10 đại học đắt đỏ nhất nước Mỹ
Nhiều trường đại học lớn tại Mỹ có mức học phí trung bình lên đến 1,8 tỷ đồng/năm.
Theo trang CBS News, trong số 10 trường đại học có học phí đắt nhất nước Mỹ, có 3/8 trường từ khối Ivy League là Đại học Pennsylvania, Đại học Brown và Dartmouth College. Đại học New York được mệnh danh là trường tư thục có mức học phí đắt đỏ nhưng chỉ xếp thứ 43. Viện Công nghệ CalTech xếp vị trí thứ 41, Đại học Yale xếp thứ 43, Đại học Cornell xếp thứ 25. Harvard và Stanford không có mặt trong top 50.
Sau đây là các đại học có học phí đắt nhất (từ cao xuống thấp) nước Mỹ:
1. Harvey Mudd College
Harvey Mudd là trường có học phí đắt nhất nước Mỹ, nằm tại bang California với học phí khoảng 77.339 đô mỗi năm (1,812 tỷ đồng). Tuy vậy, khoảng 70% sinh viên Harvey Mudd nhận được một số hình thức hỗ trợ tài chính – kết hợp giữa trợ cấp, học bổng, khoản vay và vừa học vừa làm.
2. Đại học Pennsylvania
Tại Đại học Pennsylvania, học phí của sinh viên là 76.826 đô/năm (khoảng 1,8 tỷ đồng). Hơn hết, Đại học Pennsylvania có tỷ lệ chấp nhận chỉ 8% năm 2021 và được Niche (trang đánh giá các trường học tại Mỹ) xếp hạng là trường kinh doanh tốt nhất nước Mỹ.
3. Amherst College
Amherst College nằm ở trung tâm Massachusetts có mức học phí là 76.800 (khoảng 1,8 tỷ đồng) mỗi năm học. Trường có tỷ lệ chấp nhận là 11%.
4. Đại học Southern California
Nếu như không tính các khoản hỗ trợ tài chính, sinh viên phải trả học phí lên đến 77.459 đô (1,815 tỷ đồng) cho một năm học. Đây là một trường hàng đầu về điện ảnh và nhiếp ảnh.
5. Đại học Tufts
Video đang HOT
Nếu không có hỗ trợ tài chính, một sinh viên tại Đại học Tufts phải trả 76.492 đô (1,792 tỷ đồng) mỗi năm. Trường cũng được xếp hạng trong số các trường nghệ thuật tốt nhất nước Mỹ.
6. Dartmouth College
Dartmouth College là 1 trong những trường thuộc khối Ivy League, có mức học phí rơi vào khoảng 76.480 đô (1,791 tỷ đồng) một năm. Tỉ lệ chấp nhận của trường năm ngoái là 8%.
7. Đại học Brown
Đại học Brown cũng nằm trong khối Ivy League, nổi tiếng với các ngành liên quan đến ngôn ngữ Anh. Học phí của Đại học Brown là khoảng 76.476 (1,791 tỷ đồng).
8. Đại học Northwestern
Đại học Northwestern nằm ở Evanston, Illinois, có mức học phí trung bình là 76.317 (1,787 tỷ đồng) mỗi năm. Trường luôn được xếp hạng cao đối với lĩnh vực báo chí và truyền thông.
9. Đại học Chicago
Đại học Chicago có mức học phí trung bình hàng năm là 76.302 đô (1,787 tỷ đồng). Đây là trường đại học có mức học phí dành cho 4 năm học đắt nhất nước Mỹ. Theo Niche, trường được xếp hạng 3 trong số các trường đào tạo kinh tế tốt nhất nước Mỹ.
10. Wellesley College
Sinh viên tại Wellesley College khi không có hỗ trợ tài chính phải trả trung bình 76.220 đô (1,785 tỷ đồng) mỗi năm. Trường liên tục được xếp hạng là một trong những trường cao đẳng dành cho nữ tốt nhất nước Mỹ.
Cựu sinh viên Kinh tế trúng tuyển ngành STEM ở Ivy League
Mặc dù sở hữu tấm bằng MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Mỹ và giữ chức quản lý ở công ty hàng tiêu dùng nhanh, Khánh Vy vẫn quyết định gác lại và apply chương trình Thạc sĩ Khoa học dữ liệu tại Đại học Pennsylvania (Upenn).
Đây là 1 trong 8 đại học thuộc khối Ivy League (Mỹ) và cũng là trường đại học top đầu thế giới ở cả 2 bảng xếp hạng QS và THE.
Du học không học bổng
Nguyễn Khánh Vy (1997) tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Đại học Kinh tế TP. HCM. Tuy nhiên, Vy lại yêu thích mảng công nghệ và làm việc tại Microsoft ngay từ năm nhất với vị trí Microsoft Student Partners (MSP).
Du vậy, bất ngờ là sau khi ra trường, Vy từ chối lời mời làm việc tại 1 số công ty và quyết định du học. Vy nhận ra tấm bằng MBA tại Mỹ sẽ giúp thăng tiến nhanh chóng lên các chức vụ cao và trợ lực cho bản thân khi làm việc trong mảng công nghệ.
Rải đơn rất nhiều trường và được Đại học North Florida chấp thuận, tuy không có học bổng, Vy vẫn nhập học và quyết tâm trả học phí bằng việc đi làm.
"Mình đã thông báo với bố mẹ mình sẽ đi, cho dù có không được học bổng đi chăng nữa" - Vy chia sẻ.
Nguyễn Khánh Vy (bên phải) từng 2 lần bỏ việc lương cao để tiếp tục học thạc sĩ (Ảnh: NVCC)
Gia đình không quá khá giả, Vy thực sự bối rối khi bản thân phải xoay sở mọi chi phí học tập và sinh hoạt. Vừa bước chân sang Mỹ, Vy đã làm 1 lúc nhiều công việc: dạy đàn, chạy quảng cáo Facebook, Google, làm marketing tại hãng thời trang, làm dự án... Cô gái chia sẻ thời điểm đó, bản thân đã gần như kiệt sức vì việc học trên trường và đi làm trang trải sinh hoạt phí.
"Do đăng ký học tại trường từ 16h-20h mỗi ngày nên mình đi làm từ sáng cho đến 3h chiều. Đến tối, sau khi hoàn thành công việc tại trường, mình về nơi ở và tiếp tục học bài cho đến khoảng 1h-2h sáng" - Vy nhớ lại.
Sau một thời gian, Vy mạnh dạn nộp đơn xin việc vào vị trí Data Analyst (phân tích dữ liệu) tại The One Trading - công ty về hàng tiêu dùng nhanh. Nhờ kinh nghiệm quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ sau 4 năm làm việc tại Microsoft, Khánh Vy nhanh chóng thăng tiến đến vị trí Data Manager (Quản lý bộ phận dữ liệu).
"Thời điểm đó, công ty đang chạy 1 dự án xây dựng hệ thống. Mình đã đứng ra nhận và hoàn thiện sau hơn 1 năm. Lúc đó, Giám đốc đã đề bạt mình với vị trí Quản lý" - Vy chia sẻ.
(Ảnh: NVCC)
Có công việc tốt, được trả lương hậu hĩnh, đồng thời tốt nghiệp Thạc sĩ với GPA 3.96/4.0, thế nhưng, một lần nữa, Vy lại quyết định bỏ việc.
Chuyển hướng sang Khoa học dữ liệu
Vào thời điểm đó, Vy muốn học tiếp 1 bằng Thạc sĩ về Data Science (Khoa học dữ liệu) vì nhận thấy bản thân đã có các kỹ năng mềm tốt về quản trị, quản lý nhưng khả năng làm việc với dữ liệu còn kém.
"Mình làm việc với dữ liệu nhiều, nhưng kỹ năng cứng về nó còn thiếu và cần phải được nâng cấp" - Vy chia sẻ. Ngoài ra, cô nàng cũng muốn xây dựng thêm mối quan hệ với những người đi trước, cũng như cơ hội làm việc cho các ông lớn công nghệ như Microsoft, Google, Amazon...
Sau 1 thời gian tìm hiểu trên mạng, Vy nhận thấy UPenn đứng trong top các trường đào tạo ngành Data Science (Khoa học dữ liệu) và quyết định nộp vào trường.
"May mắn rằng, gia đình và người thân đều ủng hộ với lựa chọn của mình" - Vy nói.
Tuy nhiên, chương trình Thạc sĩ Data Science của Upenn yêu cầu rất khắt khe. Trường yêu cầu thí sinh phải có GPA trung bình trên 3.9, trình độ tiếng anh xuất sắc, 2 thư giới thiệu 'bảo mật' và 1 bài luận.
Nguyễn Khánh Vy trong ngày tốt nghiệp (Ảnh: NVCC)
Do Vy đã có bằng MBA từ trước nên 2 tiêu chí về GPA và tiếng Anh đã ổn. Về phần thư giới thiệu, Upenn yêu cầu thư từ 2 Giáo sư và phải được bảo mật, không cho thí sinh xem.
"Mình chỉ được biết thư chuyển chưa hay đang ở trong giai đoạn nào" - Vy kể.
Cũng theo Vy, phần khó nhất chính là viết bài luận. Trong suốt khoảng thời gian 1 tháng, Vy luôn suy nghĩ về cách giúp bài luận của mình trở nên nổi bật so với các thí sinh khác.
"Mình viết về chủ đề 'Sinh viên kinh tế không có kiến thức lập trình' kể lại quá trình mình đã chuyển từ chuyên ngành kinh tế ở đại học sang làm mảng công nghệ" - Vy nói.
Kết quả, Vy vừa được thông báo đỗ vào ngành Data Science của Upenn. Dự định của Vy là hoàn thành chương trình học thật tốt tại trường.
"Người ta thường có định kiến về việc con gái học và làm việc trong lĩnh vực STEM nhưng bản thân mình nghĩ có đam mê và giỏi việc thì sẽ làm được tất cả" - Vy chia sẻ.
HOT: Lần đầu tiên Tiếng Việt được dạy ở 2 đại học top đầu thế giới, người bản địa có dễ ẵm điểm 10 khi học? Tháng 11 này, lần đầu tiên Tiếng Việt được giảng dạy tại 2 trường đại học danh tiếng thuộc khối Ivy League. Lần đầu tiên, Tiếng Việt được dạy ở 2 trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới nằm trong khối Ivy Leauge. Theo đó, đại học Brown và Đại học Princeton sẽ cùng nhau hợp tác khóa học Tiếng Việt...









Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người nhà HURRYKNG tung clip tố quan hệ thật với Kem, hiện trạng bất ngờ?
Sao việt
07:22:36 10/04/2025
'Những chặng đường bụi bặm' tập 15: Nguyên đồng ý đóng giả con trai ông Nhân
Phim việt
07:18:20 10/04/2025
Vụ xưởng ma túy 1,4 tấn: Công an theo dõi từ khi đối tượng thuê đất
Pháp luật
07:18:01 10/04/2025
Xót xa tình cảnh của mỹ nhân Gen Z đẹp nhất nhì showbiz trước khi giải nghệ
Sao châu á
07:11:03 10/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Làm phim chiến tranh, phải biết 'đào địa đạo' cho mình
Hậu trường phim
07:04:23 10/04/2025
Nga cáo buộc Ukraine không ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng
Thế giới
06:57:47 10/04/2025
Nhan sắc đời thường nữ game thủ Audition, gợi cảm chẳng kém hot girl mạng
Netizen
06:53:33 10/04/2025
Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông
Tin nổi bật
06:50:24 10/04/2025
Chàng trai chi gần 300 triệu đồng mỗi năm để sống trên tàu hỏa
Lạ vui
06:47:57 10/04/2025
Vụ ngộ độc "rượu trái cây": Hàm lượng Methanol vượt gấp 1073,05 lần
Sức khỏe
06:44:29 10/04/2025