10 cuộc xung đột ác liệt nhất thế giới năm 2013
Viện Nghiên cứu Xung đột Quốc tế Heidelberg đã thống kê 10 quốc gia có tình trạng xung đột tồi tệ nhất trong năm 2013.
Năm 2013, ở Kivu, quân đội thường xuyên giao đấu với nhóm phiến quân nổi dậy M23. Sau các cuộc thương lượng hòa bình với chính phủ, các chiến binh đã chia thành nhiều phe khác nhau. Vào cuối năm 2013, chính phủ nước Congo tuyên bố họ đã chiến thắng phe nổi dậy.
2. Mali
Tại Mali, các phần tử Hồi giáo đang cố gắng nắm giữ quyền lực. Năm 2012, rất nhiều khu vực miền bắc đất nước nằm dưới sự kiểm soát của chiến binh Hồi giáo. Kết quả là, Pháp đã điều quân lính cùng hỏa lực giúp chính phủ Mali. Các cuộc không kích và tấn công trên bộ đã đánh bại lực lượng Hồi giáo. Các thành viên của Liên Hợp Quốc hiện đang chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại quốc gia này nhưng những cuộc tấn công và đánh bom tự sát vẫn tiếp diễn.
3. Nigeria
Nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram muốn áp dụng luật Sharia ở Nigeria. Nhằm đặt được mục đích đó, chúng liên tục tấn công các những người Hồi giáo ôn hòa và Cơ đốc giáo. Trong ảnh, người thân của các nạn nhân người Cơ đốc đang đào mộ sau một cuộc tấn công. Một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra tại quốc gia châu Phi này, đó là những người nông dân Cơ đốc đang xảy ra xung đột với những người chăn gia súc theo đạo Hồi vì tranh giành đồng cỏ.
Video đang HOT
4. Sudan
Hơn 10 năm qua, nhiều nhóm dân tộc châu Phi xảy ra xung đột với lực lượng chính phủ và các chiến binh đồng minh của chính phủ tại khu vực Darfur, Sudan. Xung đột về tranh giành đồng cỏ và nguồn nước là ác liệt nhất. Hàng trăm nghìn người đã chết trong các cuộc giao tranh và hàng triệu người buộc phải sơ tán.
5. Afghanistan
Xung đột vẫn tiếp diễn ở Afghanistan sau khi NATO trao quyền kiểm soát an ninh cho lực lượng trong nước. Lực lượng Taliban và các chiến binh Hồi giáo khác tiếp tục gây chiến với các nhà chức trách bằng những cuộc tấn công tự sát. Cụ thể, baolực thường diễn ra tại khu vực biên giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hơn 2.500 dân thường đã thiệt mạng trong năm 2013.
6. Mexico
Buôn bán ma túy, buôn người, tống tiền hay buôn lậu là những cách mà các tập đoàn tội phạm ở Mexico kiếm tiền. Nhằm bảo đảm nguồn thu, các tập đoàn này thường xung đột với nhau và chính phủ. Gần như những vụ ẩu đả tuần nào cũng diễn ra. Hàng trăm nhóm đảm bảo trật tự được lập ra khắp đất nước nhằm giải quyết tình trạng trên. Theo thống kê của Mexico, năm 2013, khoảng 17 nghìn người đã thiệt mạng tại nước này.
7. Syria
Trong năm thứ tư của cuộc nội chiến Syria, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn. Quốc gia bị phân chia thành nhiều phe phái, giữa quân lính chính phủ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, phe đối lập trung lập, người Hồi giáo, người đảm bảo trật tự và các nhóm tội phạm. Hơn 100 nghìn người thiệt mạng trong các cuộc xung đột, khoảng 9 triệu người buộc phải sơ tán. Cuộc xung đột có nguy cơ lan sang các nước láng giềng.
8. Phillipines
Hơn 40 năm qua, người dân Moro ở miền nam Phillipines đã phải chiến đấu giành độc lập cho họ. Sau một giai đoạn tương đối hòa bình, xung đột tái diễn vào năm 2013. Hơn 120 nghìn người phải bỏ nhà bỏ cửa do chiến tranh.
9. Somali
Xung đột giữa các chiến binh al-Shabab và lực lượng chính phủ ở Somali vẫn diễn ra suốt 8 năm qua. Với sự trợ giúp của binh lính Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi, các nhà chức trách phải cố gắng kiềm chế những chiến binh Hồi giáo. Tuy nhiên, các chiến binh al-Shabab vẫn kiểm soát nhiều khu vực chủ chốt ở miền nam Somali và họ là chủ mưu của nhiều vụ đánh bom ở thủ đô Mogadishu năm 2013.
10. Nam Sudan
Ba năm sau ngày thành lập, Nam Sudan vẫn là một quốc gia chìm trong xung đột. Những chiến binh trung thành với phó Tổng thống Nam Sudan tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng của Tổng thống nước này. Những cuộc xung đột giữa các phe phái trong quân đội ở Nam Sudan đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Theo Đời sống pháp luật
Đàm phán ngừng bắn ở Nam Sudan
Chính phủ Nam Sudan và phiến quân chuẩn bị tham gia vào các vòng đàm phán ngừng bắn tại thủ đô Addis Ababa (Ethiopia) để kết thúc xung đột đẫm máukéo dài hơn 2 tuần qua.
Một người lính Nam Sudan đang đứng cạnh khẩu đại liên được gắn trên chiếc xe tải - Ảnh: Reuters
Phái đoàn của cả 2 phía dự kiến sẽ đến Ethiopia vào ngày 1.1.2014, Reuters dẫn thông báo của Cơ quan Phát triển liên chính phủ (IGAD) thuộc Khối các nước Đông Phi.
Hiện chính phủ Nam Sudan đã thừa nhận mất quyền kiểm soát thị trấn quan trọng Bor vào tay lực lượng trung thành với cựu Phó tổng thống Nam Sudan Riek Machar.
Vào hôm 31.12.2013, quân đội chính phủ đã phải "rút lui chiến lược" khỏi Bor, theo lời ông Nhial Majak Nhial, thị trưởng thị trấn này.
Bor là thủ phủ của bang Jongkei, nơi được cho là còn nguyên trữ lượng dầu mỏ tự nhiên chưa được khai thác.
IGAD cho biết cả hai phía sẽ lập ra đội thương thuyết để cùng thống nhất về các cách thức rút quân và giám sát việc ngừng bắn, nhằm kết thúc cuộc chiến vốn đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.000 người và làm thị trường dầu mỏ thế giới bất ổn.
Giới quan sát nhận định chính phủ Nam Sudan và phe nổi loạn phải đồng ý đàm phán vì sức ép từ các nước trong khu vực và các cường quốc phương Tây.
Theo TNO
Thêm lính mũ nồi xanh đến Nam Sudan AFP hôm qua đưa tin LHQ sẽ điều thêm 5.500 binh sĩ đến Nam Sudan để tăng cường sứ mệnh bảo vệ dân thường và ngăn chặn bạo lực, nâng số thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại đây lên 12.500 người. HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua đề nghị trên của TTK Ban Ki-moon trong phiên họp...