10 đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học năm 2020
Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng năm 2020 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, thí sinh cần lưu ý tới quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học để tránh mất quyền lợi.
Tại dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định các trường công bố công khai chỉ tiêu, tiêu chí, phạm vi ngành nghề, chương trình định hướng đào tạo xét tuyển thẳng trong Đề án tuyển sinh của trường.
Cụ thể 10 đối tượng được tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, gồm:
Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.
Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT.
10 đối tượng được ưu tiên xét tuyển thẳng đại học năm 2020. (Ảnh minh họa)
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từng trường.
Video đang HOT
Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành học tương ứng trình độ đại học, cao đẳng theo quy định của từng trường.
Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được xét tuyển thẳng vào cao đẳng theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT.
Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt (nếu cần thiết) theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú); thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non, trình độ cao đẳng.
Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Theo VTC
Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020: Hướng tới chuẩn chất lượng đầu ra
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mặc dù có nhiều điểm mới nhưng về cơ bản dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020 giữ ổn định như năm 2019.
Các điều khoản trong quy chế tường minh, có thể ban hành chính thức sau khi hiệu chỉnh một số vấn đề kỹ thuật.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền. Ảnh: IT
Tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh
PGS Nguyễn Phong Điền phân tích: Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non 2020 có sự tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2... Việc này nhằm bảo đảm mặt bằng chất lượng tuyển sinh trong cùng trình độ; đồng thời, dễ tra cứu, áp dụng pháp luật. Đây là điểm mới và quan trọng của dự thảo Quy chế tuyển sinh năm nay. Trước đây, Quy chế tuyển sinh chỉ áp dụng cho loại hình đào tạo chính quy.
Vì thế việc tích hợp như trên là hợp lý, bởi theo kế hoạch, tháng 3 tới Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư liên quan đến nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Theo đó, trên văn bằng sẽ không ghi loại hình đào tạo mà chỉ bổ sung ghi vào phần phụ lục. Hơn nữa, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, sẽ không phân biệt loại hình đào tạo. "Mục đích chúng ta hướng tới là, dù đào tạo chính quy hay tại chức đều có chất lượng chuẩn đầu ra như nhau. Do đó, tôi cho rằng, dự thảo Quy chế tuyển sinh lần này đã thể hiện rõ tinh thần trên nên mới tích hợp các nội dung của công tác tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2..." - PGS Nguyễn Phong Điền trao đổi.
Phát huy quyền tự chủ của các trường
Cũng theo PGS Nguyễn Phong Điền, dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2020 cơ bản giữ ổn định như năm 2019, chỉ sửa đổi, bổ sung những gì còn bất cập, vướng mắc của năm trước. Dự thảo cũng quy định, các trường chỉ được dùng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành và có sửa đổi (bổ sung phần trách nhiệm của địa phương, trong đó có trách nhiệm của UBND tỉnh, sở GD&ĐT và trách nhiệm của điểm thu nhận hồ sơ).
Tức là ngoài phần trách nhiệm và hỗ trợ của Bộ GD&ĐT về quản lý cơ sở dữ liệu thi, nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh, có thêm phần trách nhiệm của UBND tỉnh, sở GD&ĐT trong việc hỗ trợ thí sinh ghi đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và kiểm tra giám sát các phần dữ liệu có liên quan đến ưu tiên khu vực cho chuẩn xác. Tránh tình trạng các em trúng tuyển vào trường rồi mới phát hiện sai sót, khi đó ảnh hưởng rất lớn đến thí sinh.
Cho rằng, dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020 không có tác động nhiều đến các cơ sở giáo dục đại học nhưng các trường sẽ phải làm việc nhiều hơn, PGS Nguyễn Phong Điền trao đổi: Tháng 3/2020, các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh. Đề án này sẽ có nhiều thông tin và dữ liệu hơn so với năm 2019. Cụ thể, các trường phải xác định cả phương thức tuyển sinh đối với các loại hình đào tạo: Chính quy, hệ vừa học vừa làm, văn bằng 2...
Một điểm đáng chú ý nữa đó là, dự thảo Quy chế tuyển sinh năm nay đã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Các trường sẽ tự xác định phương thức tuyển sinh trên cơ sở các quy định của Quy chế tuyển sinh. Chẳng hạn, các trường có thể tổ chức thi tuyển, xét tuyển hay xét tuyển căn cứ hoàn toàn vào kết quả thi THPT quốc gia, hoặc một phần dựa vào kỳ thi của trường, một phần dựa vào học bạ của thí sinh... Trên tinh thần ấy, các trường phải công khai trong đề án tuyển sinh. Ngoài ra, trong đề án sẽ cung cấp tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 12 tháng.
Liên quan đến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe, sư phạm, PGS Nguyễn Phong Điền cho biết: Có một số ý kiến cho rằng, khối sư phạm nghệ thuật, thể dục thể thao chú trọng đến năng khiếu của người học hơn vấn đề học vấn. Vì thế, nếu quy định "điểm sàn" và các điều kiện quá cao sẽ khó để có thể tuyển được người có năng khiếu tốt. Vì vậy, đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung này để có quyết định hợp lý nhất.
Đối với các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, cần đề cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm tính khách quan, nghiêm minh, chất lượng của kỳ thi. Tránh tình trạng hợp thức hóa đầu vào bằng cách tổ chức một kỳ thi lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng.
PGS Nguyễn Phong Điền
Sỹ Điền
Theo giaoducthoidai
Sẽ có quy định với các trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển Dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành đào tạo giáo viên mầm non có quy định về tổ chức thi đối với các trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển và tổ chức xét tuyển của các trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh minh họa/internet. Cụ...