10 công việc nguy hiểm nhất thế giới
Thợ mỏ, công nhân xây dựng, người dò mìn đang từng ngày đối mặt với những hiểm nguy để mưu sinh.
1. Thợ mỏ
Làm việc tại hầm lò là một trong những công việc khó khăn và nguy hiểm nhất thế giới. Địa điểm làm việc là ở dưới lòng đất, thời gian rất dài. Những người thợ mỏ thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng lớn silic dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương phổi. Ngoài ra, tai nạn sập hầm, cháy nổ hoặc lở đất cũng là những nguy cơ mà những người thợ mỏ phải đối mặt.
2. Ngư dân
Video đang HOT
Nghề đánh cá được coi là một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới. Nghề này đòi hỏi các ngư dân phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, nhiều khi là trong bóng tối và không có thời gian nghỉ. Các thiết bị nặng nề để bắt cá tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn. Mặc dù ngày nay công nghệ GPS hỗ trợ nhiều cho các tàu cá nhưng trong điều kiện thời tiết xấu, tai nạn chết người vẫn xảy ra.
3. Sửa dây cáp điện từ trực thăng
Công nhân sửa dây cáp trực thăng vừa phải làm quen được với độ cao và sự lắc lư từ trên dây cáp vừa phải sửa đường dây để cung cấp điện cho thành phố. Họ được trang bị quần áo cách điện đặc biệt để làm công việc nguy hiểm này.
4. Dò mìn
Rà phá bom mìn, địa lôi hoặc ngư lôi, là một công việc quan trọng và cao cả. Đến thời điểm này, các công nhân dò mìn làm việc hiệu quả hơn các loại máy móc, nên công việc nguy hiểm này vẫn còn do con người đảm nhiệm.
5. Công nhân xây dựng
Rất nhiều tai nạn xảy ra ở công trường xây dựng. Các công nhân thường xuyên làm việc dưới những rầm thép khổng lồ, thậm chí lơ lửng trên không. Tai nạn gây thương vong nhiều nhất ở công trường xây dựng là rơi từ trên cao. Ngoài ra, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối, khói bụi, amiang… cũng là những nguồn nguy hiểm cho các công nhân xây dựng.
Theo VNE
Nghi ngờ lao động bất hợp pháp, 124 thợ mỏ Trung Quốc bị bắt
Cơ quan Di trú (GIS) của Ghana cho biết 124 thợ mỏ bị nghi ngờ là lao động bất hợp pháp của Trung Quốc đã bị bắt giữ tại Accra, thủ đô của quốc gia Tây Phi này.
Francis Palmdeti, người phụ trách các vấn đề công cộng của GIS, nói rằng những công dân Trung Quốc bị bắt giữ đã tham gia vào việc khai thác vàng trái phép tại khu vực miền trung Ashanti, cũng như tại khu vực phía Tây và phía Đông. Một vài người trong số này đã quá hạn lưu trú mà không có giấy phép. Cơ quan Di trú của Ghana đang điều tra và quyết định những trường hợp nào sẽ phải hồi hương.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Ghana cũng xác nhận vụ bắt giữ này. Phát ngôn viên của Đại sứ quán, Yu Jie, cho biết Đại sứ quán đã kêu gọi chính phủ Ghana đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho những công dân bị bắt giữ, đồng thời yêu cầu các cơ quan an ninh Ghana cần thực hiện kỷ luật nghiêm khắc hơn trong việc thực thi pháp luật.
Công nhân khai thác mỏ tại Ghana (Ảnh: Gmw)
Ông Yu nói rằng nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh báo tất cả mọi người dân Trung Quốc ở Ghana phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định có liên quan và không để bị lừa bởi những thông tin không rõ ràng trên internet.
Ghana là quốc gia đứng sau Nam Phi về trữ lượng vàng, ngoài nước này còn giàu bô-xít, kim cương và mangan. Theo pháp luật Ghana, các công ty nước ngoài chỉ được phép làm việc độc lập tại các mỏ lớn. Gần đây có nhiều người nước ngoài bị nhà chức trách Ghana bắt giữ vì khai thác vàng trái phép trong các cuộc ra quân của nước này.
Theo ANTD
Trung Quốc: Nổ mỏ than liên tiếp, 40 người thiệt mạng 28 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ mỏ than tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Điều trị cho người bị thương trong vụ nổ mỏ than ở Tứ Xuyên. Ảnh: News.cn Theo thông báo từ Cơ quan Giám sát an toàn lao động tỉnh Tứ Xuyên, vụ tai nạn xảy ra khoảng 14h ngày 11-5 tại mỏ than Đào...