1 bài báo khoa học giá 2 lượng vàng!
Giáo sư một trường đại học của Hàn Quốc nhận được những đề nghị kỳ lạ tại Việt Nam: Mua bài báo khoa học với giá 2 lượng vàng!
Ảnh minh hoạ
“Làm một con tính nhỏ, tôi giật mình. Giá một bài báo trung bình cỡ 10 tờ giấy A4 trọng lượng 40 gram khoảng 70-100 triệu đồng – tương đương 2 cây vàng. Như vậy, giấy đắt gấp đôi vàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2019 quy định rất nghiêm ngặt về bài báo quốc tế đối với học hàm và học vị. Ứng viên phải có 2 bài báo quốc tế mới được bảo vệ luận án tiến sĩ. Đây chắc chắn là một quy định đúng, góp phần đưa học hàm học vị trở về đúng giá trị của nó. Tuy nhiên, đối với những người muốn dùng bằng cấp vào mục đích khác, việc mua bán đã xảy ra như tôi từng gặp.
Bên cạnh đó, có hiện tượng sử dụng quan hệ để xin – cho các bài báo khoa học, ví dụ cấp trên nhờ cấp dưới đang làm việc tại nước ngoài “gài” tên mình vào bài báo, bạn bè nhờ vả nhau để được “đứng tên ké” trong bài. Với những người mua đã leo được lên ghế cao nhờ cách làm này, một bài báo có giá 2 cây vàng vẫn còn quá rẻ. Với người bán, giả sử trung bình tôi có 4-5 bài báo mỗi năm, chỉ cần động tác nhỏ là thêm tên tác giả khác, tôi đã có thể thu nhập 300-400 triệu đồng. Sự trong sạch của nền khoa học nước nhà khi đó chỉ còn phụ thuộc vào lương tâm học thuật của người làm khoa học”.
(Giáo sư VŨ NGỌC HẢI, Trường Đại học Myongji – Hàn Quốc, cho biết trên VnExpressngày 1-8).
Theo nguoilaodong
Cơ hội liên kết và đào tạo lấy bằng Hàn Quốc ngay tại Việt Nam
Theo đó, sinh viên Việt Nam có thể theo học các chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng Hàn Quốc ngay tại Việt Nam với mức chi phí hợp lý nhất.
Video đang HOT
Ngày 30/7, Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về hợp tác liên kết đào tạo với Hàn Quốc.
Người trình bày chính là ông Jung Keun Kim - Giám đốc điều hành công ty ISEP Korea.
Được biết, ISEP Korea là một công ty của Hàn Quốc có chức năng gửi sinh viên Hàn Quốc đi học tập ở nước ngoài và nhận sinh viên nước ngoài đến Hàn Quốc học tập.
Bà Đào Liên Hương phát biểu. Ảnh: Đỗ Thơm
Phát biểu dẫn đề cho buổi tọa đàm, bà Đào Liên Hương - Trưởng ban Hợp tác quốc tế của Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã có nhiều cuộc tìm hiểu, tiếp xúc để tạo cơ hội hợp tác liên kết đào tạo giữa các trường chất lượng của Hàn Quốc với các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam.
"Đặc biệt, mới đây Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi Đạo luật Giáo dục Đại học và Nghị định thực thi của Đạo luật Giáo dục Đại học vào tháng 5 năm 2018, cho phép các chương trình giảng của Hàn Quốc được áp dụng vào các trường đại học nước ngoài.
Vì vậy, Hiệp hội tổ chức cuộc tọa đàm với nội dung "Các cơ hội liên kết đào tạo và lấy bằng Hàn Quốc tại Việt Nam".
Chúng tôi hy vọng các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sẽ nắm bắt được cơ hội để đưa được các chương trình từ các trường chất lượng của Hàn Quốc về giảng dạy.
Đồng thời xa hơn là trong tương lai, các trường của Việt Nam với các chương trình đào tạo chất lượng có thể thu hút được người học trong khu vực đến nước ta học tập".
Buổi tọa đàm thu hút sự tham dự của lãnh đạo, đại diện từ các trường như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học FPT, Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội...
Ông Jung Keun Kim- Giám đốc điều hành công ty ISEP Korea trình bày tại tọa đàm. Ảnh: Đỗ Thơm
Tại buổi tọa đàm, ông Jung Keun Kim đã trình bày rất chi tiết, cụ thể về chương trình đào tạo liên kết xuyên quốc gia của Hàn Quốc với các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, bao gồm khung hành lang pháp lý, chương trình đạo tạo, các điều kiện của trường Việt Nam để có thể tham gia liên kết.
Ông Kim cho biết: "Hiện nay, số lượng người Hàn Quốc, doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Sinh viên Việt Nam đến Hàn Quốc học tập ngày càng đông.
Ở Hàn Quốc có 280 trường đại học, 132 trường cao đẳng. Các trường ở Hàn Quốc chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục Hàn Quốc. Tất cả các trường đều phải hoạt động theo Luật Giáo dục.
Gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã có những sửa đổi pháp lý để giúp cho sinh viên nước ngoài có thể học chương trình đào tạo của Hàn Quốc ngay tại Việt Nam".
Ông Kim cũng nêu một số quy định hoạt động của Bộ Giáo dục Hàn Quốc về chương trình.
Theo đó, các trường muốn tham gia chương trình liên kết đào tạo phải đảm bảo các điều kiện cơ bản. Đầu tiên đó là các trường được cấp phép thành lập, có giấy kiểm định chất lượng giáo dục.
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Đỗ Thơm
Lĩnh vực liên kết đào tạo bao gồm hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ chuyên ngành y tế và sức khỏe. Bậc học giữa các trường liên kết tương đương từ cao đẳng, đại học...
Đặc biệt, theo quy định mới nhất, trong chương trình giảng dạy phải có 25% chương trình do giảng viên Hàn Quốc của trường liên kết trực tiếp giảng dạy.
Kết thúc chương trình đào tạo, sinh viên Việt Nam theo học chương trình liên kết này sẽ được cấp bằng của trường Hàn Quốc liên kết đào tạo.
Tại tọa đàm, đại diện các trường cũng đặt nhiều câu hỏi cho ông Kim và được giải đáp cụ thể để hiểu rõ hơn về chương trình liên kết này.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Chuyện về những sinh viên viết báo Song hành với những người làm báo chuyên nghiệp thì từ lâu luôn có không ít sinh viên (SV) hiện đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng cũng luôn hăng say và mải miết tập viết và... làm báo. Cách đây mấy thập kỷ, thông thường chỉ có những SV học chuyên ngành văn học và báo chí mới thường...