10 biện pháp phạt con hiệu quả hơn hẳn đòn roi, bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên tham khảo
Trẻ con không thể tránh khỏi những giây phút nghịch ngợm quá đà hoặc ứng xử không tốt với mọi người xung quanh, trong những trường hợp đó bố mẹ nên làm sao đây?
Những đứa trẻ vốn dĩ là những tờ giấy trắng, việc chúng sống trong môi trường thế nào và nhận được sự giáo dục ra sao sẽ hình thanh nên nhân cách sau này. Có rất nhiều bậc bố mẹ cảm thấy việc nuôi dạy con trong giai đoạn con khôn lớn là công việc gian nan và khó nhọc, thậm chí họ còn bối rối không hiểu nên làm gì để tốt nhất cho con mà không biến con thành những đứa trẻ hư.
Một số người chọn phương pháp vũ lực như câu “thương cho roi cho vọt”, một số người khác lại chọn cách nhún nhường con hết lần này tới lần khác vì mềm lòng và sợ con bị tổn thương. Tuy nhiên, đó đều là các cách dạy con không thực sự đem lại hiệu quả. Dưới đây là 15 gợi ý hình phạt dành cho con mà bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng:
1. Phạt đứng
Bố mẹ có thể áp dụng hình phạt đứng khi con cố ý nhảy từ trên cao xuống, chạy nhảy leo trèo trên xe. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể phạt con đứng úp mặt vào tường hoặc khoanh tay khi bé có biểu hiện không nghe lời.
2. Phạt ngồi một chỗ
Nếu bé tỏ ra ngỗ nghịch cãi nhau, đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè, bố mẹ có thể tách con ra riêng một phòng và để con ngồi tại chỗ suy ngẫm về lỗi sai của mình. Khi không có ai chơi cùng hoặc quấy phá, trẻ sẽ tĩnh tâm hơn.
(Ảnh minh họa)
Đây là cách phạt khá hay ho dành cho những em bé hiếu động. Bố mẹ nên cân nhắc hình phạt này khi con đánh mắng, đá, cào cấu hoặc cắn người khác. Thời gian hoàn thiện những bức tranh đầy màu sắc sẽ giúp bé bình tĩnh lại, động thời kích thích khả năng sáng tạo của bé.
4. Phạt đọc sách viết chữ
Video đang HOT
Đối với những em bé thích dùng bạo lực, nói dối hoặc lấy đồ của người khác vô cớ… thì bố mẹ nên để bé đọc một đoạn sách hay hoặc chép phạt những câu nói có tính giáo dục cao. Việc áp dụng hình phạt này sẽ giúp bé có thời gian suy ngẫm về hành động của mình, động thời thấm thía những điều răn dạy từ cuốn sách bé đọc, đoạn văn bé chép.
5. Phạt làm việc nhà
Hãy áp dụng hình phạt này khi con yêu vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi bừa bãi, để đồ đạc lung tung không đúng nơi quy định. Khi bố mẹ phạt con theo cách này sẽ giúp con biết rằng con cần có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung trong nhà cùng với tất cả mọi người.
(Ảnh minh họa)
6. Tịch thu những món đồ chơi bé thích
Nếu con bạn thường xuyên vứt đồ chơi lung tung, không bao giờ chịu thu dọn sau khi chơi xong thì bạn còn có thể áp dụng cách này: tịch thu ngay và luôn món đồ chơi bé thích. Hành động phạt nghiêm khắc này của bố mẹ sẽ giúp bé nhận ra lỗi sai của mình, và muốn có được món đồ chơi mình thích buộc bé phải dọn dẹp đồ chơi gọn gàng sau mỗi lần sử dụng.
7. Phạt nhặt đậu, nhặt bi
Hình phạt này có tác dụng rèn luyện tính nhẫn nại của trẻ, tránh trẻ rơi vào tình trạng thích cái gì đó nhưng cứ làm được giữa chừng thì bỏ dở. Khi bố mẹ áp dụng hình phạt này, bé sẽ ý thức được sai lầm của mình đồng thời trở thành đứa trẻ kiên nhẫn hơn.
8. Cấm làm thứ trẻ thích
Con của bạn sẽ không được xem phim hoạt hình, không được ăn bim bim hoặc không được đi ra ngoài chơi nếu như trẻ phạm các lỗi sau: không đánh răng, khảnh ăn, bỏ thừa đồ ăn, vứt đồ đạc cá nhân lung tung. Việc áp dụng hình phạt này cho trẻ ý thức rằng khi trẻ gây ra lỗi sai vô tội vạ hoặc không ngoan ngoãn nghe lời, trẻ phải chấp nhận bị tước bỏ đi một sở thích cá nhân nào đó. Cách làm này có hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn mắng mỏ hoặc đánh phạt trẻ.
9. Phạt trẻ ôm anh chị em khi chành chọe lẫn nhau
Đôi khi trẻ không ý thức được việc cần phải nhường nhịn các anh chị em của mình, nên chúng sẽ cố chấp và gắng sức tranh giành một cái gì đó để thỏa mãn bản thân. Tuy nhiên việc này có thể làm tổn thương tới những đứa trẻ khác. Việc bố mẹ cần làm chính là để các con bình tĩnh lại và phạt các con đứng ôm, hôn nhau thắm thiết. Hành động này giúp gắn kết tình cảm anh chị em thiếng liêng, đồng thời để trẻ nhận ra rằng không gì quan trọng hơn tình yêu thương với các thành viên trong gia đình.
10. Phạt không được nói trong thời gian nhất định
Khi bé thô lỗ hoặc quát mắng người khác một cách vô cớ, tỏ ra thiếu lễ độ với người lớn, bố mẹ cũng có thể áp dụng hình phạt này đối với con. Hãy bắt đầu bấm giờ và không cho phép con nói chuyện dù chỉ một từ, để con ý thức được rằng việc “được nói” sẽ thiêng liêng thế nào. Đồng thời, nếu con có ý kiến trong thời gian bị phạt, hãy để con giơ tay mới được phát biểu.
(Tổng hợp)
Theo Helino
Sự im lặng của đàn bà khôn ngoan
Đàn bà nên khôn ngoan để giữ im lặng vừa làm thứ trang sức để đàn ông nể trọng, vừa là thứ vũ khí để tự bảo vệ mình, để kiêu hãnh riêng biệt nhất...
ảnh minh họa
Im lặng đủ khôn khéo
Đàn bà bà khôn không nói nhiều, đúng hơn là không nói nhiều những điều vô ích. Ngược lại, họ hay im lặng hơn. Họ im lặng để nghe chồng nói, im lặng khi biết chồng đang giải tỏa bằng lời khó chịu. Với họ, lắng nghe thể hiện sự tôn trọng, im lặng chính là khôn khéo, là kiên nhẫn của sự tinh ý và khôn ngoan. Họ hiểu đàn ông trân trọng sự im lặng biết chừng mực này. Và hơn hết, khi sự im lặng đủ vừa tinh ý, đàn bà sẽ chẳng cần động tay làm điều gì khác, đối phương cũng tự khắc hiểu ý.
Nhưng lắng nghe không có nghĩa là cam chịu, là nhún nhường, là mặc sức để đối phương tổn thương mình. Với đàn bà khôn, nếu im lặng để người khác xem thường mình, chính là im lặng chết. Ranh giới cho mức im lặng của đàn bà khôn ngoan bằng đúng sự tôn trọng họ nhận được.
Im lặng để đổi lại sự tôn trọng
Sự im lặng của đàn bà khôn ngoan còn là để đối phương tự thấy mình sai, tự biết đàn bà đủ cảm thông và vị tha cho họ thế nào. Họ không vì chút giận mà nói lời không hay, càng không vì lỗi lầm của người khác mà chì chiết khó nghe. Với đàn bà khôn ngoan, nếu lời nói không làm yên lòng nhau thì thà im lặng, im lặng để bỏ bớt cái tôi, im lặng để người kia còn biết mình còn được trân trọng.
Hơn hết, đàn bà khôn im lặng còn là để cho đối phương cơ hội. Vì họ biết ai cũng có lúc mỏi mệt, sai trái, ai cũng cần một lần thứ tha và cảm thông. Sự im lặng của đàn bà khôn chỉ khiến đối phương tự nhận ra mình cần tôn trọng sự kiên nhẫn và bao dung của họ hơn.
Im lặng để cảnh cáo
Sự im lặng của đàn bà có khi nhẹ nhàng bao dung thì cũng có lúc phải dữ dội để răn đe, để cảnh cáo.
Như một lần chị tôi từng khiến anh rể sợ xanh mặt chỉ vì sự im lặng của chị khi anh ngoại tình. Chị vốn không hề giận quá mất khôn, chị cũng không kêu ca khóc than với ai để bôi xấu chồng mình, gia đình mình. Chị chỉ im ìm để lại vài tấm ảnh tình tứ của anh và nhân tình, ôm con, xách vali đi du lịch cả tháng dài. Không một lần gọi điện, không khi nào liên lạc được, anh rể tôi như phát điên trước sự im lặng của chị.
Đến khi trở về, chị tôi cũng chưa từng nhắc về chuyện anh rể ngoại tình. Nhưng hơn ai hết, anh biết nếu anh còn tái phạm, anh chắc chắn sẽ không thể sống nổi nếu thiếu mẹ con chị. Sự im lặng và biến mất của chị tôi trong 1 tháng đủ để cảnh cáo lần đầu cũng là sau cùng của chị.
Và cuối cùng, im lặng để ra đi đúng lúc
Thật ra, đây là sự im lặng đau lòng nhất với đàn bà, nhưng là cần thiết. Đàn bà khôn không bao giờ ra đi trong ầm ĩ hay nước mắt. Vì họ hiểu, để đi đến bước cuối cùng để ra đi, người đàn ông kia vốn đã không còn ý nghĩa gì để họ phải khóc lóc hay níu giữ. Hơn hết, họ biết đâu là lúc để ra đi, khi nào là giữ im lặng làm một cái kết sau cùng. Họ không ra đi trong tủi hổ, càng không ra đi vì bị vứt bỏ. Họ đi, khi chưa bị tổn thương đến không nhấc chân nổi. Họ đi, khi biết ở lại thêm chính là tự hạ thấp chính mình. Sự im lặng sau cùng để rời đi phải là sự kiêu hãnh cuối cùng của đàn bà khôn.
Đàn bà nên khôn ngoan để giữ im lặng vừa làm thứ trang sức để đàn ông nể trọng, vừa là thứ vũ khí để tự bảo vệ mình, để kiêu hãnh riêng biệt nhất...
Theo Phununews
Bị phạt vì tính già hóa non Thấy cậu bạn thân khóc nức nở, Tý ngạc nhiên hỏi: - Có chuyện gì thế Tồ? - Tớ bị mẹ phạt đứng. - Tồ thút thít. - Sao thế? - Sáng này, mẹ tớ sai tớ ra chợ mua hoa quả. - Tồ kể - Tớ mua hết 25 nghìn, đưa cho bà chủ 100 nghìn nhưng bà ấy lại thối nhầm...