinephrine trong nước tiểu thấp hơn, cho thấy mức độ căng thẳng thấp hơn, mức độ F2-isoprostane trong nước tiểu thấp hơn.
Điều này có nghĩa là sức khỏe tốt hơn nhờ ít căng thẳng oxy hóa và khả năng sửa chữa các mạch máu cao hơn.
Việc tăng số lượng thảm thực vật trong khu phố ảnh hưởng sức khỏe tim mạch và can thiệp vào sức khỏe cộng đồng đáng kể, Bhatnagar nói.
Theo thanhnien
Bị đột quỵ do massage cổ Người phụ nữ biệt danh Ahua 49 tuổi (Trung Quốc) đang đi xe buýt bỗng cảm thấy chóng mặt, đứng không vững, cuối cùng ngã xuống. Người ta nhanh chóng đưa Ahua đến bệnh viện. Các bác sĩ khoa thần kinh học chẩn đoán bà bị đột quỵ, Huanqiu đưa tin. Kết quả kiểm tra cho thấy Ahua có dấu hiệu bị nhồi...