10 điểm đặc biệt của nền giáo dục Trung Quốc
Tại nước chủ nhà của vòng chung kết U23 châu Á, nền giáo dục có những điểm kỳ lạ khiến ai cũng tò mò.
Dưới đây là chia sẻ của một giáo viên tiếng Anh khi làm việc tại Trung Quốc. Những điều này khiến cô cảm thấy lạ lẫm và thích thú khi so sánh hệ thống giáo dục của đất nước tỷ dân với các quốc gia khác.
1. Nhiều trường học của Trung Quốc không hề có hệ thống sưởi ấm
Vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải mặc những chiếc áo khoác to sụ đến trường. Hệ thống sưởi chỉ có ở các trường học phía Bắc của Trung Quốc, còn ở miền Trung và phía Nam của đất nước này khí hậu ấm áp hơn nên sẽ không có thiết bị làm ấm. Điều này có nghĩa là khi nhiệt độ xuống dưới mức 0 độ C thì học sinh chỉ được sưởi ấm bằng điều hòa.
Đồng phục của các trường đều giống nhau, đều là trang phục thể thao với quần rộng và áo khoác. Thiết kế của đồng phục tương tự nhau ngoại trừ màu sắc và biểu tượng của từng trường ở trên ngực áo. Cổng của trường học luôn là cổng sắt và chỉ được mở trong thời gian tiếp nhận học sinh vào lớp hoặc tan học, ngoài thời gian đó, cổng luôn được đóng.
2. Các trường học ở Trung Quốc đều có hoạt động làm ấm người mỗi ngày
Mỗi sáng, học sinh sẽ xếp hàng ngay ngắn trên sân trường và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của giáo viên. Thường thì các em sẽ tập trên nền nhạc. Ngoài bài tập thể dục buổi sáng, học sinh ở đất nước này còn có hoạt động thư giãn trên nền nhạc vào khoảng 2h chiều với bài thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, học sinh còn được tập các bài tốt cho thị giác sau tiết thứ 3 của buổi học.
3. Giờ nghỉ trưa của học sinh Trung Quốc thường kéo dài 1 tiếng đồng hồ
Trong thời gian đó, các em được dùng bữa ở căng-tin. Đồ ăn thường mua ở căng-tin hoặc là cơm hộp học sinh mang theo. Giáo viên ở tất cả các trường học đều được miễn phí bữa trưa. Các món ăn có trong bữa trưa truyền thống của người Trung Quốc gồm 1 món thịt, 2 món rau, cơm và 1 bát canh nhỏ. Các trường tư thục với mức học phí đắt hơn trường công sẽ phục vụ thêm trái cây và sữa chua cho bữa trưa. Học sinh sẽ có khoảng thời gian ngủ trưa ngắn ngủi sau khi dùng bữa vài phút.
4. Giáo viên hết sức được tôn trọng ở trường học
Họ luôn được gắn thêm từ “giáo viên” khi gọi tên bất cứ thầy cô nào như: giáo viên Đông, giáo viên Châu… Khi gặp giáo viên, học sinh luôn chào hoặc thậm chí là cúi chào.
5. Nhiều trường học của Trung Quốc áp dụng hình phạt thể chất với học sinh
Video đang HOT
Giáo viên có thể đánh vào tay học sinh nếu các em mắc lỗi trong quá trình học tập. Tại những ngôi trường ở vùng hẻo lánh, mức độ phạt sẽ nặng hơn và nhiều hơn.
6. Các lớp học ở Trung Quốc sẽ treo bảng xếp hạng học tập của học sinh
Trường học còn khuyến khích các hành vi tốt trong giáo dục. Ví dụ, các em sẽ nhận được 1 ngôi sao điểm tốt nếu có hành vi tốt hoặc thái độ học tốt trong lớp. Khi phạm vào điều sai trái nào như nói chuyện trong giờ học thì số điểm và ngôi sao sẽ bị trừ dần.
7. Trẻ em Trung Quốc học hơn 10 giờ mỗi ngày
Tiết học sớm nhất bắt đầu vào lúc 8h sáng và kết thúc buổi học vào khoảng 3-4h chiều. Sau đó, các em về nhà, làm việc nhà và bài tập. Ở các thành phố lớn, học sinh thường học thêm các môn nghệ thuật như âm nhạc và tham gia các câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần. Sự cạnh tranh trong việc học còn lớn đến mức nhiều cha mẹ còn ép con học nhiều từ khi còn rất nhỏ với tư tưởng phải đạt được điểm cao trong các kỳ thi và nhất định phải thi đỗ đại học.
8. Các trường học được chia thành trường công và trường tư
Chi phí học ở các trường tư thục có thể lên tới 1.000 USD/ tháng (khoảng 24 triệu đồng) nhưng đổi lại chất lượng giáo dục có thể tốt hơn. Học ngoại ngữ là vấn đề đặc biệt quan trọng ở những ngôi trường tư. Học sinh dành 2-3 tiếng mỗi ngày học tiếng Anh trên lớp và các em buộc phải nói được ngôn ngữ này trôi chảy như tiếng mẹ đẻ trong năm thứ 5 hoặc thứ 6 của chương trình học. Tuy nhiên, thành phố Thượng Hải là ví dụ về chương trình dạy học của nhà nước vẫn cho phép giáo viên nước ngoài làm việc trong trường công lập.
9. Việc học tập của học sinh Trung Quốc chưa chủ động
Các em vào lớp, nghe giáo viên giảng bài và tan học. Dường như giáo viên không mấy quan tâm đến việc các em có thực sự hiểu những gì họ giảng trên lớp không. Thế nhưng, ngày nay, nhiều trường áp dụng phương pháp giảng dạy của Montessori hoặc Waldorf để phát triển năng khiếu của trẻ. Dĩ nhiên, hầu hết các trường đó đều là tư thục và chi phí học tập khá đắt.
10. Trẻ em có gia cảnh nghèo khó thường không muốn học hoặc quá nghịch ngợm nên bị đuổi ra khỏi trường
Sau đó, các em được gửi vào trường dạy võ và phải chăm chỉ rèn luyện từ sáng đến tối và nếu may mắn, học sinh sẽ được dạy khả năng đọc viết cơ bản. Tuy nhiên, với hệ thống ngôn ngữ phức tạp của Trung Quốc thì điều này không dễ.
Ở trong những ngôi trường dạy võ, các em thường phải chịu những hình phạt thể chất khá nặng. Giáo viên có thể tát hoặc dùng kiếm gỗ trừng phạt học sinh. Thế nhưng, khi khóa học kết thúc, các em sẽ trở nên trưởng thành, chín chắn và có kỷ luật hơn. Hầu hết các bậc thầy kungfu của Trung Quốc đều trải qua cuộc sống trong ngôi trường này. Nếu những học sinh được gửi vào đây vốn có sức khỏe không tốt, khóa học sẽ được điều chỉnh để phù hợp cho đến khi các em thực sự khỏe mạnh hơn.
Bất cứ trẻ em Trung Quốc nào, dù học ở trường bình thường hay trường dạy võ cũng phải rèn được 3 đức tính sau: kỹ năng làm việc chăm chỉ, kỷ luật và sự tôn trọng.
Theo Danviet
Xin đừng quản lý giáo viên như học sinh tiểu học
Người ta nói nhiều đến việc đổi mới cách làm việc, giảm áp lực hội họp nhưng trong các trường học hiện nay chuyện này chỉ có nói mà không có làm.
Dạy cả tuần, họp hành liên miên, giáo viên còn thời gian nào để đầu tư chuyên môn? (Ảnh minh họa: TTXVN)
LTS: Phản ánh tình trạng giáo viên phải bận bịu dạy cả tuần, cộng với họp hành liên tục, cô giáo Phan Tuyết cho rằng các giáo viên tiểu học hiện nay đang bị thiếu thời gian để đầu tư vào chuyên môn.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Dạy suốt ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy thao giảng dự giờ.
Tuần họp tổ, tuần họp chuyên môn cấp, tuần họp hội đồng đôi khi họp chi bộ, tổ chức giao lưu, tham gia một số hoạt động ngoài giờ...
Giáo viên tiểu học đang xoay như chong chóng suốt tuần, hỏi còn thời gian nào cho thầy cô bổ sung kiến thức và nghiên cứu bài giảng?
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học hiện nay là 23 tiết/tuần.
Thế nhưng các trường tiểu học vẫn thích quản lý giáo viên bằng giờ hành chính nên hầu như trường nào cũng phân lịch dạy cho các thầy cô rải đều vào các ngày trong tuần.
Vì phân tiết rải đều nên chuyện giáo viên ngồi chơi chờ thời khóa biểu xảy ra thường xuyên.
Chẳng hạn giáo viên dạy tiết 1 nghỉ tiết 2, dạy tiết 3, nghỉ tiết 4. Hay dạy tiết 1 nghỉ tiết 2, 3 rồi mới dạy tiết 4.
Thậm chí có giáo viên chỉ lên trường dạy một tiết rồi về, dù thế họ cũng mất đứt một buổi vô cùng lãng phí.
Thời gian giáo viên ngồi đợi đến tiết dạy của mình cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc túm tụm lại ngồi nói chuyện hoặc lên mạng lướt facebook.
Tư tưởng quản giáo viên bằng giờ hành chính còn thể hiện ở việc thứ Bảy nào giáo viên cũng buộc phải có mặt trên trường.
Có tuần không thao giảng dự giờ, không họp hội đồng sư phạm thì thầy cô cũng buộc phải có mặt để họp tổ chuyên môn.
Mà nội dung họp tổ cũng chỉ là nhận xét tình hình dạy và học tuần qua, nêu biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, nhận xét tiết dạy dự giờ (nếu có).
Với những nội dung như thế, giáo viên có thể tranh thủ họp bất kì lúc nào như 30 phút giờ ra chơi hay nán lại họp sau giờ ra về khoảng 1 tiếng hoặc có mạng thông tin trực tuyến có thể trao đổi trực tiếp với nhau qua email...
Thế nhưng do không tin tưởng giáo viên, do thích quản bằng giờ giấc, trường nào cũng giám sát việc họp tổ xem tổ triển khai những gì mà chẳng cần quan tâm đến chất lượng công việc mà các tổ thể hiện hiệu quả hay không.
Có trường còn đưa ra quy định họp tổ phải đảm bảo thời gian ít nhất từ 4 tiếng trở lên mới được nghỉ.
Khổ nỗi, công việc tổ chuyên môn tháng nào cũng họp 2 lần nên nếu như không có công văn mới để triển khai thì những công việc như nhận xét tình hình dạy và học tuần qua, biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh, kế hoạch 2 tuần tới...cứ được lặp lại hết lần họp này đến lần họp khác.
Vậy nên họp tổ dài nhất cũng chỉ tiếng đồng hồ là triển khai xong. Nhưng dù xong rồi vẫn phải ngồi đến giờ quy định 11 giờ mới được nghỉ.
Thời gian nào dành cho bài dạy?
Giáo viên dạy lâu năm nên việc soạn bài trước khi lên lớp cũng đỡ áp lực.
Thế nhưng sắp đến chương trình thay sách chắc chắn sẽ có nhiều buổi tập huấn, thầy cô phải có sự đầu tư nghiên cứu bài thì mới mong lên lớp dạy tốt.
Cả tuần đi dạy, thứ Bảy lo hội họp, tối về còn biết bao việc nhà.
Vậy nên giáo viên sẽ nghiên cứu và soạn bài vào lúc nào?
Người ta nói nhiều đến việc đổi mới cách làm việc, giảm áp lực hội họp nhưng trong các trường học hiện nay chuyện này chỉ có nói mà không có làm.
Trong khi chỉ cần nắm chất lượng giáo dục từng lớp, đánh giá hiệu quả công việc của tổ chuyên môn xem tiến triển ra sao (đừng quan tâm họ họp lúc nào mà hãy nhìn họ làm những gì) thì hầu như các trường vẫn thích quản giáo viên bằng giờ hành chính, vẫn quy định phải họp thế nào?
Họp bao lâu? Họ vẫn thích tổ chức nhiều cuộc họp kéo lê kéo dài suốt cả buổi (nhưng nếu gom lại nội dung chính cũng chỉ triển khai khoảng tiếng đồng hồ là xong).
Bởi thế, giáo viên luôn quay cuồng với biết bao công việc mà chẳng còn thời gian để nạp kiến thức nói gì đến nghỉ ngơi, thư giãn?
Theo Giaoduc.net
Hà Nội bỏ quy định thu khoản đóng góp tự nguyện trong trường học Quy định về thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường đã được bãi bỏ. Quy định khoản thu tự nguyện trong trường học đã bị UBND TP Hà Nội bãi bỏ. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang. Ngày 23/1, UBND TP Hà Nội quyết định bãi bỏ Điều 11 của Quy...