Zuckerberg: Mạng xã hội không nên kiểm tra bài đăng của ông Trump
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nói các nền tảng truyền thông xã hội không nên kiểm tra thực tế các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Mỹ CNBC, giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nói các nền tảng truyền thông xã hội không nên kiểm tra thực tế các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong suốt cuộc trò chuyện kéo dài gần 20 phút phát sóng hôm thứ Năm 28/5, CEO và người sáng lập công ty truyền thông xã hội khổng lồ Facebook đã nói về tương lai của công việc từ xa, tình trạng bình thường mới do COVID-19 và tự do ngôn luận trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Video đang HOT
Zuckerberg đã không trực tiếp bình luận quyết định của Twitter về việc dán nhãn một số tweet gần đây của Tổng thống Trump về các phiếu bầu gửi qua thư có chứa “thông tin có khả năng gây hiểu lầm.” Thay vào đó, CEO Facebook đã thảo luận về cách tiếp cận và triết lý cơ bản của mạng xã hội này liên quan đến thông tin sai lệch về virus.
Nói về chương trình kiểm tra thực tế của Facebook, Zuckerberg nói, “không cố gắng phân tích các từ nếu có gì đó hơi đúng hoặc sai … [mà là] nắm bắt những điều tồi tệ nhất trong những điều tồi tệ nhất.”
Zuckerberg nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng các nền tảng Facebook hay Internet nói chung nên là trọng tài của sự thật.” “Phát biểu chính trị nên được xem xét kỹ lưỡng bởi các thực thể khác nhau trên các phương tiện truyền thông.” – Zuckerberg nhấn mạnh./.
Bị Twitter dán nhãn thông tin thiếu xác thực, Tổng thống Trump dọa sẽ đóng cửa các công ty truyền thông xã hội
Mới đây, Tổng thống Donald Trump đe doạ sẽ điều chỉnh hoặc đóng cửa các công ty truyền thông xã hội tại Mỹ.
Đây là một lời cảnh báo rõ ràng nhắm đến Twitter sau khi công ty này bất ngờ kiểm tra tính xác thực của các dòng tweet của ông Trump.
Chia sẻ trên Twitter, ông Trump cho biết các trang mạng xã hội đang cố gắng im lặng trước những quan điểm bảo thủ và họ cần phải đối hướng đi hoặc sẽ đối mặt với hành động thực tế. Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Trump có khả năng yêu cầu các công ty truyền thông xã hội đóng cửa.
Ông viết trên trang Twitter cá nhân: "Các thành viên đảng Cộng hoà nhận thấy các nền tảng truyền thông xã hội đã hoàn toàn im lặng trước ý kiến mang tính bảo thủ. Chúng tôi sẽ mạnh tay điều chỉnh hoặc buộc họ phải đóng cửa trước khi có điều gì đó xảy ra." Ở dòng tweet thứ hai, ông nói thêm: "Cũng giống như chúng ta không thể để quy mô lớn của việc bỏ phiếu qua thư 'ăn sâu' vào quốc gia của chúng ta."
Ông Trump không đề cập đến bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào, nhưng đây rõ ràng là động thái mang tính phản hồi sau khi Twitter dán nhãn thông tin cần xác thực vào các bài đăng trên Twitter của Tổng thống - với những tuyên bố không có căn cứ về việc bỏ phiếu qua thư. Đây là lần đầu tiên Twitter đưa ra động thái như vậy với các dòng tweet của ông chủ Nhà Trắng vì gây hiểu lầm.
Việc Twitter dán nhãn xác thực thông tin diễn ra sau khi 1 người đàn ông yêu cầu công ty này xoá các dòng tweet của ông Trump với lý do không có bằng chứng. Trong khi đó, một số lời đồn đoán cho rằng người vợ cũ của anh này đã bị 1 người dẫn chương trình trên truyền hình cáp và cựu nghị sĩ đảng Cộng hoà Joe Scarborough hại. Tuy nhiên, Twitter không đưa ra bất kỳ hành động nào với các dòng tweet đó.
Theo Bloomberg, ông Trump có rất ít thẩm quyền để yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với một loạt quy định mới có thể được áp đặt.
Hiện tại, Quốc hội Mỹ đang trong quá trình xây dựng luật về quyền riêng tư, nhằm tạo nhiều giới hạn hơn đối với cách thức sử dụng dữ liệu và trách nhiệm của các công ty đối với người tiêu dùng về những thông tin đó. Các công ty truyền thông xã hội - Twitter, Facebook và YouTube của Google, đã phải tuân theo quy định nghiêm ngặt mới đặt ra của bang California về quyền riêng tư đối với dữ liệu.
Trong khi đó, các nhà lập pháp từ cả 2 đảng ở Washington và Bộ Tư Pháp cũng cân nhắc về các đề xuất thay đổi Mục 230 của Đạo luật Thông tin Truyền thông - được các nền tảng trực tuyến ủng hộ bởi đạo luật này có thể bảo vệ họ khỏi các vụ kiện liên quan đến nội dung được đăng tải bởi bên thứ ba. Một số ý kiến bảo thủ đã phản đối đề xuất này, bởi nó cho phép các công ty im lặng trước những bài đăng của người dùng. Những cáo buộc này gia tăng trong thời gian Tổng thống Trump lãnh đạo Nhà Trắng, khi ông và những người ủng hộ đôi khi có mâu thuẫn với các nền tảng truyền thông xã hội.
Trong khi nhiều công ty chủ yếu phủ nhận rằng họ được "thiên vị" và cho biết họ tập trung vào việc gỡ các bài đăng và người dùng có hành vi mang tính nghiêm trọng như đe dọa hoặc tuyên truyền thông tin có hại, thì quyền tự do ngôn luận của Mỹ lại có thể giúp các công ty đặt ra quy tắc cho việc làm thế nào để các nền tảng riêng của họ được kiểm soát, quan điểm vẫn được bày tỏ mà không chịu áp lực từ phía chính phủ.
Twitter cảnh báo người dùng kiểm tra bài đăng của ông Trump Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng hành động của Twitter sẽ bóp nghẹt tự do ngôn luận và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Twitter cho phép người dùng kiểm tra xem thông tin trong các đoạn tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump có đúng sự thật hay không, hãng tin Reuters cho hay. Tối 26-5...