Zoom bị cổ đông kiện vì gian lận về quyền riêng tư, nhiều lỗi bảo mật
Zoom đã bị buộc tội bởi một cổ đông vì đã che giấu các lỗ hổng trong ứng dụng hội nghị video của họ sau những phản ứng từ khắp nơi trên thế giới.
Lượng người dùng Zoom tăng mạnh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát
Theo SCMP, trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang San Francisco (Mỹ), phía nguyên đơn cáo buộc Zoom đã che giấu sự thật về những thiếu sót trong mã hóa phần mềm của ứng dụng, bao gồm cả lỗ hổng để tin tặc tấn công cũng như tiết lộ trái phép thông tin cá nhân cho bên thứ ba, bao gồm cả Facebook.
Nhà đầu tư Michael Drieu, người đã đệ đơn kiện, tuyên bố một loạt tiết lộ công khai về sự yếu kém của ứng dụng, trong khi nó đã được nhiều công ty sử dụng trong các hoạt động hội nghị video do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
CEO Zoom Eric Yuan đã xin lỗi vì những sai sót, thừa nhận trong một bài đăng trên blog rằng ứng dụng này đã không làm tốt về quyền riêng tư và bảo mật. Được biết, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo rằng tin tặc có thể khai thác lỗ hổng trong phần mềm để nghe lén các cuộc họp hoặc máy chỉ huy để truy cập các tập tin bảo mật.
Video đang HOT
Công nghệ mã hóa yếu đã làm phát sinh hiện tượng “Zoombombing”, nơi những kẻ gian không được mời có thể truy cập vào một hội nghị video để quấy rối những người tham gia khác và ghi lại các cuộc họp để đăng tải lên các trang web công khai.
Citizen Lab còn phát hiện Zoom đã chuyển dữ liệu qua các máy chủ ở Trung Quốc và sử dụng các nhà phát triển ở đó, và điều này gây ra những rủi ro lớn. Các chuyên gia nhận định, việc làm này có thể khiến các bí mật thương mại, bí mật quốc gia và các nhà bảo vệ nhân quyền gặp nguy hiểm.
Trong trả lời của mình, Zoom cho biết họ đã gửi nhầm lưu lượng truy cập thông qua các trung tâm dữ liệu của Trung Quốc vì họ đang phải đối phó với nhu cầu tăng mạnh. Zoom nói rằng họ đã ngừng các hoạt động này để bảo vệ khách hàng không phải là người Trung Quốc. Bên cạnh đó, Yuan cho biết Zoom đang phát triển tính năng mã hóa đầu cuối cho ứng dụng nhưng vẫn cần thêm nhiều tháng nữa để áp dụng.
Được biết, số lượng người tham gia cuộc họp video hằng ngày trên các dịch vụ miễn phí và trả phí của Zoom đã tăng từ khoảng 10 triệu vào cuối năm ngoái lên 200 triệu ở thời điểm hiện tại, với hầu hết đều là miễn phí.
Thành Luân
Ứng dụng trực tuyến Zoom đối mặt với các vụ kiện quyền riêng tư
Dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom đang phải một vụ kiện tập thể từ một trong những cổ đông của mình, với cáo buộc công ty không tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này.
Zoom trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong thế giới công nghệ mùa COVID-19.
Dịch vụ trò chuyện, hội nghị trực tuyến Zoom đang phải một vụ kiện tập thể từ một trong những cổ đông của mình, với cáo buộc công ty không tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này.
Vụ kiện do nhà đầu tư Michael Drieu đệ trình lên Tòa án Quận Bắc California tuyên bố rằng những lo ngại về lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư của Zoom đã đánh vào giá cổ phiếu của công ty. Cổ phiếu Zoom đã giảm trong phiên gần đây, nhưng vẫn tăng 67% kể từ đầu năm.
Zoom đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu trong bối cảnh mọi người hạn chế đi lại và chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến do đại dịch COVID-19. Zoom cho biết họ đã đạt 200 triệu người dùng hàng ngày trong tháng 3, cao hơn nhiều so với mức 10 triệu người dùng hàng ngày mà họ thu hút được vào tháng 12/2019.
Bất chấp những tin tức về các vụ kiện, cổ phiếu của Zoom đã tăng hơn 4% trong phiên giao dịch sáng thứ Tư 8/4 (giờ Mỹ).
Trước đó vào tuần trước, Giám đốc điều hành của Zoom, Eric Yuan, đã xin lỗi và thừa nhận các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật tồn tại trong ứng dụng này.
Ứng dụng này đã bị cấm sử dụng trong công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk và các trường học ở New York do những lo ngại về bảo mật.
Đáp lại những lo ngại trên, Zoom khuyến khích người dùng sử dụng các tính năng như phòng chờ, đặt mật khẩu phòng hợp và giới hạn chia sẻ màn hình để giúp tránh các cuộc tấn công trực tuyến.
Zoom cũng bị chỉ trích vì chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook - ngay cả khi người dùng không có tài khoản Facebook - trong khi công ty này cũng thừa nhận đã nhầm lẫn chuyển hướng một số cuộc gọi qua Trung Quốc như một bản sao lưu để xử lý tắc nghẽn mạng. Công ty này sau đó đã thực hiện các thay đổi cho nền tảng của mình để giải quyết các vấn đề như vậy./.
Việt Đức
Zoom bị cấm cửa ở Đài Loan Đài Loan đã quyết định cấm mọi hoạt động sử dụng Zoom, trở thành một trong những thị trường đầu tiên áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với ứng dụng này vì các vấn đề bảo mật. Thương hiệu Zoom bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau sự cố bảo mật Theo Bloomberg, chính quyền, các công ty và hàng triệu cá nhân...