10 bí quyết nuôi dạy con thông minh, lanh lợi
Cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách dạy dỗ để con cái mình trở nên thông minh và thành đạt.
Một phương pháp dạy con thông minh sẽ giúp con cái hoàn thiện cả về nhân cách lẫn hành động. Các nhà khoa học đã chứng minh, cha mẹ của những đứa trẻ thông minh thường làm 10 điều sau:
1. Đọc sách cho bé ngay từ ngày đầu
Mọi người thường cười khi thấy một bà mẹ đọc sách cho con ngay từ tháng thứ 6, thứ 7? Vậy là mọi người sai. Ngay cả khi trẻ chưa biết gì, chúng cũng đã biết được phần còn lại của cuốn sách thì như thế nào. Bằng chứng là trẻ luôn lật lật các trang sách về đến trang cuối cùng.
Chúng cũng hiểu được nhiều điều từ nội dung của những cuốn sách dựa trên những gì mẹ đọc và giải thích cho chúng nghe hàng ngày. Trẻ nhỏ vài tháng tuổi cũng đã có cuốn sách yêu thích của mình. Trong một ngăn tủ đầy sách, chúng luôn có xu hướng chỉ lôi ra và muốn mẹ đọc cho một quyển thích nhất.
2. T ránh dùng Tivi, Ipad hay thậm chí cả những chương trình, phần mềm dành cho trẻ em
Một số cha mẹ đôi khi quá mệt mỏi, bận rộn và quyết định cho con &’dính’ lấy cái Tivi để bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng. Xem nhiều tivi sẽ khiến sẽ chậm nói, thụ động và không muốn chú ý gì tới xung quanh
3. Tương tác nhiều hơn với con
Theo các nhà khoa học, tương tác liên tục với trẻ sơ sinh có thể cải thiện đáng kể sự phát triển não bộ của bé. Ôm ấp, chơi đùa và thể hiện tình yêudành cho con sẽ kích thích não bé. Khi tương tác nhiều hơn, gắn kết cảm xúc nhiều hơn với con, kỹ năng tư duy của trẻ cũng sẽ phát triển. Bé cảm thấy an ổn hơn, tự tin hơn khi có một điểm tựa vững vàng.
4. Dạy con học thêm 1-2 ngôn ngữ mới
Đừng nghĩ rằng trẻ nói tiếng Việt còn chưa sõi thì sao nói được tiếng Tây tiếng Tàu. Thực tế, theo các nhà khoa học, độ tuổi 3-5 tuổi là thời gian thích hợp để giới thiệu với bé thêm một ngoại ngữ nữa. Học 2,3 thứ tiếng vào thời điểm này không hề khiến trẻ bị nhầm lẫn như nhiều mẹ tưởng.
5. Cho con bú mẹ đến khi bé 2 tuổi
Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh được bú mẹ sẽ sở hữu chỉ số IQ cao hơn ít nhất 5% so ví trẻ không được bú mẹ. Hãy đảm bảo con bú mẹ hoàn toàn ngay từ khi chào đời cho tới 6 tháng tuổi. Việc giới thiệu các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác vào chế độ ăn của bé sẽ được thực hiện đồng thời với duy trì bú mẹ, tới khi bé 2 tuổi.
6. Luôn để con thấy những việc mẹ làm, và làm thật chậm rãi
Video đang HOT
Khi mẹ đánh răng, thay đồ, dọn dẹp nhà cửa…hãy để trẻ quan sát và nếu có thể, nên cho bé thử làm cùng. Mặc dù như vậy sẽ khiến mẹ bị chậm đi rất nhiều và tốn kha khá thời gian. Tuy nhiên, trẻ sẽ học đơn giản hơn và nhanh hơn.
7. Âm nhạc có thể thúc đẩy khả năng ghi nhớ, chú ý và học tập của trẻ
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nghe nhạc làm tăng khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ. Để bé làm quen với một loại nhạc cụ cũng giúp phát triển khả năng tư duy. Học nhạc không chỉ nuôi dưỡng cảm thức về không gian, thời gian mà còn hỗ trợ cho việc hình thành năng khiếu với các con số sau n ày. Dù nghiên cứu gợi ý nên để bé bắt đầu với đàn piano, bất cứ loại nhạc cụ nào – và tốt hơn cả là nhạc cụ bộ dây – bạn đề có thể lựa chọn cho con.
8. Để cho người khác bế em bé
Đừng &’kibo’ con mình. Miễn người đối diện đang sạch sẽ, có thể tin tưởng được và biết bế em bé, hãy cho họ bế con mình một lúc. Trẻ em không có bất kỳ khái niệm nào về việc liệu một người nào đó béo hay gầy, họ xinh hay xấu, vui vẻ hay buồn chán. Cho phép mọi người bế con bạn và bé sẽ tự tìm hiểu về các đặc điểm của từng cá thể khác nhau. Làm quen với đám đông cũng sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội.
9. Dạy con cách lựa chọn và cho bé quyền lựa chọn
Đơn giản là như thế này: Mẹ có thể cầm hai đồ vật với màu sắc khác nhau, nói cho trẻ và hỏi xem con muốn màu nào. Vàng hay xanh. Nếu bé cầm một món đồ. Hãy lấy lại và lặp lại câu hỏi. Lâu dần, trẻ sẽ ghi nhớ được màu sắc cũng như tính chất, tên gọi của món đồ
9. Tạo ra các thử thách cho trẻ
Bạn nên sáng tạo các thử thách thú vị và phù hợp với độ tuổi cho con. Hãy sử dụng những vật thể như khối xếp hình, bóng, hình khối khác để làm nên các trò chơi hấp dẫn trong nhà. Bạn cũng có thể dạy con nhận diện con số, hình dáng, màu sắc thông qua các hoạt động đơn giản. Đưa trẻ ra ngoài vườn để trẻ nhìn ngắm, tận hưởng, học hỏi về thiên nhiên, cây cối, các loài chim…
10. Sử dụng các tấm thẻ học
Mẹ có thể tự làm ra chúng. Chọn những mảnh bìa cứng, cắt vuông vức tầm một quân bài. Vẽ một mặt là chữ cái hoặc số, mặt còn lại là hình ảnh. Cho con chơi với những tấm thẻ này hàng ngày thực sự có tác dụng ghi nhớ và kích thích não trẻ.
Theo www.phunutoday.vn
Tăng cường trí thông minh cho con bằng những cách cực đơn giản
Con thông minh là ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải bé nào sinh ra cũng có trí tuệ thiên bẩm mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố... Muốn cải thiện trí não cho con, mẹ có thể áp dụng những chiêu đơn giản, chắc chắn sẽ rất bất ngờ vì hiệu quả mang lại.
Giai đoạn mang thai
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé cưng hình thành và phát triển trí não một cách toàn diện nhất.
Mẹ có biết giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bé đã bắt đầu những bước đầu tiên để phát triển khả năng ngôn ngữ của mình? Chưa thể nghe hiểu được những gì mẹ "tâm tình", nhưng bé cưng có thể nghe, ghi nhớ và cảm nhận được giọng nói của mẹ. Đây sẽ là những nền tảng cơ bản nhất để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình trong những giai đoạn sau này. Hơn nữa, giao tiếp mỗi ngàycòn giúp mẹ hình thành mối liên kết tình cảm với bé. Không chỉ nói chuyện với con, mẹ bầu còn có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích.
Thai nhi 20 tuần tuổi đã phát triển hệ thần kinh, giúp bé có thể cảm nhận những tác động từ bên ngoài "tổ ấm" của mình. Chính vì vậy, những động tác massage nhẹ nhàng không chỉ giúp thai nhi sớm phát triển khả năng nhận biết mà còn giúp tăng lượng máu và ô-xy nuôi dưỡng bé cưng trong bụng mẹ. Đồng thời, nhờ xoa bóp, mẹ bầu cũng có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị rạn da khi mang thai.
Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận giai điệu của âm nhạc, và thậm chí trong những tháng cuối cùng, bé còn có thể phản ứng lại khi nghe thấy âm thanh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thường xuyên cho bé nghe nhạc ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ sẽ giúp cải thiện trí thông minh, khả năng sáng tạo và cảm xúc của trẻ.
Kích thích bé phát triển thị giác vượt trội
Giao tiếp bằng mắt: Mẹ siêng nhìn thẳng vào mắt con sơ sinh. Bé sẽ nhận diện và ghi nhớ khuôn mặt đó, tốt cho trí não và tư duy sau này.
Dùng cử chỉ nét mặt: Mẹ nhắm mắt mở mắt, cười, mím môi... để bé quan sát và bắt chước. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ 2 ngày tuổi đã có thể bắt chước các cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ.
Cho bé soi gương: Con sẽ nhìn chăm chăm vào gương, ban đầu sẽ không biết đó là mình, dần dần bé sẽ phát hiện ra và cảm thấy thích thú.
Tăng cường hoạt động giao tiếp
Bập bẹ nói chuyện với con: Đừng nghĩ rằng con mới sinh còn nhỏ chưa biết gì mà lười trò chuyện với bé. Mỗi lúc gần con, mẹ siêng bập bẹ nói các từ đơn giản hoặc nựng yêu con bằng những câu dài hơn chút nhưng chậm rãi và có khoảng ngừng. Dần dần, bé sẽ bắt được nhịp điệu mỗi khi mẹ trò chuyện.
Đa dạng giọng điệu: Để tăng trí thông minh cho trẻ sơ sinh, mẹ cố gắng khi giao tiếp với con thì thay đổi giọng điệu, lúc trầm lắng, lúc sôi nôi, lúc giọng giống con nít, lúc lại chững chạc... để thu hút sự tò mò của bé. Đồng thời bé có khả năng nghe nhìn đa dạng hơn.
Hát một bài hát: Khoa học chỉ ra rằng đa số trẻ được nghe nhạc từ nhỏ sẽ có tư duy toán học tốt hơn so với trẻ không được tiếp xúc nhiều với âm nhạc. Cho nên, mẹ hát hò cho con nghe là điều rất được khuyến khích để tăng trí thông minh cho con.
Mẹ dành thời gian cho con
Cho con bú ngay khi đói: Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ uống sữa ngoài. Lý do là trong sữa mẹ có nhiều chất tốt cho trí não trẻ mà không một loại sữa ngoài nào có được. Mặt khác, lúc cho bú, mẹ cuối xuống nhìn ngắm, âu yếm, hát hò, nói chuyện với con. Bé sẽ cảm thấy ấm áp, thân thiết, tốt cho quá trình hoàn thiện não bộ.
Tận dụng lúc thay tã để dạy bé học: Mẹ có thể gọi tên những bộ phận trên cơ thể con, gọi tên đồ vật (tã, phấn rôm, thau, khăn lau, quần áo...) hoặc đơn giản là nói những câu ngắn để bé nghe và ghi nhớ dần.
Không cho con xem tivi, màn hình điện thoại: Cho trẻ xem tivi, điện thoại khi còn quá nhỏ không chỉ hại mắt mà còn kìm hãm sự phát triển của não bộ. Con lớn lên dễ bị tự kỷ, chậm nói, thụ động.
Hỗ trợ bé phát triển thể chất
Trò vượt chướng ngại vật: Khi con đã biết bò, mẹ nằm trên sàn rồi dẫn dắt cho bé bò tới và trèo qua người mình. Phương pháp này đơn giản nhưng giúp tăng trí thông minh cho trẻ rất tốt vì phối hợp được nhiều kĩ năng cùng một lúc (mắt, tay, chân, thể lực khỏe...).
Con bò theo mẹ: Khi chơi cùng con giữa nhà, mẹ bò phía trước để con bò theo sau. Có thể tăng giảm tốc độ bò, hướng bò để con có sự thay đổi linh hoạt. Cuối cùng, mẹ dừng lại ở một nơi thú vị (chẳng hạn chỗ con gấu bông to, chỗ có nhiều đồ chơi, chỗ nệm êm...) để bé thấy thích thú vì mỗi lần cùng mẹ khám phá sẽ phát hiện ra những điều thú vị.
Tạo điều kiện cho bé khám phá môi trường mới
Cho bé tiếp xúc nhiều môi trường khác nhau: Đừng nghĩ rằng con còn nhỏ mà mẹ sợ gió máy, nắng nôi nên kiêng đưa ra ngoài đi dạo. Việc làm này tốt cho sức khỏe và phát triển nhận thức về thế giới cho bé. Mẹ có thể bế con ra ngoài vườn (có động vật, cây cối, hoa trái), đưa đi siêu thị (có nhiều gian hàng, màu sắc, âm thanh), chỉ vào từng cảnh vật, con vật mà gọi tên cho bé nhớ. Bé sẽ xây dựng được vốn từ phong phú khá sớm.
Giúp bé biểu lộ cảm xúc
Mang đến cảm giác lạ cho con: Mẹ thổi nhẹ vào lông mày, tay, cổ, bụng hoặc cù nhẹ vào lòng bàn chân rồi quan sát xem con phản ứng như thế nào. Chắc chắn nếu làm vừa phải và nhẹ nhàng, bé sẽ rất thích thú, cười giòn tan.
Chơi ú òa: Với trò chơi này bé sẽ để ý được sự biến mất và xuất hiện, đồng thời cảm xúc vui tươi, hào hứng khiến não bộ bé hưng phấn, lanh lợi, phát triển tốt hơn.
Dạy bé về chất liệu
Để bé chạm vào nhiều thứ: Khi con đã biết bò hoặc lẫm chẫm biết đi, mẹ để bé tự do khám phá thế giới, chạm vào nhiều thứ đồ vật mềm cứng khác nhau như: bức tường, cái chén, miếng vải, chậu cây, bông hoa... Cách này tăng cường trí thông minh cho trẻ nhỏ rất nhanh.
Cho phép bé chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bóc, mẹ cho con tự bóc đồ ăn như: cơm nắm, sợi mì, miếng rau củ luộc, miếng trái cây mềm... Bé có thể bóp nát, có thể làm vung vãi. Mẹ đừng cáu gắt mà nên cho con thoải mái một chút để nhận biết các loại đồ ăn.
Dạy bé ngôn ngữ và đếm
Mẹ dạy con đếm từ 1 đến 10 rồi tăng dần con số lên. Đồng thời mỗi tuần mẹ cũng dạy bé một chữ cái: Ví dụ: đưa chữ A cho con xem, nấu cho con ăn món có chữ A (cá, cà, rau má...), liệt kê tên đồ dùng có chữ A (cái ca, cái vá, bàn là, cái nhà...).
Kể chuyện, đọc sách cho bé nghe: Dù con mới sinh hay đã lớn một chút, việc kể chuyện, đọc truyện, đọc sách, hát, tâm sự... với con bất cứ khi nào rảnh rỗi đều cực kỳ có lợi cho tư duy, trí nhớ và sự hoàn thiện não bộ. Phương pháp này thực ra được áp dụng từ giai đoạn thai kỳ. Nó là 1 trong số 4 cách kích não bào thai thông minh cực dễ mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên biết. Cũng là nền tảng hỗ trợ đắc lực cho giai đoạn phát triển trí não bé sau sinh.
Theo www.phunutoday.vn
Con được điểm cao, sao tôi buồn như 'mất sổ gạo'? Nhìn điểm số của con cao bất thường, tôi thấy rất lo. Nhất là khi con kể 'lớp cuối cấp thường được thầy cô thương hơn mẹ ạ'. Con gái tôi đang học lớp 9, lực học của con thế nào tôi rất hiểu. Những năm trước, chuyện con được điểm cao là rất hiếm. Thi thoảng tôi lại "được" cô giáo mời...