Thêm lính mũ nồi xanh đến Nam Sudan
AFP hôm qua đưa tin LHQ sẽ điều thêm 5.500 binh sĩ đến Nam Sudan để tăng cường sứ mệnh bảo vệ dân thường và ngăn chặn bạo lực, nâng số thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại đây lên 12.500 người. HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua đề nghị trên của TTK Ban Ki-moon trong phiên họp ngày 24.12.
ảnh minh họa
Nghị quyết của HĐBA cũng bao gồm tăng cường lực lượng cảnh sát quốc tế của LHQ từ 900 lên 1.323 người. Trong khi đó, điều phối viên nhân đạo của LHQ tại Nam Sudan Toby Lanzer ước tính có hàng ngàn người đã thiệt mạng tại đây trong những ngày qua. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng ngày đã điện đàm với Tổng thống Salva Kiir và Phó tổng thống Riek Machar, kêu gọi hai bên ngừng giao tranh và bắt đầu đối thoại. Tuy nhiên, giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Nam Sudan. Theo BBC, phe ủng hộ ông Kiir vừa giành lại thị trấn chiến lược Bor, trong khi các tay súng trung thành với ông Machar vẫn kiểm soát thành phố Bentiu.
Theo TNO
Mỹ, LHQ báo động vì Nam Sudan
Mỹ và LHQ xúc tiến đưa thêm lực lượng vào Nam Sudan nhằm đối phó với cuộc xung đột đang ngày càng lan rộng tại đây.
Đội ứng phó khủng hoảng đặc biệt của Mỹ đến Nam Sudan - Ảnh: Online Sentinel
Fox News hôm qua đưa tin quân đội Mỹ đã quyết định điều lính thủy đánh bộ và máy bay đến khu vực Sừng châu Phi nhằm ứng phó tình trạng bạo lực đang ngày một xấu đi ở Nam Sudan. Giới chức Mỹ cho biết 150 lính thủy đánh bộ đang được điều từ căn cứ Moron (Tây Ban Nha) đến Trại Lemonnier ở Djibouti nhằm triển khai sang Nam Sudan nhanh chóng hơn một khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu hỗ trợ sơ tán công dân bị mắc kẹt.
Việc triển khai đội ứng phó khủng hoảng đặc biệt trên được xúc tiến sau nỗ lực sơ tán bất thành hồi cuối tuần qua khiến 4 lính Mỹ bị thương khi máy bay chở họ bị tấn công. Ba binh sĩ hiện ở trong tình trạng ổn định và được đưa sang Đức theo dõi, còn người thứ tư tiếp tục được chữa trị tại thủ đô Nairobi của nước láng giềng Kenya. Khoảng vài chục binh sĩ Mỹ đang có mặt tại Nam Sudan để đảm trách vai trò an ninh. Những binh sĩ khác đang ở Djibouti, nơi Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự thường trực ở châu Phi. Mười máy bay Mỹ cũng đóng tại đó, bao gồm các máy bay trực thăng Osprey và máy bay vận tải C-130.
Theo AP, Mỹ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao cấp tập nhằm làm hạ nhiệt tình trạng bạo lực sắc tộc, bao gồm việc tổ chức một cuộc họp giữa Đặc phái viên Mỹ về Nam Sudan Donald Booth và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. Theo một quan chức Mỹ, cả ông Kiir lẫn Phó tổng thống Riek Machar đều cho biết sẵn sàng đối thoại với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, cũng theo quan chức trên, nhiều chi tiết, bao gồm thời gian, địa điểm và nội dung thương thảo vẫn chưa được ấn định. Ông Kiir vốn quy trách nhiệm cho ông Machar khơi mào tình trạng bạo lực bằng một âm mưu đảo chính.
Trong khi đó, AFP ngày 24.12 đưa tin LHQ đã yêu cầu bổ sung 5.500 binh sĩ cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan. Trong thư gửi HĐBA ngày 23.12, TTK Ban Ki-moon đề nghị điều động các binh sĩ từ những sứ mệnh của LHQ ở Congo, Darfur, Bờ Biển Ngà và Liberia cùng 3 máy bay trực thăng tấn công, 3 trực thăng đa dụng và 1 máy bay vận tải quân sự C-130. Nhiều khả năng đề nghị này sẽ được HĐBA LHQ chuẩn thuận trong ngày 24.12 (theo giờ Mỹ). Ông Ban cũng kêu gọi các nước hỗ trợ đưa người và trang thiết bị đến Nam Sudan.
Giới quan sát nhận định tình trạng bất ổn hiện tại ở Nam Sudan là rắc rối do chính Washington tạo ra. Mỹ đã đầu tư mạnh vào "dự án" tách Nam Sudan khỏi Sudan và cung cấp nhiều trăm triệu USD viện trợ. Thế nhưng, thời kỳ trăng mật của Nam Sudan kéo dài không được lâu và quốc gia non trẻ này giờ đây đang phải đối diện với nhiều vấn đề mà cuộc xung đột hiện nay có thể chỉ mới là sự khởi đầu.
Theo TNO
Nam Sudan: Mỹ gia tăng áp lực nhưng không can thiệp quân sự? Mỹ đang tăng cường gây áp lực ngoại giao với Nam Sudan giữa lúc xung đột leo thang, nhưng Washington sẽ không can thiệp quân sự vào Nam Sudan, theo nhận định của các nhà phân tích. Xung đột leo thang, hàng chục ngàn người phải đến lánh nạn tại các căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc...