10 dấu hiệu cho thấy bệnh trầm cảm đang ‘ghé thăm’ bạn
Trầm cảm là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Các dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế đượcnhững sự việc đáng tiếc xảy ra.
1. Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài
Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm. Chứng trầm cảm khiến cho người bệnh luôn than phiền rằng họ mệt mỏi cộng thêm việc rối loạn giấc ngủ khiến cho tình trạng này càng ngày càng trầm trọng hơn. Một số trường hợp sự mệt mỏi, lo âu, stress còn thể hiện qua việc nói lắp, lười hoạt động, đi lại làm việc chậm chạp.
2. Rối loạn giấc ngủ
Năm 2008, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience năm 2008 chỉ ra rằng khoảng người bị trầm cảm sẽ mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ; việc đi vào giấc ngủ gặp nhiêu khó khăn; hay tỉnh dậy lúc nửa đêm…. Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Từ đó, khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.
3. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ
Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ có dấu hiệu bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được số điện thoại hay thậm chí là tên của người nhà. Ngoài ra, còn trong tình trạng liên tục quên deadline công việc, quên đón con, không thể đưa ra được quyết định và lựa chọn của bản thân…
Sự mất tập trung, khó ghi nhớ này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Đây là tiền đề của những hành vi, hành động không kiểm soát được.
4. Dễ mất kiểm soát cảm xúc, hay cáu gắt, nổi nóng
Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, lo ố và chửi rủa. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mà người mắc bệnh trầm cảm thường gặp.
5. Giảm hứng thú với sở thích của mình và tình dục
Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.
Ngoài ra giảm hứng thú với tình dục cũng là một biểu hiện của người trầm cảm. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có tới 75% bệnh nhân trầm cảm giảm hoặc mất hứng thú trong tình dục, đây được xem là một trong những dấu hiệu sớm của người bị bệnh.
6. Các cơn đau
Video đang HOT
Đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm bên cạnh những triệu chứng tâm lý dễ thấy. Người trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực và họ tự nghĩ ra những cơn đau rồi khuếch đại chúng. Sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có thể giải quyết cơn đau do trầm cảm. Bởi bản thân người bệnh chứa nội tâm quá nhiều nỗi buồn phiền nên những cơn đau vô căn tìm đến để giúp nội tâm bộc lộ. Chỉ khi được biết được nguyên nhân và điều trị đúng cách thì những triệu chứng đau mới biến mất.
7. Tự ti tuyệt vọng với bản thân
Nội tâm của người mắc bệnh trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng.
Người trầm cảm thường tự trách bản thân với những câu hỏi ngỏ như: mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình thật chẳng ra sao,… lối suy nghĩ ngày đã tự làm tổn thương người bệnh khiến người bệnh càng thêm buồn rầu chán nản và dẫn đến tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng đeo bán người bệnh khiến họ cảm thấy tuyệt vọng với bản thân, không còn mong muốn tìm cách điều trị trầm cảm. Sự tuyệt vọng sẽ lớn dần lên theo tình trạng phát triển xấu đi của bệnh trầm cảm.
8. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát
Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây. Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
9. Khí sắc giảm sút
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm. Người mắc bệnh thường có khí sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã chán chường và bi quan. Thường bệnh nhân trầm cảm sẽ không tỏ rõ cảm xúc chỉ có 1 nét mặt trầm buồn và tách biệt mình với mọi người, lảng tránh các nơi chỗ tập thể.
10. Những triệu chứng bất thường trên hệ tiêu hóa
Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.
Trên đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm, nếu bạn xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm thì hãy nhanh chóng tìm đến những bác sỹ hoặc chuyên gia để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.
Nghiện game và những ảnh hưởng đến sức khỏe
Trò chơi điện tử đối với nhiều người trở thành niềm vui, sở thích. Tuy nhiên, thú vui này có thể tác động trực tiếp đến não bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.
1. Tại sao các trò chơi điện tử lại dễ gây nghiện?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người chơi game có thể nghiện và game lại dễ gây nghiện đối với mọi người vì sự cuốn hút của các trò chơi.
Dù với hình thức nào thì các nhà thiết kế game đều giống với các hình thức khác đều đang tìm cách để kiếm lợi nhuận, có thêm người tham gia vào trò chơi của mình. Các loại trò chơi với nhiều thử thách khiến bạn chơi nhiều hơn, game thủ cần vượt qua và mọi chiến thắng mà game thủ có đều làm game thủ kích thích.
Nghiện game là một dạng nghiện trò chơi điện tử giống với rối loạn được công nhận rộng rãi hơn so với nghiện cờ bạc. Vì vậy để tạo ra game có thể gây nghiện là cần tạo ra game thú vị, mức độ thú vị tăng dần và cảm giác dễ chịu khi chơi. Mỗi người sẽ có mức độ nghiện game khác nhau.
Được xem là một người nghiện game nếu trong suốt thời gian dài có dấu hiệu bị mất kiểm soát do chơi game, dành nhiều thời gian chơi game từ 3 đến 4 tiếng mỗi ngày. Hành động chơi game ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, hoạt động thường ngày, rời xa các mối quan hệ xung quanh.
2. Tác hại của game đến cuộc sống người bị nghiện
Thực tế, chơi game tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để có thể nâng tầm trình độ của mình. Bất kể một trò chơi điện tử nào cũng vậy. Trong khi đó, người chơi cần khám phá và duy trì mới lạ. Thời gian dành cho thế giới ảo, các loại trò chơi điện tử ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ như gia đình, cuộc sống, bạn bè, đồng nghiệp,...
Không chỉ gây ảnh hưởng về tinh thần, chơi game còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm thị lực, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục khiến những người nghiện game mệt mỏi, dễ tức giận và khó kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
Một số triệu chứng xảy ra khi nghiện game như:
- Mệt mỏi.
Nghiện game nhiều dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ - Ảnh Internet
- Đau nửa đầu, tình trạng này diễn ra do tập trung cao độ hoặc căng mắt.
- Gặp phải hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá nhiều bộ điều khiển hoặc các chuột máy tính.
- Vệ sinh cá nhân kém.
Nghiện game có tính giống với các loại rối loạn tâm thần khác, khi tình trạng nghiện game xảy ra sẽ để lại một vài hậu quả nghiêm trọng. Đối với người nghiện game dễ xảy ra tình trạng ăn uống không đúng giờ giấc, dễ bị rối loạn giấc ngủ và dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hệ tiêu hóa yếu do liên quan đến chế độ ăn uống.
Khi chơi game quá nhiều, con người có thể bị cô lập bản thân khỏi những người khác, điều này khiến bạn bỏ lỡ các hoạt động lành mạnh cùng gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Chơi game nhiều, tình trạng nghiện game càng nặng càng dễ khiến người chơi game cảm thấy bị căng thẳng, cô đơn.
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần thì việc chơi game còn ảnh hưởng đến tài chính, học hành, nghề nghiệp của bạn. Mua các thiết bị điện tử để phục vụ nhu cầu chơi game tốn kém chi phí, thanh toán chi phí kết nối internet cũng cao hơn và không có thời gian để tập trung cho quá trình học tập, làm việc.
3. Tác hại của game với sức khỏe tâm thần
Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm thần của người tham gia chơi game. Các tình trạng xảy ra khiến người nghiện game cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, nghỉ ngơi không đủ khó có thể lấy lại sức, dễ bị buồn chán, bi quan, cô đơn và bất an hơn người bình thường.
Khi chơi game nhiều khiến con người dễ bực dọc, cáu gắt, khó chịu và xuất hiện xu hướng chống đối với người thân, đồng nghiệp. Nhiều trường hợp cảm thấy mình vô dụng, là người thừa hoặc có xu hướng đổ lỗi, thích bạo lực thậm chí có ý định tự sát.
Chơi game quá nhiều hại mắt và có thể khiến người chơi bị trầm cảm, có ý định tự sát - Ảnh Internet
Tình trạng rối loạn giấc ngủ dễ xảy ra do ngủ không đủ giấc, cày game ngày đêm khiến bạn chán ăn, ăn ít và mất ngủ. Điều này gây hại cho sức khỏe của người chơi game.
Không chỉ vậy, nghiện game còn gây ra các rối loạn tâm thần như trầm cảm, hành vi tự sát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất kích thích, đồ uống kích thích và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.
4. Những thay đổi về não bộ của người chơi
Khi nghiện game, mức độ dopamine đây là một loại hormone làm tăng cảm giác hưng phấn tại não tăng gấp đôi. Điều này đồng nghĩa với việc các trò chơi gây nghiện về phương diện hóa học.
Đối với trẻ em khi chơi game nhiều trên 10 giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian kéo dài 1 tuần thì dễ khiến trẻ bị giảm hoạt động của các vùng chức năng của não bộ bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế và vùng quyết định thực hiện.
Nếu kéo dài thời gian sẽ tác động tiêu cực đến cảm xúc và nhận thức của người chơi. Khi các hình ảnh rối loạn chức năng não bộ trên phim MRI sau khoảng thời gian chơi game bạo lực. Chơi các loại game không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Trong gia đình nếu có người nghiện game cần:
- Giải thích để họ có cái nhìn tổng quát hơn về game và các tác hại của game đến sức khỏe. Việc kết hợp giữa tác hại và lợi ích của việc chơi game để hướng dẫn người nghiện game giảm bớt giờ chơi của mình.
- Theo dõi người nghiện game, theo dõi các thay đổi về hành vi của người nghiện game.
- Tình trạng nghiện game diễn ra nặng thì cần đưa người nghiện game tới bác sĩ để nhận tư vấn khi gặp các biểu hiện bất thường.
8 dấu hiệu tiết lộ bạn đang bị trầm cảm nặng nề mà không hề nhận ra Đôi khi, có những thứ không hẳn là buồn chán cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang rơi vào trạng thái trầm cảm. Đôi khi, con người ta cảm thấy tâm trạng xuống dốc. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nếu tâm trạng thấp thỏm đó diễn ra ngày qua ngày, thì nó có thể là biểu hiện...