10 bí quyết thành công cho sinh viên kỹ thuật
Giáo sư Edward Crawley và giám đốc Bernard M. Gordon của chương trình “Kỹ năng lãnh đạo dành cho các kỹ sư” thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts danh tiếng đã chia sẻ 10 bí quyết dành cho các sinh viên kỹ thuật có tham vọng dẫn đầu trong ngành nghề của mình. Các kỹ năng được tiết lộ dưới đây sinh viên đều có thể áp dụng ngay trong môi trường đại học.
1. Tìm cho mình một thần tượng
Không khó để kể vài cái tên đã thành công trong các lĩnh vực về công nghệ và kỹ thuật. Hãy tìm xem ai trong số họ là người truyền cảm hứng phấn đấu cho bạn, hãy tự hỏi mình rằng điều gì đã giúp thần tượng của bạn có được thành công hôm nay.
Nếu bạn hâm mộ các sản phẩm độc đáo của tập đoàn công nghệ Apple thì có lẽ Steve Jobs là thần tượng của bạn. Hoặc bạn thích Segway (hãng chế tạo phương tiện giao thông cá nhân có hai bánh, hoạt động trên cơ chế tự cân bằng) thì thần tượng của bạn có thể là Dean Kamen – người sáng lập Segway.
Ngày nay rất dễ để tìm kiếm thông tin về một cá nhân hay tổ chức nào đó. Từ việc tìm hiểu cái gì đã giúp những người đó và công ty của họ đạt được thành tựu ngày hôm nay, bạn có thể ứng dụng vào bản thân, việc học tập và cuộc sống cá nhân của bạn.
2. Trải nghiệm qua những dự án
Không bỏ qua cơ hội tham gia các dự án là cách tốt nhất để áp dụng lý thuyết vào thực hành, cũng như để bạn tích lũy dần kinh nghiệm ngay khi vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bằng cách này, bạn sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm của mình trong hồ sơ xin việc và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng sau khi bạn tốt nghiệp. Đồng thời bạn cũng luyện cho mình kỹ năng giao tiếp và tương tác. Đây là một lợi thế lớn của các sinh viên năng động so với những sinh viên chỉ biết “cắm đầu” vào bài vở trên lớp.
3. Học giá trị của việc kết nối
Để trở thành lãnh đạo của bất kỳ ngành nghề nào, bạn không chỉ cần có kiến thức mà cũng cần có mối quen biết rộng lớn.
Hãy tham gia các cuộc hội thảo trong trường, tích cực đặt câu hỏi giao lưu và tự tiếp thị bản thân với mọi người là những cách hay để tham gia vào sợi dây kết nối. Kiểm tra danh sách các cựu sinh viên và bạn sẽ tìm ra những người đang có ý muốn hợp tác với các sinh viên đang học.
Video đang HOT
Tận dụng tối đa sức mạnh Internet để kết nối với người khác. Email và các mạng xã hội ảo như Facebook, MySpace là những công cụ giao tiếp tuyệt vời và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không có phương tiện liên lạc nào tốt bằng phương thức truyền thống: giao tiếp mặt đối mặt.
Nói chung, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh, bạn có thể tìm cho mình cách giao tiếp hiệu quả nhất.
4. Không thể thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm
Thay vì “làm việc độc lập cho khỏe”, hãy hào hứng tham gia vào một nhóm mà bạn cảm thấy hợp. Dù cho công việc của các bạn là chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời hay lập một đội bóng trường, soạn thảo văn bản… thì kỹ năng phối hợp của cả nhóm cũng rất quan trọng.
Trong suốt quá trình theo đuổi sự nghiệp của mình, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc theo nhóm và nếu bạn đã rèn luyện được kỹ năng này hồi đi học thì đó sẽ là ưu thế của bạn trên con đường trở thành lãnh đạo.
5. Tìm kiếm vai trò lãnh đạo không chính thức
Bạn luôn là một lãnh đạo, cho dù bạn có đang chính thức phụ trách một nhóm hay không. Dù ở vị trí bất kỳ nào trong một tổ chức, bạn vẫn có thể đóng vai trò lãnh đạo bằng việc tạo ảnh hưởng đến cách mọi người làm việc cùng nhau và cách ra quyết định. Thông thường người ta nghĩ rằng lãnh đạo là chủ tịch hoặc người quản lý, nhưng nếu bạn biết cách nhận biết và áp dụng với các phong cách lãnh đạo khác nhau từ bất kỳ vị trí nào trong nhóm, bạn sẽ được ngầm xem như là một nhà lãnh đạo ngay khi bạn làm công việc đầu tiên hoặc thậm chí ngay khi thực tập.
6. Tìm lỗi của mình và sửa chữa
Như với bất kỳ một kỹ năng nào khác, kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi bạn liên tục phải học hỏi và tự hoàn thiện mình. Khi bạn là một phần của nhóm, hãy cố gắng tạo ra cách thức để tiếp nhận các phản hồi của mọi người. Khi bạn có được phản hồi cụ thể về cách mọi người đánh giá bạn, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc cải thiện các kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Ngoài ra bạn sẽ học được cách chấp nhận những phê bình mang tính chất xây dựng của người khác cũng như cách đưa ra những lời phê bình.
7. Theo học lớp kinh doanh
Có thể nhiều người nghĩ rằng kỹ thuật và kinh doanh chẳng ăn nhập mấy. Nhưng là một kỹ sư tương lai, bạn sẽ cần nhiều hơn những bài học về chuyên ngành. Để trở thành một lãnh đạo bạn phải có tầm nhìn của một doanh nhân. Bạn phải biết báo cáo thu nhập là gì, biết đọc các biểu đồ tổ chức, biết cách thương thảo hợp đồng, và làm quen với các chức năng khác mà mọi kỹ sư hàng đầu phải biết. Nếu không, bạn sẽ lúng túng khi một kế toán, luật sư, hoặc người quản lý làm việc với bạn.
Một hoặc hai khóa học kinh doanh sẽ giúp bạn rất nhiều sau này và nó cũng thường dễ vượt qua hơn nhiều so với với khóa học giải tích.
8. Tìm hiểu về thế giới ngoài kỹ thuật
Cần nhớ rằng còn có một thế giới rộng lớn khác ngoài những vấn đề kỹ thuật, phòng thí nghiệm và những bài lý thuyết hàng trăm trang. Hãy đăng ký một lớp học thiết kế đơn giản và bạn sẽ biết cách thể hiện những ý tưởng của mình bằng đồ họa. Tham gia một khóa học về khoa học nhận thức để tìm hiểu cách mọi người giải thích về thế giới và hiểu thế giới. Tham gia một khóa học văn học để phát triển kiến thức của bạn về sách báo, những thứ này sẽ giúp bạn viết và giao tiếp hiệu quả hơn.
Trong tương lai, các nhà lãnh đạo sẽ phải giao tiếp nhiều hơn với bạn bè quốc tế và làm quen với các nền văn hóa khác. Bạn nên học một số ngôn ngữ mới ngay từ bây giờ, đi du lịch nước ngoài, hoặc gặp gỡ các sinh viên đến từ các nền văn hóa khác. Hãy bắt đầu kế hoạch “toàn cầu hóa” ngay tại trường đại học.
9. Tận dụng hiệu quả mùa hè
Cả một năm học dài bận rộn với bài vở và thi cử, đừng lấy mùa hè làm thời gian thư giãn thả phanh. Ba tháng hè là cơ hội tuyệt vời để bạn “làm giàu” cho hồ sơ xin việc của mình. Cần nhớ rằng các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những kinh nghiệm thực tế của bạn. Hãy đi tìm cơ hội thực tập công việc ngay trong mùa hè, tham gia hoạt động mang tính cộng đồng cũng là một cách hay để nhà tuyển dụng chú ý tới bạn.
10. Tự chọn ra một “Ban giám đốc” cho mình
Môi trường đại học có thể khiến bạn thấy cô đơn và đau đầu khi đối mặt với những quyết định khó khăn như chọn khóa học, chọn nghề hay cân bằng việc học với cuộc sống cá nhân. Bạn sẽ không cảm thấy lẻ loi nếu tự phát triển một ban giám đốc chỉ cho bạn. Cũng giống như một công ty cần ban giám đốc để điều hành tổ chức, bạn cũng có thể lập một “ban giám đốc” cho mình từ các chuyên gia từ tổ chức và công ty, các giáo viên cũ và những người thân am hiểu kiến thức. Nhiệm vụ của ban giám đốc này là tư vấn và giúp đỡ bạn trong các vấn đề của một sinh viên. Bạn cần chú ý “nuôi dưỡng” ban giám đốc này bằng cách giữ liên lạc, thông tin cho họ biết tình hình mới của mình, hỏi xin họ lời khuyên và nhớ cảm ơn khi được họ trợ giúp.
Bạn đừng ngại những lời khuyên mâu thuẫn nhau. Nếu các thành viên đưa ra đề xuất khác nhau, bạn sẽ có dịp xem xét các ý tưởng với nhau và đưa ra quyết định riêng của bạn giống như ở một công ty thực sự.
7 yếu tố cần thiết giúp học tốt môn Lịch sử
Điểm trung bình thi Đại học môn Lịch Sử năm 2007 chỉ đạt 2,09/10, còn năm 2008 số điểm chênh lệch so với năm trước không đáng kể. Vậy để có kết quả cao môn Lịch sử chúng ta cần chú ý những gì?
1. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu các kiến thức quy luật trong quá khứ ...
2. Nếu bạn mới bắt đầu học Lịch sử thì không nên tìm đọc sách cao siêu, mà nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp và học theo sách giáo khoa, vì kiến thức đó sẽ làm nền tảng cơ bản cho kiến thức Lịch sử của bạn. Và nguyên nhân thứ hai là vì hiện nay các sách Lịch sử có rất nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện lịch sử, cho nên nghe lời thầy cô giúp bạn tìm được một hướng đi đúng.
3. Khi ban học khá môn Lịch sử rồi bạn có thể tìm đọc các loại sách như: Lịch sử Việt Nam đại cương (3 tập), Lịch sử thế giới đại cương (3 tập), Những sự kiện Việt Nam - Thể giới (NXB Quân đội Việt Nam), Những bài thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia Lịch sử... Những cuốn sách này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất đối với môn Lịch sử.
4. Bạn nên chăm chỉ viết bài, đôi khi bạn có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp tăng khả năng trình bày, diễn đạt của bạn và tạo nên kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
5. Khi viết bài nhớ lập dàn ý chi tiết, ghi rõ các mục I, II, a, b... Nhớ giữ lại các dàn ý đó nhé, vì nó sẽ làm đề cương ôn tập rất tốt cho bạn đấy!
6. Trong bài viết nên hạn chế đưa ý kiến bình luận của giáo sư này, giáo sư kia vì nó sẽ làm "loãng" bài của bạn. Bạn có thể mạnh dạn đưa ý kiến phát biểu của mình (tất nhiên ý kiến đó theo định hướng của Đảng và Nhà nước). Ý kiến đó dù đúng, dù sai người chấm bài cũng sẽ rất hoan nghênh ý kiến của bạn.
7. Ba điều quan trọng trong khi làm bài thi là: chữ sạch đẹp, viết nhanh, và phân chia thời gian làm bài hợp lý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Khi ôn tập môn lịch sử phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản:
1. "Như thế nào?" (trình bày, nêu khái quát, tóm tắt, chứng minh, so sánh)
2. "Tại sao?" (giải thích)
3. "Phân tích" (vừa trình bày, vừa giải thích, so sánh, nhận xét/đánh giá, phê phán)
Những kỹ năng để làm bài thi môn lịch sử đạt kết quả tốt nhất:
1. Kỹ năng phân tích đề: Trước hết phải hiểu đúng mỗi câu hỏi trong đề thi, chú ý từng từ trong câu hỏi. Một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là thừa. Đọc kỹ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi: trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá...
2. Phân bố thời gian cho hợp lý. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
3. Kỹ năng viết bài: hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy "mở bài", đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về "mở bài". Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Làm Văn nghị luận dựa theo công thức Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. Nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra...