1.001 cách học đối phó của teen
“Những ngày đầu năm học, bài vở còn ít nên tranh thủ xung phong trả bài đi. Bài ngắn dễ thuộc, còn được thưởng thêm điểm xung phong”, T.Nam (trường LQĐ) chia sẻ kinh nghiệm.
Điểm số mùa khuyến mãi
Trong sổ điểm, cột điểm miệng có hệ số cũng như các bài kiểm tra khác, nhưng việc kiếm một con điểm miệng hoành tráng có vẻ đơn giản hơn nhiều. Teen nào cũng hiểu một quy luật là bài vở nằm đầu sách giáo khoa khá đơn giản và dễ học. Thế nên tranh thủ ra mặt từ đầu còn hơn để tới giữa kỳ lại bị gọi lên trả bài miệng.
Những ngày đầu năm học, bài vở còn ít nên tranh thủ xung phong trả bài đi. Bài ngắn dễ thuộc, còn được thưởng thêm điểm xung phong – T.Nam (trường LQĐ) chia sẻ kinh nghiệm – Đầu năm tranh thủ kiếm điểm miệng. Cuối học kỳ tổng kết lại cũng gỡ gạc nhiều, kéo lại số phẩy trong sổ cho mình.
Vì vậy, đến giờ trả bài, thầy cô chưa kịp mở sổ đã có hàng chục cánh tay rào rào giơ lên khí thế, và thật may mắn cho ai được gọi tên lên bảng. Sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu như không dẫn tới việc một số teen sau khi đã…”ra khỏi vòng nguy hiểm” thì không chịu học bài nữa. N.Khang (trường NTH) kể “Mới hôm qua tui đã trả bài, đinh ninh cô không gọi nữa, ít ra thì cũng phải giữa kỳ mới kêu tiếp. Ai dè bữa sau lại bị gọi trả bài, mới đầu còn tưởng cô gọi nhầm. Kết quả là ôm ngay một con điểm xấu xí ngay đầu năm học.”
Với những bài vở dài loằng ngoằng, teen sáng tạo ra cách học theo kiểu phân công lao động. T.Dung (trường HT) chống chế. “Bài vở thì nhiều, học sao hết nổi. Đằng nào thì gần tới ngày thi thầy cô cũng giới hạn lại. Tới lúc đó học cũng không muộn. Giờ học nhiều quá, mai mốt biết bài nào không thi thì hóa ra uổng công học à?”
Thế là nhóm bạn bốn người của T.Dung chia nhau ra học. Kiểm tra một tiết Địa có 8 câu, cứ thế chia ra mỗi người thuộc hai cậu cho đỡ mệt. Tới giờ kiểm tra, ra câu của ai thì người đó đọc cho những tên còn lại làm. Nếu ai lỡ không học phần đó thì có trách nhiệm mở vở, làm sao thì làm, để cho cả bọn cùng chép.
Nhưng có vẻ cách học này không ổn chút nào, khi gặp phải thầy cô canh khó, hoặc cho đề mở buộc phải tự suy luận thì kế hoạch phá sản ngay.
Học thuộc các quy luật
Video đang HOT
Các thầy cô đôi khi không để ý, nhưng những thói quen gọi tên kiểm tra miệng của mình được học trò khai thác triệt để. Trong lớp có một vài teen nhanh nhạy, chỉ qua vài lần quan sát, đã nhanh chóng nhận ra các quy luật nho nhỏ như: Cô Toán thì toàn gọi theo thứ tự, thầy Sử thì cứ ngó lịch, chia ra mà gọi, cô Sinh thì cứ một đứa đầu một đứa cuối danh sách. Hay thầy Hóa chuyên gia gọi những số đẹp có đuôi 5 như 5,15,25…
“Thế nên cứ dựa vào đó mà… xếp lịch học bài. Hôm nào tới phận mình thì lo học, thoát rồi thì cứ thế mà thảnh thơi.” – H.Anh (trường SNA) hớn hở nói.
Và các “thầy phán” đôi khi cũng bị tủ đè, khi mà thầy cô hôm nay gọi tên ngoài cái quy luật thường ngày đó. Kết quả có tên trong sổ đầu bài lớp, cũng không oan ức gì cả nhé!
Môn chính môn phụ
Ai cũng biết, tất cả môn học đều quan trọng. Nhưng liệu có bao nhiêu teen mặn mà với “môn phụ”?
Môn phụ là không phải Toán, Lý, Hoá, Anh, Văn? Là những môn mà điểm số không nhân hệ số? Là những môn không thi đại học? Là môn mà học làng nhàng cũng không sợ…rớt, là thầy cô kiểu gì cũng…cho qua. Vì vậy nên có những câu chuyện cười ra nước mắt với những môn học bị xem nhẹ. Là giờ Kỹ thuật ngáp ngắn ngắn ngáp dài, là môn Gíao Dục Công Dân hay Quốc phòng liên tục xem giờ tan lớp, là khi kiểm tra Sử thì đã có đầy đủ phao ngắn dài lớn nhỏ khoe nhau hí hửng, là tiết Thể dục sau khi ra khởi động lại…lục đục kéo nhau vào ngồi tìm chỗ tránh nắng hay tám sôi nổi chuyện trời đất.
Xem ra, cái suy nghĩ “học để thi “đã ngấm sâu thành nếp khó bỏ.
Những chuyên gia sao chép
Nếu quan sát một chút, giờ giải lao hay đầu buổi học ở bất kỳ trường THPT nào cũng có hình ảnh những teen đang cặm cụi chép bài. Đừng lầm, họ chính là những chuyên gia sao chép đang cật lực “sao y bản chính” đó thôi.
H.Huy (trường PBC) lúc nào cũng đến trường sớm nửa tiếng, tranh thủ mượn tập bạn chép từ bài học cho tới bài tập, cả vở soạn bài cũng chép nốt. Thế nên mới có chuyện chép bài “cuốn chiếu”, giờ Địa chép bài giải Toán, giờ Toán chép bài học môn Địa, giờ Địa lại lôi vở ra soạn Văn. Cuối cùng là Huy bước vào kỳ thi giữa kỳ với mớ kiến thức hổng lỗ chỗ, vụn vặt và mơ hồ bởi thói quen tai hại hình thành ngay từ đầu năm học.
Theo Mực Tím
Để "chiến đấu" thành công với môn Hoá học
Đối với nhiều bạn, Hóa học là môn rất khó "nuốt", đặc biệt là các phương trình hóa học (PTHH). Vậy làm sao để học tốt môn Hóa học, bài viết này sẽ giúp các bạn điều đó.
Trước hết các bạn cần hiểu hóa học là gì và tại sao phải học hóa học, sau đó mới tìm phương pháp học.
1) Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và gắn liền với thực tế.
2) Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học:
* Khi học tập môn Hóa học, cần chú ý:
- Thu thập tìm kiếm kiến thức: nắm vững lí thuyết. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống... vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức. Học thêm cũng là một cách để tiếp thu kiến thức.
- Xử lí thông tin: tự rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình
- Vận dụng kiến thức đã học: trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học lí tưởng).
- Ghi nhớ: học thuộc những ý chính, quan trọng nhất của bài. Tránh học vẹt, máy móc.
* Phương pháp học tập môn Hóa học: học tốt Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
a) Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:
- Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa "đã mắt").
- Biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
- Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.
- Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học. Ngoài ra nếu có thắc mắc gì, bạn đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy cô hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn.
- Có hứng thú, say mê với môn hóa học: bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).
b) Phương pháp học của mình: mình không tự nhận là mình học giỏi hóa mà chỉ là học được thôi. Mình thường áp dụng vài tuyệt chiêu sau trong việc học hóa học:
- Sử dụng sơ đồ tư duy: bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay và khi cần, lật ra và ... "À! Đây rồi...".
- Đoán đề thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để "chiến đấu" sao cho hiệu quả.
- Học trên mạng: tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ cực tốt đấy các bạn ạ!
Theo Mực tím
Các tip đầu năm cực bổ ích cho tân sinh viên Có biết bao điều mới mẻ đang đón chờ các tân sinh viên, làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn mới trong đời này, teen nhỉ? Chúng tớ tặng các bạn vài tips cho "bước ngoặt cuộc đời" này nhé! Xác định mục tiêu cụ thể Mục tiêu sẽ giúp mỗi người xác định được hướng đi đúng đắn....