10 đại học khai phóng tốt nhất nước Mỹ năm 2022
Đại học Wiliams vẫn đứng đầu với gần 2.000 sinh viên nhập học kỳ mùa thu năm 2020, kế đó là hai đại học Amherst và Swarthmore.
Tại Mỹ, hơn 2.500 đại học hệ bốn năm (đào tạo cử nhân và kỹ sư) được chia thành bốn loại theo quy mô, chương trình đào tạo của trường, gồm: National University (đại học quốc gia), National Liberal Art College (đại học khai phóng), Regional University (viện đại học khu vực) và Regional College (đại học khu vực).
Giữa tháng 9, US News and World report công bố bảng xếp hạng đại học khai phóng tốt nhất nước Mỹ. Cụ thể như sau:
Ba đại học Williams (hạng 1), Amherst (hạng 2) và Swarthmore (hạng 3) đều giữ nguyên vị trí so với bảng xếp hạng năm ngoái. Đại học Amherst thu học phí hơn 61.000 USD (gần 1,4 tỷ đồng) cho năm học 2021-2022, cao nhất trong top 10.
Một góc Đại học Wiliiams. Ảnh: Stephen Stimson Asociates
Trong bốn trường kế tiếp, Đại học Wellesley (hạng 5) giảm một bậc so với năm ngoái, còn lại cũng giữ nguyên vị trí. Học viện Hải quân Mỹ là trường duy nhất miễn học phí, sinh viên ra trường được sắp xếp công tác. Đây cũng là đại học tuyển nhiều học viên nhất trong top 10 – gần 4.600, gấp 2-3 lần các trường khác.
Đại học Claremont McKenna đứng thứ 8, giảm hai bậc so với năm ngoái, hai trường Carleton và Middlebury đồng hạng 9. Ba đại học này thu học phí khá tương đồng, dao động 58.000-60.000 USD một năm.
Những trường thuộc top 10 năm ngoái là Washington and Lee, Hamilton đã không góp mặt trong bảng xếp hạng năm nay.
Nam sinh đam mê Toán giành học bổng 5 tỷ đồng từ đại học top 4 của Mỹ
Nguyễn Hữu Dương (sinh năm 2002) - chàng trai với đam mê Toán học dữ liệu và ước mơ bảo tồn nghệ thuật sân khấu kịch vừa giành học bổng 5 tỷ đồng từ Pomona - top 4 đại học khai phóng của Mỹ.
Tìm thấy đam mê ở lĩnh vực Toán học và quyết tâm du học Mỹ
Các trường đại học Mỹ được phân loại một cách phổ biến thành 2 nhóm trường chính: NU (đại học quốc gia) và LAC (đại học khai phóng).
Nhóm trường đại học khai phóng hướng tới giảng dạy trang bị cho sinh viên của mình kiến thức toàn diện và bao quát từ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên cho tới các lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
Trong số các trường đại học top đầu khối LAC Mỹ, Pomona là ngôi trường được xếp hạng thứ 4 và có tỷ lệ chấp nhận học sinh thấp, được coi là "một trong những trường LAC khó vào nhất nước Mỹ".
Nam sinh Nguyễn Hữu Dương đã trúng tuyển và sẽ trở thành tân sinh viên Việt Nam của Pomona College năm học này.
Video đang HOT
Em Nguyễn Hữu Dương.
Hữu Dương lúc đầu chưa xác định rõ ràng về định hướng du học và cũng không quá quan trọng về điểm đến. Tuy nhiên, vào cuối năm lớp 10 (khi đang là học sinh lớp chuyên Nga - THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam), Dương đã thử ứng cử cho suất học bổng 100% của trường Peninsula Grammar tại Úc và nhận được suất học bổng này.
Nhận thấy đây là cơ hội tốt để khám phá, em quyết định sang Úc vào đầu năm 2019 để bắt đầu lớp 11.
Tại đây, Hữu Dương bắt đầu có niềm đam mê với môn Toán. Em bị cuốn hút bởi những ứng dụng thực tế của Toán và thường xuyên sử dụng chúng trong nhiều môn học khác dù giáo viên không yêu cầu.
Dương dùng Toán vào việc tạo ra mô hình thống kê để chứng minh công thức Vật lý cho đến dùng giải tích và quy hoạch tuyến tính để tối ưu hóa các quyết định xã hội. Từ đó, em tiếp tục khai phá đam mê Toán học nhưng đồng thời vẫn muốn có thêm hiểu biết cả về xã hội nhân văn và khoa học.
"Em xác định Mỹ sẽ là điểm đến cho bậc Đại học của bản thân, và một ngôi trường thuộc hệ thống LAC sẽ là nơi phù hợp nhất cho mình", Dương chia sẻ.
Do đặc thù đi du học Mỹ cần có điểm SAT và viết nhiều bài luận cá nhân, Dương lên kế hoạch chi tiết cho việc nộp hồ sơ từ lớp 11. Em tìm học các khóa SAT Online, đăng ký một trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín tại Việt Nam để đồng hành và sắp xếp thời gian từng tháng thật chi tiết để cân bằng giữa việc học và các hoạt động ngoại khóa...
Với quyết tâm học SAT, chàng trai 16 tuổi năm đó đã đạt kết quả 1560/1600 - Top 1% học sinh thi SAT trên toàn thế giới và tốt nghiệp lớp 12 trong top 0.75% toàn bang.
Nói về quãng thời gian apply, Dương ấn tượng: "Quá trình apply năm 2020 là một thời gian áp lực do em đồng thời ôn thi cuối cấp, học 2 lớp tại đại học, làm các dự án hoạt động ngoại khóa và học online trong tình trạng bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài.
Đặc biệt giai đoạn viết luận và quyết định trường apply làm em cực kỳ stress. Tuy nhiên, em hài lòng với những nỗ lực của mình và không thể vui hơn khi đỗ đại học Pomona".
Giới thiệu nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đến gần giới trẻ hơn
Năm 2017, Hữu Dương đồng sáng lập và giữ chức Trưởng Ban Tài chính, Hậu cần dự án The Kapusta nhằm gây quỹ ủng hộ và sơn sửa vật chất cho các ngôi trường ở vùng khó khăn. Ngoài ra, em tham gia vào các hoạt động sân khấu cả ở Việt Nam và Úc trong nhiều vai trò từ đạo diễn đến hậu cần.
Tiết mục của khối chuyên Nga do Hữu Dương đạo diễn được giải Nhất trong Ngày Hội Anh tài 2018 ở trường Ams.
Cuối năm 2019, Dương sáng lập dự án và tự xây dựng website nhân văn số Trường ca Kịch viện với mục đích đem nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đến gần hơn với giới trẻ. Dương chia sẻ: "Em nhận thấy nghệ thuật biểu diễn mang rất nhiều câu chuyện và ý nghĩa thú vị, thu hút. Tuy nhiên, sự ít hiện diện của chúng khiến người trẻ hiện đại ít tìm hiểu, hứng thú. Do đó, dự án đưa ra chuyên mục thông tin và triển lãm online kết hợp với thiết kế các ấn phẩm Facebook bắt mắt, đồng thời sử dụng đội ngũ trẻ của dự án từ 3 miền lan truyền, quảng bá những nội dung này".
Không chỉ chú tâm vào chèo, tuồng, cải lương... dự án Trường ca Kịch viện còn đem đến cho người xem các loại hình địa phương ít người biết đến như bả trạo, trò xuân phả... để phản ánh chân thực sự đa dạng phạm vi rộng của văn hóa Việt Nam.
"Qua Trường ca Kịch viện, em rất cảm động khi nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ từ đọc giả nhiều nguồn đọc giả, từ người trẻ đến các nghệ sĩ, người nước ngoài, dự án văn hóa...
Nhiều nhà thiết kế trẻ đã sử dụng thông tin trên trang web dự án để nghiên cứu ý tưởng cho sản phẩm nghệ thuật của mình. Đây là nguồn động lực lớn để em tiếp tục với công việc đến nay", Hữu Dương tự hào về dự án sau một năm gây dựng phát triển.
Dương giới thiệu cho khách nước ngoài trong một góc triển lãm nhỏ của dự án.
Hội đồng tuyển sinh trường gửi video riêng chúc mừng trúng tuyển
Hữu Dương đã gây ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh qua cái nhìn đa chiều về bất bình đẳng từ lăng kính khoa học, xã hội và nghệ thuật, được thể hiện qua bài luận chính (Personal Statement) và bài luận phụ.
Trong bài luận chính, em viết về sở thích xem nhảy và nhảy trong phòng. Em so sánh sự kết hợp các yếu tố của một tiết mục nhảy với "vẻ đẹp" của Toán và dữ liệu - hai ngành mà Hữu Dương muốn theo đuổi trên đại học.
Bài luận của Dương còn nhắc đến lịch sử nhân văn của các điệu nhảy đối với các nhóm người bị áp bức, và cho rằng việc xem nhảy không chỉ kết nối em với văn hóa thế giới mà còn giúp em nhận thức được về những câu chuyện cá nhân ẩn sâu trong hành động của mỗi con người.
Thừa nhận bản thân nhảy không giỏi và chưa được đào tạo bài bản, nhưng Dương lại khẳng định "nhảy với em có vai trò giải phóng, đồng thời đặt em vào dòng lịch sử vẫn đang tiếp tục của những con người có danh tính đan xen (intersectional identity) giống như em".
Với bài luận phụ, Hữu Dương viết rằng Toán và Khoa học Dữ liệu có nhiều ứng dụng tốt trong đời sống nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các nhóm thiểu số, đặc biệt khi được sử dụng để đưa ra chính sách công. Qua đó, em không chỉ mong muốn thành thạo về lập trình dữ liệu mà còn nghiên cứu về những kĩ thuật làm giảm thiên kiến và tác động phân biệt trong thuật toán.
Dương cũng gửi một bài viết về tính chính trị danh tính (identity politics) của vở nhạc kịch "Wicked" em tham gia ở trường và sân khấu Chèo. Từ đó, em thể hiện mong muốn được tiếp tục trau dồi những học thuyết về bất bình đẳng và quyền lực xã hội, đồng thời khám phá tiếng nói của con người thông qua văn học và sân khấu với Hội đồng.
Khuôn viên đại học Mỹ mà Hữu Dương trúng tuyển.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Dương đã có được một kết quả xứng đáng. Em đã đỗ đại học Pomona với mức học bổng 5 tỷ đồng cho 4 năm học.
Dương cho hay, lý do em chọn trường Pomona là vì em đã tìm hiểu về trường rất kỹ. Trường đứng trong top 7 đại học có tài sản tài trợ trung bình lớn nhất nước Mỹ. Điều này có nghĩa là trường có nguồn tài chính vô cùng dồi dào để hỗ trợ học sinh làm nghiên cứu, thực tập hay đi học ở một nước khác để trải nghiệm.
"Đặc biệt hơn, Pomona nằm trong Liên minh Claremont - một khối gồm 7 trường đại học tinh hoa được ca ngợi là "sự kết hợp của những tài nguyên trí tuệ chưa từng có ở Hoa Kỳ" bởi The Fiske Guide to Colleges.
Trúng tuyển vào trường, em có thể đăng kí từ hơn 2700 lớp học và làm việc với các giáo sư ở các ngôi trường còn lại. 8500 học sinh trong liên minh được sử dụng chung khuôn viên 2.2 triệu m2 với cơ sở vật chất hiện đại từ đài thiên văn, bảo tàng đến nhà hát giao hưởng.
Tuy rất thích nhưng em cũng biết trường có tỷ lệ cạnh tranh rất cao và em cũng không dám chắc 100% bản thân sẽ đỗ. Vì vậy lúc nhận được dòng chữ chúc mừng trên email em đã hét to lên khiến cả nhà giật mình", Dương chia sẻ.
Lễ tốt nghiệp của Dương tại Úc diễn ra trong giãn cách xã hội.
Hữu Dương dự định chọn chuyên ngành chính là Toán và Chính trị xã hội, đồng thời sẽ học thêm Khoa học Máy tính, Kinh tế, Nhân học và Sân khấu tại đại học Mỹ. Em dự định sẽ làm việc tại nước ngoài một thời gian ngắn để lấy kinh nghiệm rồi quay về Việt Nam lập nghiệp.
Thành tích nổi bật của Nguyễn Hữu Dương
Điểm SAT: 1560/1600 (Top 0.5% thế giới)
Giải Nhất Quận, giải Nhì Thành phố, Huy chương Đồng Quốc Gia Olympic tiếng Anh qua mạng
Học giả trẻ Kwong Lee Dow 2019 - 2020 của Đại học Melbourne. Úc
Giải thưởng Xuất sắc môn tiếng Anh 2019 - Đại học Monash, Úc
Giải Học sinh Xuất sắc môn Xã hội, Tội phạm học 2020 - Đại học Deakin, Úc
Điểm tổng kết cao nhất khối 11, nhì khối 12 - trường Peninsula Grammar, Úc
Giải thưởng Danh dự về học thuật lớp 11 và 12 - trường Peninsula Grammar, Úc
Học bổng toàn phần 2 năm học tại trường Peninsula Grammar, Úc
Học bổng danh dự cả năm lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Đồng sáng lập, Trưởng BTC Trường ca Kịch viện
Đồng sáng lập, Trưởng Ban Hậu cần & Tài chính - The Kapusta
Thành viên đội tranh biện của trường tại Úc - Giải Nhì khu vực 2019
Thành viên nhạc kịch "Wicked" của trường tại Úc
Thực tập Phân tích Dữ liệu Vật lý tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Thịnh vượng chung Úc...
Chuyện du học hậu COVID: Nam sinh trường Quốc tế nhận hỗ trợ tài chính 28 tỷ đồng từ 5 trường Đại học Mỹ Lê Bình An (lớp 12, Hệ Quốc tế Hoa Kỳ THPT Wellspring) đã cùng lúc giành 5 suất hỗ trợ tài chính tổng trị giá lên tới 28 tỷ đồng từ 5 trường Đại học tại Mỹ. Diễn đàn TEDwis Talks với chủ đề Collaboration (Hợp tác) do Hội Đại sứ Wellspring tổ chức Bình An nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành...