10 dấu hiệu cảnh báo ở con cái cho thấy cách giáo dục của cha mẹ đang có vấn đề, hãy nhìn nhận lại ngay trước khi quá muộn
Nếu con cái luôn có những biểu hiện tiêu cực như ở dưới đây, cha mẹ hãy xem lại cách dạy dỗ của mình có chỗ nào chưa phù hợp để thay đổi và tránh những hậu quả không mong muốn về sau.
Làm cha mẹ là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, tình yêu và trách nhiệm. Mỗi phụ huynh là một giáo viên của con cái, do đó kỹ năng làm cha mẹ tốt và đúng đắn là rất cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thế nên việc dạy dỗ không phù hợp hoặc không đúng cách sẽ có tác động tiêu cực lên con cái và có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn. Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo ở trẻ nhỏ mà rất có thể là do kỹ năng làm cha mẹ chưa được tốt:
1. La hét và chửi thề
Ảnh minh họa
Nếu con bạn thường la hét và chửi rủa kể cả điều nhỏ nhặt nhất, có thể là do thực tế là chúng chỉ bắt chước những gì bạn làm quá lên. Hành vi của trẻ con là thứ phản ánh lại cha mẹ mình. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn bình tĩnh và sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp khi nói chuyện với bạn bè, người thân và tất nhiên là với cả vợ hoặc chồng nữa.
2. Căng thẳng và không có động lực
Rất dễ để nhận ra một đứa trẻ bị căng thẳng từ khuôn mặt cho đến hành vi của chúng. Trong cuộc sống cạnh tranh cao bây giờ, các bậc cha mẹ thường cạnh tranh quá mức và gửi con cái của mình đến rất nhiều lớp học khác nhau.
Chúng ta liệu có thể để mọi đứa trẻ có tuổi thơ hạnh phúc, đẹp đẽ và đáng nhớ được không? Mỗi đứa trẻ đều có năng khiếu về một kiểu thông minh nhất định. Vì vậy, hãy nhớ đừng ép thứ gì đó mà chúng không thích. Một đứa trẻ hạnh phúc là một đứa trẻ khỏe mạnh!
3. Chỉ muốn ăn ở nhà hàng
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ thường thích ăn ở các quán cà phê và nhà hàng. Mặc dù cha mẹ thỉnh thoảng vẫn có thể làm điều này, nhưng ăn ngoài quá thường xuyên có thể biến thành một việc tốn kém.
Trong trường hợp này, cha mẹ cần giải thích cho con cái rằng thức ăn nhà nấu cũng ngon không kém và chỉ cho con thấy chúng có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền từ việc này, và có thể sử dụng số tiền đó để thực hiện ước mơ sau này.
Video đang HOT
4. Luôn muốn được bế
Nếu điều này đã trở thành một thói quen và con bạn luôn kêu than mệt mỏi và muốn được bế thì đó hoàn toàn là lỗi của bạn. Mỗi bậc cha mẹ nên vững vàng và nói với con cái rằng: “Con nghĩ cha/ mẹ không mệt mỏi khi bế con đi khắp nơi sao? Tay và lưng của cha/ mẹ rất đau như thể nó sẽ gãy bất cứ lúc nào vậy”. Hãy cho con cái biết quan điểm của bạn và đừng nuông chiều chúng quá nhiều.
5. Không muốn làm việc nhà
Ảnh minh họa
Đây là một ví dụ điển hình về những thứ trẻ ghét phải làm. Một đứa trẻ chỉ đơn giản là muốn chơi, chơi và chơi. Cha mẹ có trách nhiệm dạy con sớm rằng làm việc nhà là một phần của sự trưởng thành và con cái nên làm những việc như thế.
6. Nghiện điện thoại thông minh / máy tính bảng
Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất vì chúng ta thường thấy hình ảnh một đứa trẻ dán chặt mắt lên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Ngày nay, các bậc cha mẹ sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí cho con cái nhưng điều tối quan trọng là họ nên đặt giới hạn về thời gian sử dụng trước khi trẻ bắt đầu bị nghiện.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe khác, gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ hãy nhớ đặt ra các quy tắc và kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử của con cái và dành nhiều thời gian hơn với con.
7. Không dọn đồ chơi sau khi chơi xong
Nếu con cái thường xuyên làm như vậy thì cha mẹ tốt nhất hãy giáo dục cho con về tầm quan trọng của việc dọn dẹp sau khi chơi. Nếu chúng vẫn từ chối làm theo, cha mẹ hãy theo dõi và đưa ra những hình phạt thích hợp.
8. Giận dữ nếu không thể có được thứ mình muốn
Trẻ em ngày nay có nhiều nhu cầu và chúng nghĩ tiền kiếm ra thật dễ dàng. Trẻ thường muốn mua tất cả mọi thứ mà chúng thích, và nếu cha mẹ liên tục nhượng bộ thì sẽ không dạy cho con hiểu được giá trị của đồng tiền và phải làm việc chăm chỉ cho những gì mình muốn.
9. Không hành xử đúng mực
Một đứa trẻ xấu tính sẽ không thể tiến xa trong cuộc sống, bất kể dù có học thức hay giàu có đến đâu.
Mọi người thường nói rằng nếu một đứa trẻ cư xử thô lỗ thì là do học được học từ cha mẹ. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ nên cố gắng hết sức để dạy dỗ con cái thấm nhuần các giá trị và đạo đức đúng đắn. Điều này quan trọng hơn nhiều so với việc giàu có và thành công trong cuộc sống.
10. Nói dối
Cha mẹ không bao giờ nên nói dối con vì con cái tin tưởng cha mẹ hết lòng và cha mẹ là nguồn thông tin đáng tin cậy của chúng. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương hoặc bối rối nếu chúng phát hiện ra cha mẹ đang nói dối hoặc che giấu điều gì đó, và có khả năng cao sau này trẻ cũng sẽ bắt chước theo. Sự tin tưởng là một điều cần thiết và vì vậy hãy thẳng thắn và trung thực với con cái của bạn.
Nguồn: Parent
5 bí kíp "thần thánh" giúp trẻ nghe lời ngay từ đầu mà cha mẹ không cần la hét khản cổ
Có những bí kíp đơn giản nhưng cũng giúp bố mẹ không cần la hét mà con cái vẫn nghe lời tăm tắp.
Đây là những bí kíp giản đơn khiến trẻ nhỏ nghe lời ngay lần đầu tiên khi người lớn nói điều gì đó, thay vì cứ phải nhắc đi nhắc lại hoặc la hét.
1. Thu hút sự chú ý của trẻ
Ảnh minh họa
Trẻ em có thể thực sự bị cuốn hút vào những gì mình làm, vì vậy rất có thể chúng không nhận ra bố mẹ ngay cả khi bố mẹ đang nói chuyện với chúng. Nếu bố mẹ muốn trẻ nhớ (và làm) những gì bố mẹ nói, hãy thử điều này:
- Ngồi trước mặt trẻ
- Yêu cầu trẻ dừng việc chúng đang làm
- Nhìn vào mắt trẻ
- Goi tên trẻ và những gì bố mẹ muốn trẻ làm
- Hỏi trẻ xem chúng có hiểu lời bố mẹ nói không và yêu cầu chúng lặp lại những gì bố mẹ nói
2. Nói ngắn gọn và cụ thể
Bố mẹ càng nói nhiều, trẻ càng nghe ít. Vì vậy, hãy bỏ qua toàn bộ bài giảng và bình luận phụ và nói chính xác những gì bố mẹ muốn và thời gian cần thực hiện.
Những câu nói thường xuyên của các bố mẹ: "Con đang ăn quá chậm! Con sẽ bị đi học muộn. Nhanh lên và chuẩn bị đi.Đây là lần thứ ba con đến muộn trong tuần này và mẹ cũng sẽ đi làm muộn. Tại sao con chưa ăn xong? Nhanh lên!".
Để thay thế các câu giải thích dài dòng, bố mẹ hãy thử nói ngắn gọn: "Hãy hoàn thành bữa ăn của con ngay bây giờ và đi lên nhà để tắm ngay".
3. Chia nhỏ các nhiệm vụ cho trẻ
Ảnh minh họa
Hướng dẫn con một cách mơ hồ sẽ càng khiến con nhầm lẫn. Đối với một đứa trẻ, câu lệnh "dọn dẹp phòng của con đi" có thể có nghĩa là lấy tất cả đồ chơi trên sàn và vứt chúng xuống giường. Do đó, bố mẹ nên nói: "Hãy đặt đồ chơi ở nơi không ai dẫm lên được nhé!"
Chia nhỏ các nhiệm vụ cho trẻ: "Đặt đồ chơi vào hộp, cất sách lên kệ và treo áo khoác lên móc áo". Vì vậy, bố mẹ không nên nói điều này mỗi ngày, in ra một danh sách kiểm tra và treo trên cửa. Sử dụng hình ảnh hoặc biểu tượng cho trẻ nhỏ.
4. Chú ý tông giọng
Tiếng la hét và cằn nhằn không có tác dụng tích cực và có thể gây lúng túng trước đông người. Hãy gọi trẻ lại, rồi nói riêng nhẹ nhàng với trẻ. Đây là cách nhận được sự chú ý đầy đủ của trẻ và nếu trẻ đang có hành động cần nhắc nhở thì đó là một cách kín đáo để khiến trẻ bình tĩnh lại. Cha mẹ hãy thử so sánh các câu: "Đừng chạy loanh quanh nữa!" và "Con hãy ngồi đây và đếm đến 20 cho đến khi con sẵn sàng chơi một cách trật tự hơn" nhé.
5. Làm chủ giọng nói
Ảnh minh họa
Một giọng nói cao vút cho thấy sự lo lắng, căng thẳng, và rất khó chịu. Nếu ai đó muốn đưa ra quan điểm và khẳng định uy quyền, hãy hạ thấp giọng và nói chậm.
Bí kíp này tác dụng tốt tại các cuộc họp, và nó cũng tác dụng tốt với những đứa trẻ. Ngay khi bố mẹ hạ giọng và nói cùng với biểu hiện khuôn mặt, trẻ sẽ biết mức độ nghiêm trọng thế nào.
Nguồn: Smartparent
Đây là những điều cha mẹ rất nên lưu ý mỗi khi phải ra tay xử lý tính đố kỵ ở con nhỏ Hành trình làm cha mẹ không phải lúc nào cũng toàn là niềm vui, có những khi cha mẹ phải đau đầu khi con có những biểu hiện tiêu cực như ganh ghét, đố kỵ. Vậy cha mẹ nên tránh những sai lầm nào khi dạy con và xử trí ra sao khi con lỡ có hành vi như vậy? Ghen tị là...