10 đại học đẹp nhất khu vực Đông Á
Đại học Bắc Kinh, trường Công nghệ Nanyang và Kyung Hee được THE Students bình chọn là trường có khuôn viên xanh và kiến trúc độc đáo.
1. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc)
Thành lập năm 1898, Đại học Bắc Kinh luôn được đánh giá cao về khuôn viên và ngày càng nâng cao danh tiếng về mặt học thuật. Trường nằm ở khu vườn ngự uyển của nhà Thanh trước đây, gồm những cảnh quan và tòa nhà được tạo dựng theo phong cách Trung Hoa truyền thống. Ảnh: THE
2. Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore)
Trường được ví như thiên đường cho những người nghiện kiến trúc với những tòa nhà độc đáo được thiết kế bởi các kiến trúc sư hàng đầu, nổi bật như tòa nhà trung tâm học tập. Ảnh: Asian Scientist
3. Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc)
Được thành lập năm 1949 tại Seoul, Đại học Kyung Hee là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc tân cổ điển và vẻ đẹp tự nhiên. Hàng trăm cây hoa anh đào Hàn Quốc được trồng từ cổng tới tận sân trường là điểm nhấn khiến Kyung Hee trở nên nổi bật hơn và trở thành một điểm tham quan thú vị khi đến Seoul. Ảnh: K-pop House’s
4. Đại học Tokyo (Nhật Bản)
Đây là một trong những trường đại học uy tín nhất Nhật Bản. Được thành lập năm 1877, hiện trường có 5 cơ sở ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano, trong đó khuôn viên ở Hongo nổi tiếng bậc nhất với những cây Gingko 120 tuổi, hồ cá chép Koi, giảng đường Yasuda và Red Gate – cổng được được xây trong thời Edo, chứa đựng cả một chiều dài lịch sử Nhật Bản. Ảnh: Boomsbeat
Video đang HOT
5. Đại học Nữ sinh Ewha (Hàn Quốc)
Được thành lập vào năm 1886, Ewha trở thành viện giáo dục đại học đầu tiên ở Hàn Quốc dành cho nữ giới. Trường có không gian xanh rộng lớn cùng những tòa nhà với kiến trúc nổi bật, trong đó tiêu biểu nhất khu phức hợp Ewha Campus – công trình có khuôn viên ngầm lớn nhất Hàn Quốc. Ảnh: Mimoa
6. Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)
Giống như Đại học Bắc Kinh, trường Thanh Hoa cũng nằm trong khu vườn ngự uyển của nhà Thanh xưa với đầy cây xanh, ao sen cùng sự kết hợp giữa các tòa nhà mang kiến trúc phương Tây và truyền thống. Ảnh: THE
7. City University of Hong Kong (Hong Kong, Trung Quốc)
Khuôn viên trường gồm 14 tòa nhà chính với những nét kiến trúc độc đáo, hiện đại, nổi bật là Trung tâm Sáng tạo truyền thông Run Run Shaw. Ảnh: City University of Hong Kong
8. Đại học Nghệ thuật Tama (Nhật Bản)
Thư viện của Đại học Nghệ thuật Tama được nhiều người biết đến với vẻ đẹp hoàn hảo. Kết cấu của công trình này gồm nhiều cột, dầm hình vòng cung đóng vai trò chịu lực đồng thời tạo ra các góc nhìn tự do và độc lập, giúp ích cho sự sáng tạo của sinh viên ngành nghệ thuật. Ảnh: Mimoa
9. Đại học Hạ Môn (Trung Quốc)
Trường tọa lạc ở thành phố Hạ Môn, nơi được mệnh danh là “Hawaii của phương Đông”. Nằm bên bờ biển và dưới chân những ngọn đồi, khuôn viên trường giống như khu bảo tồn với hồ nước, những tán cây xanh tốt cùng những tòa nhà mang phong cách độc đáo. Ảnh: Pinterest
10. Đại học Công nghệ Petronas (Malaysia)
Trường tọa lạc ở vị trí đẹp, được bao quanh bởi những ngọn đồi và rừng mưa nhiệt đới. Khuôn viên là một tổ hợp không gian mở với nhiều hồ nước và các tòa nhà hiện đại. Ảnh: Owned
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Những bước nhảy mang lại sự cân bằng
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, khiêu vũ và các môn học nghệ thuật cũng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như Toán học, Khoa học hay Ngôn ngữ.
Khiêu vũ là sự thể hiện những mối quan hệ, cảm xúc, và ý tưởng thông qua động tác và nhịp điệu của cơ thể. Loại hình nghệ thuật này chính là cốt lõi của mọi nền văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử, là một phần trong mạch tiến hóa của nhân loại.
Tuy nhiên, vai trò của khiêu vũ từ trước đến nay vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Nguyên nhân một phần là vì mọi người vẫn coi trọng học thuật - vốn gắn liền sự thông minh với khả năng lập luận bằng ngôn ngữ và toán học.
Thật may là vẫn có người hiểu được vai trò quan trọng của khiêu vũ đối với đời sống con người nói chung và với quá trình giáo dục nói riêng.
Trong cuốn Dance Education around the World: Perspectives on Dance, Young People and Change, các nhà nghiên cứu Charlotte Svendler Nielsen và Stephanie Burridge đã trình bày những nghiên cứu mới đây về giá trị của bộ môn nghệ thuật này ở mọi bối cảnh văn hóa: từ Phần Lan đến Nam Phi, từ Ghana đến Đài Loan, từ New Zealand đến châu Mỹ.
Những nghiên cứu này phản bác quan niệm cố hữu về sự thông minh và thành tích học tập, đồng thời cho thấy khiêu vũ có khả năng biến đổi con người ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp.
Đối với học sinh, khiêu vũ có thể giúp những cuộc đời khó khăn khôi phục niềm vui và sự cân bằng, cũng như giảm đi những căng thẳng do bạo lực và bắt nạt ở trường học gây ra.
Việc dạy khiêu vũ thực sự mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh khi các em đang trong quá trình hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa các giới tính và độ tuổi.
Nhiều thể loại khiêu vũ, kể cả nhảy dạ hội, đòi hỏi những người tham gia phải tiếp xúc trực tiếp lẫn nhau và di chuyển hài hòa đồng điệu với nhau.
Theo đánh giá của công ty Dancing Classrooms ở New York, có đến 95% giáo viên phản hồi rằng nhờ khiêu vũ cùng nhau mà các học sinh của họ cải thiện khả năng hợp tác.
Trong một cuộc khảo sát ở Los Angeles, 66% số hiệu trưởng các trường cho biết học sinh của họ hòa thuận với nhau hơn, và có đến 81% số học sinh phản hồi rằng các em trở nên tôn trọng đối phương hơn.
Ngoài tác dụng xã hội, khiêu vũ còn mang lại lợi thế khi tuyển dụng, vì bộ môn này thể hiện những tính cách mà các nhà tuyển dụng mong muốn ở một người lao động có thái độ hợp tác và biết thích nghi.
Chưa hết, khiêu vũ còn để lại dấu ấn của sự cải thiện trên lĩnh vực học tập. Bà Lois Habtes, Hiệu trưởng trường Tiểu học Emanuel Benjamin Oliver ở quần đảo Virgin đã rất ấn tượng với điểm số môn Đọc hiểu và Toán học của học sinh ở trường sau ba năm áp dụng chương trình dạy khiêu vũ.
"Chương trình ảnh hưởng rất tích cực đối với thành tích học tập của các em. Khi tôi mới tiếp quản trường, điểm số của các em không tốt. Năm ngoái là năm thứ hai trường áp dụng chương trình dạy khiêu vũ, điểm số đã tăng lên 83%. Năm nay, điểm số kiểm tra đọc hiểu của học sinh lớp 5 đã tăng lên 85%, mức cao nhất tại trường".
Trên đây chỉ là một ví dụ cho mối quan hệ tích cực được ghi nhận giữa khiêu vũ và thành tích học tập.
Trên thực tế, hầu hết học sinh trường công ở Mỹ vẫn tham gia các khóa học Âm nhạc và Mỹ thuật, dù mức độ tiếp xúc không thường xuyên; trong khi đó, Khiêu vũ và Kịch nghệ thường bị xem nhẹ.
Nhìn chung, cơ hội tiếp xúc với các môn học nghệ thuật vẫn rất hiếm hoi đối với học sinh ở những khu vực khó khăn. Bob Morrison, nhà sáng lập kiêm giám đốc viện nghiên cứu Quadrant Research, cho biết: "Vẫn còn hàng triệu học sinh chưa thể theo học những khóa huấn luyện nghệ thuật; rất nhiều em trong số này đến từ những cộng đồng nghèo - những nơi rất cần các chương trình huấn luyện như vậy".
Việc có hàng triệu học sinh không được học Toán hay ngôn ngữ là một điều không thể chấp nhận được, nhưng cũng sẽ là không công bằng nếu các môn nghệ thuật bị xem nhẹ. Quan điểm "giáo dục nghệ thuật chỉ dành những người có năng khiếu" là hoàn toàn sai lệch và cần phải được thay đổi.
"Nhà trường không dạy Toán chỉ để đào tạo ra các nhà toán học, cũng không dạy Viết chỉ để sản sinh ra các tiểu thuyết gia. Với các môn nghệ thuật cũng vậy. Nhà trường dạy học sinh trở thành những công dân toàn diện có khả năng ứng dụng kĩ năng, kiến thức, và kinh nghiệm tham gia nghệ thuật vào sự nghiệp và cuộc sống của các em sau này", ông Morrison khẳng định.
Theo Phununews
Không khí học thuật từ mô hình Nhóm đọc Được triển khai từ năm 2015, mô hình Nhóm đọc (Theory Reading Group - TRG) tại Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng đã tạo thói quen sinh hoạt học thuật hàng tuần trong bộ môn, trong khoa với sự tham gia của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học... ảnh minh họa Ngoài mục đích thông tin khoa học,...