10 dấu hiệu có thai mà bạn không ngờ tới
Nhiều chị em hoang mang không biết mình có thể có thai hay chưa sau khi quan hệ tình dục. Ngoài dấu hiệu trễ kinh, hãy lưu ý những dấu hiệu có thai khó ngờ tới dưới đây.
1. Mệt mỏi
Mệt mỏi thường bị nhầm với ốm, đến kỳ kinh hay làm việc quá sức nên hay bị bỏ qua. Tuy nhiên đây lại là một trong những biểu hiện của có thai khi không sử biện pháp an toàn trong quan hệ.
Nguyên nhân là do thời điểm này cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều để cung cấp dinh dưỡng cho bào thai. Tim đập mạnh hơn cũng là một dấu hiệu.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, sắt; hạn chế các chất có cồn, gas, cafein, chất kích thích; kết hợp cùng những hoạt động thể dục nhẹ nhàng, mát xa thư giãn. Ảnh: LĐO
2. Thường xuyên đi tiểu
Loại trừ nguyên do bệnh lý thì đi tiểu nhiều là một trong những biểu hiện dễ thấy khi có thai ở tuần thứ 6-8. Thời điểm này, máu tăng lên đáng kể, thận sẽ bài tiết nhiều hơn. Bên cạnh đó sức ép của tử cung lên bàng quang sẽ làm bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn.
Đi tiểu nhiều cũng là dấu hiệu của có thai sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. Ảnh: LĐO
3. Buồn nôn
Triệu chứng này sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Để giảm bớt cảm giác buồn nôn khó chịu, bạn có thể uống một chút trà gừng vào buổi sáng, chanh mật ong hoặc giấm táo mật ong.
Theo kinh nghiệm dân gian thì bạn có thể chữa nghén bằng cách nấu nước sôi cùng 60ml giấm, 30g đường trắng và 1 quả trứng gà chín, ăn trong 3 ngày sẽ thuyên giảm. Ảnh: LĐO
4. Tâm trạng thất thường
Sự tăng nhanh của hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi thất thường. Có thể từ đang vui vẻ, bạn sẽ chuyển sang bực bội, khó chịu ngay.
5. Táo bón, đầy hơi
Video đang HOT
Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và tăng lên của progesterone sẽ tác động ít nhiều đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó thai nhi phát triển cũng sẽ tạo áp lực lên xương chậu và bàng quang. Hãy uống đủ nước để hạn chế hiện tượng này.
Hãy uống đủ nước để hạn chế hiện tượng này. Ảnh: LĐO
6. Dễ ngất xỉu tạm thời
Tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, nhịp tim của phụ nữ có thai sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Tuy nhiên cơ thể không “nhảy số” kịp thời để thích nghi sẽ dẫn đến chóng mặt, váng đầu. Một nguyên do nữa là vào thời điểm này huyết áp thai phụ cũng cao hơn bình thường.
7. Bị chuột rút
Hiện tượng chuột rút dễ bị nhầm tưởng với nguyên do là mệt mỏi. Nhưng ở ngày 6-12 rụng trứng thụ tinh, tử cung bạn sẽ dãn dần để chuẩn bị cho 9 tháng tiếp theo. Sức nặng của nó sẽ đè nén lên các mạch máu ở dưới dẫn đến chuột rút.
Bạn nên bổ sung thêm canxi cùng xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng để thuyên giảm.
8. Buồn ngủ, liên tục thèm ngủ
Tuần 1-6 thai kỳ, lượng progesterone tăng làm cơ thể mất cân bằng năng lượng. Phụ nữ sẽ cảm thấy uể oải, buồn ngủ, liên tục thèm ngủ, ngáp ngủ thường xuyên.
9. Thay đổi thói quen ăn uống
Sự tăng nhanh của progesterone trong thai kỳ dễ khiến bạn nhầm lẫn với khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên khi có thai, sự tăng nhanh này sẽ khiến bạn thèm ăn nhiều hơn.
10. Thân nhiệt khác thường
Tình trạng này là do nồng độ progesterone tiết ra nhiều hơn. Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy nóng, cần quạt mát cả ngày. Điều này có thể làm da bạn ẩm ướt, mồ hôi khó toát, xuất hiện rôm sảy ở những nơi ma sát các vùng da với nhau.
Nếu thấy 7 tín hiệu này trên cơ thể, việc đầu tiên bạn cần làm là uống ngay 1 cốc nước
Thật may mắn, cơ thể chúng ta là một hệ thống thông minh, nó cũng sẽ phát đi rất nhiều tín hiệu để nhắc nhở bạn rằng: Đã đến lúc cần uống nước rồi đấy!
72% cơ thể con người là nước. Một khi bị thiếu nước, tất cả các bộ phận của cơ thể có thể sẽ "đình công". Chính vì thế, không phải chỉ khi khát mới uống nước. Bổ sung nước là việc không thể bỏ qua và cần được làm hàng ngày. Thật may mắn, cơ thể chúng ta là một hệ thống thông minh, nó cũng sẽ phát đi rất nhiều tín hiệu để nhắc nhở bạn rằng: Đã đến lúc cần bổ sung nước cho cơ thể rồi đấy!
Khi thấy những biểu hiện này xuất hiện, hãy uống nước ngay nhé, đừng để cơ thể bạn phải chờ đợi
1. Hiếm khi đi tiểu
Những người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 6-7 lần một ngày. Số lần này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng nước mỗi người uống. Những người không đi vệ sinh trong vài giờ hoặc chỉ đi vệ sinh 1-3 lần một ngày sẽ cần uống nhiều nước hơn, bởi đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng của việc cơ thể đang bị thiếu nước! Nếu cơ thể không đủ nước, chức năng giải độc của thận có thể bị ảnh hưởng. Do đó, bạn cần bổ sung gấp lượng nước phù hợp.
2. Da khô
Bạn có muốn làn da của mình trở nên mịn màng và căng bóng không? Hãy uống nước đi! Mất nước sẽ làm giảm độ đàn hồi của da và gây khô da. Nếu thoa kem dưỡng da hoặc son dưỡng môi mà vẫn khô thì có nghĩa là cơ thể đang thiếu nước nghiêm trọng. Uống thêm nước có tá dụng bổ sung độ ẩm cho da mỗi ngày, việc này giúp da mịn màng, căng mịn.
3. Đau đầu không lý do
Não chuyển hóa và tạo ra các chất cặn bã độc hại trong quá trình hoạt động. Bản thân tế bào não không dung nạp được những chất chua này sẽ đào thải ra ngoài kịp thời. Khi không có đủ nước, để làm sạch chất thải, não sẽ đưa ra các chỉ thị để cung cấp nhiều máu hơn cho chính nó. Nếu lưu lượng máu não tăng lên không thể đáp ứng nhu cầu nước của các tế bào não, các triệu chứng đau đầu sẽ xảy ra.
Triệu chứng đau đầu này trầm trọng hơn khi lên xuống cầu thang, chạy hoặc cúi xuống để nhặt một thứ gì đó. Khi bạn cảm thấy đau đầu, hãy uống nhiều nước hơn. Nhưng nhớ uống từ từ chứ đừng uống thật nhiều nước một lúc sau đó lại quên uống.
4. Khô miệng
Dấu hiệu đầu tiên của việc thiếu nước là khát và khô miệng. Do cơ thể không thể sản xuất đủ nước bọt, nếu bạn không thể uống nước kịp thời, các triệu chứng khô miệng có thể chuyển thành tổn thương cổ họng. Để tránh tình trạng miệng bị khô và khát vì thiếu nước, hãy nhớ mang theo chai nước để có thể uống nước bất cứ lúc nào.
5. Màu sắc của nước tiểu trở nên sẫm hơn
Thận của những người bị mất nước sẽ cô đặc nước tiểu và thậm chí ngăn cản quá trình sản xuất nước tiểu. Khi nồng độ nước tiểu tăng lên, màu sắc của nó sẽ dần sẫm lại, và trong trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ có màu vàng sẫm hoặc thậm chí là màu hổ phách.
6. Cảm thấy đói sau bữa ăn
Rõ ràng là bạn vẫn cảm thấy đói ngay sau khi ăn xong. Đây có thể là tình trạng mất nước chứ không phải là do đói mà cơ thể chúng ta vẫn luôn nhầm lẫn. Đôi khi rõ ràng bạn cần cung cấp nước cho cơ thể, nhưng tín hiệu từ cơ thể lại khiến bạn nghĩ rằng mình đang đói!
7. Chóng mặt khi đứng dậy nhanh chóng
Đột ngột chóng mặt khi đứng dậy nhanh chóng? Đừng hoảng sợ! Đó có thể là cơ thể bạn đang thiếu nước chứ cũng không phải do bệnh gì nghiêm trọng. 94% máu của con người bao gồm nước. Không đủ nước sẽ làm giảm huyết áp, hạ huyết áp sẽ làm giảm lượng máu lên não, gây ra một số triệu chứng của bệnh thiếu máu não. Khi não thiếu nước, con người sẽ cảm thấy chóng mặt như thiếu oxy. Nếu trong trường hợp đã bổ sung nước mà các triệu chứng trên vẫn còn thì bạn nên đi khám vì rất có thể nguyên nhân liên quan đến bệnh lý nào đó.
Uống nước một cách khoa học liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người. Các chuyên gia chỉ ra rằng thiếu nước không chỉ đơn thuần là cảm thấy khát mà còn có thể khiến bạn bị thương từ đầu đến chân. Quá ít nước khiến tốc độ phản ứng của con người chậm hơn và dễ bị mệt mỏi. Thiếu nước cũng làm tăng nguy cơ táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh ngoài da và các bệnh khác.
Lợi ích của việc uống nước khoa học
Một là chức năng trao đổi chất: Bổ sung đủ nước sẽ giúp bài tiết kịp thời các chất chuyển hóa và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Thiếu nước cùng với các thói quen sinh hoạt xấu khác dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì và viêm thận.
Thứ hai là chức năng miễn dịch: Uống đủ nước có thể giữ ẩm cho niêm mạc đường hô hấp, ngăn không cho virus cúm sinh sôi nhanh chóng và tăng cường khả năng miễn dịch.
Thứ ba là chức năng chống oxy hóa: Cung cấp đủ độ ẩm giúp cải thiện chức năng chống oxy hóa của cơ thể và loại bỏ các gốc tự do.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ uống đủ nước mỗi ngày có thể làm da dẻ hồng hào, da dẻ mịn màng hơn, có thể làm sạch dạ dày và chống táo bón.
Bạn uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Uống khi nào?
- Lượng ít và nhiều lần: Lượng nước mỗi người cần nạp vào khoảng 1600 ml mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 200ml (1 cốc). Uống lượng nước vừa phải từ sáng đến tối, không uống quá liều. Uống nhiều nước một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, không nên uống nước ngay sau khi vận động, đợi đến khi nhịp tim ổn định mới nên uống từng ngụm nhỏ, mỗi lần một ít, sau 5 phút uống lại lần nữa.
- Bổ sung kịp thời: Nên phân bổ thời gian uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, uống bất cứ lúc nào, không nên chỉ uống khi thấy khát. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, hãy uống một cốc nước khi bụng đói, vì uống nước thời điểm này có thể làm giảm độ nhớt của máu và tăng lượng máu tuần hoàn.
Bạn cũng có thể uống một cốc nước trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ để giúp ngăn ngừa sự gia tăng độ nhớt của máu vào ban đêm. Quá trình mất nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn khi vận động, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ gây ra tình trạng thiếu nước. Khi cường độ tập luyện cao, cần chú ý bổ sung nước và khoáng chất trong quá trình tập luyện, sau khi tập luyện nên bổ sung nước uống đầy đủ kịp thời khi cần thiết.
- Chọn nước lọc: So với đồ uống ngọt, nước lọc còn có thể tránh được nguy cơ béo phì do năng lượng, nguy cơ sâu răng và tiểu đường do quá nhiều đường.
Mặc dù việc uống nước đã được khuyến cáo nhiều nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người "lười uống nước". Nếu bạn là một trong những người quá lười với việc đưa tay đến cốc nước trừ khi bạn thực sự khát, thì hãy xem kỹ các dấu hiệu trên, nếu nó xuất hiện, hãy uống một cốc nước ngay thôi!
5 thói quen buổi sáng dễ khiến bạn "đoản mệnh" và 5 thói quen khiến bạn tăng tuổi thọ Tuổi thọ liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu buổi sáng thức dậy mà mắc phải 5 thói quen xấu sau đây, cảnh báo sức khỏe không tốt. 1. Thường bỏ bữa sáng Tại sao những người thường xuyên bỏ bữa sáng có thể bị suy giảm tuổi thọ? Điều này là do gan liên tục sản xuất...