Zimbabwe: Đặt kỳ vọng vào giáo dục điện tử
Designetic (Pvt) Ltd, một công ty công nghệ thông tin đang phát triển ở Zimbabwe, quyết tâm triển khai ý tưởng phát triển giáo dục điện tử tại quốc gia châu Phi này ngay từ năm 2019, với mong muốn kéo gần các bên liên quan lại với nhau trong giáo dục, từ học sinh, phụ huynh, trường học, các nhà viết sách giáo khoa và cả những cơ quan của Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học, thông qua ứng dụng DotEDU.
Zimbabwe đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi và thúc đẩy chất lượng giáo dục
Kết nối gia đình với nhà trường
Với góc nhìn mới về sự tiếp cận, tận dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, Designetic (Pvt) Ltd tin rằng nền tảng DotEDU (một ứng dụng di động) sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện học tập của học sinh, giúp cho mẹ quản lý con cái từ trong gia đình cho đến các hoạt động của các em tại trường; còn với nhà trường, các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt và điều hành hệ thống của mình thông qua thông tin trực tuyến, trong khi giáo viên theo sát học sinh hơn, liên kết chặt chẽ hơn với gia đình các em.
Các tính năng đặc biệt của DotEDU giúp phụ huynh theo dõi kết quả học tập định kỳ của con, bảng xếp hạng hàng tháng, những môn học nào con có sở trường, môn học nào còn hạn chế hoặc đang có tiến bộ kể từ khi được tư vấn. Nói tóm lại, phụ huynh có thể nắm bắt và tự đánh giá hiệu suất học tập của trẻ, tìm ra các bước đi phù hợp để tư vấn hoặc nhờ người (có thể là thầy cô giáo) tư vấn giúp con tiến bộ, thay vì phải chờ đợi đến những cuộc họp phụ huynh theo định kỳ năm học. Với điểm các bài kiểm tra hay các kỳ thi, phụ huynh thậm chí còn được biết về chất lượng bài làm của con trước khi có điểm chấm chính thức; đồng thời điểm thi cũng gửi ngay tới phụ huynh khi có kết quả, thay vì phải chờ đến báo cáo học kỳ do giáo viên chuyển qua học sinh hay qua các cuộc họp mặt.
DotEDU còn có một điều khoản điều tra, cho phép phụ huynh hay người giám hộ trẻ gửi các yêu cầu, các câu hỏi trực tuyến tới nhà trường và nhận được phản hồi ngay lập tức mà không cần phải đến tận nơi hay gọi điện thoại.
Ông Richard Chirume phát biểu trong cuộc họp nghiệm thu ứng dụng DotEDU
Tận dụng thế mạnh của công nghệ
Các nhà lãnh đạo của Designetic (Pvt) Ltd tin rằng DotEDU sẽ phá bỏ giới hạn học tập của trẻ em, vốn chỉ gói gọn xung quanh bốn bức tường lớp học hoặc trong khuôn viên nhà trường. Trẻ em được mở rộng phạm vi và thời gian học tập trong một môi trường mở mà ở đấy, sẽ không có sự tồn tại của Internet, cụ thể nhất là Facebook.
Phát biểu trong cuộc họp với các cơ quan giáo dục để nghiệm thu ứng dụng DotEDU, ông Lovemore Chirongo, nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) của Designetic (Pvt) Ltd, cho biết: “Đây là một đặc ân tuyệt vời đối với chúng tôi khi giới thiệu một nền tảng hữu ích và sáng tạo như vậy cho đất nước Zimbabwe. Chúng tôi tin rằng mình không chỉ tạo ra tác động tích cực đến người học, trường học hoặc phụ huynh, mà còn cho những người xây dựng chương trình và nội dung giáo dục, các nhà viết sách giáo khoa, trong một hệ thống kết nối và tương tác qua lại lẫn nhau”.
Phát biểu trong cuộc họp đánh giá về hiệu quả và tính khả thi của DotEDU, ông Richard Chirume, Phó Giám đốc Giáo dục Thiếu niên thuộc Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học Zimbabwe – được sự ủy quyền của Giáo sư Paul Mavima, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học, cho biết Bộ đã thông qua chương trình giảng dạy dựa trên năng lực, đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu người dạy cũng như người học phải tận dụng được sự hữu ích của công nghệ thông tin và truyền thông.
Video đang HOT
“Tất cả các trường học của chúng tôi đã chấp nhận rằng công nghệ thông tin là một trong những kênh quan trọng nhất phục vụ việc dạy và học. Do vậy, DotEDU đã đến đúng lúc. Tôi rất vinh dự khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tiểu học và Trung học thừa nhận tầm quan trọng của DotEDU trong việc cải thiện môi trường giáo dục, thông qua việc cung cấp dịch vụ công nghệ đơn giản, chính xác và có thể kiểm chứng. Điều này cộng hưởng với mục tiêu phát triển bền vững trong việc cung cấp và thúc đẩy giáo dục trẻ mầm non, tiểu học, trung học và giáo dục không chính quy.
Ứng dụng DotEDU cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ học sinh có kết quả học tập cao trong trường học và giảm học sinh bỏ học. Chúng tôi hy vọng thông qua ứng dụng, quản lý tài chính trong các trường học sẽ được cải thiện. Nhân đây, tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực của thanh niên ở Zimbabwe vì tôi biết rằng Designetic (Pvt) Ltd được quản lý bởi một thế hệ trẻ. Điều này cho thấy giới trẻ có vai trò to lớn trong việc cải thiện hệ thống giáo dục của đất nước chúng ta”, ông Richard Chirume nói.
An Thạnh
Theo The Herald
Mắng gì thì mắng, bố mẹ nhất định phải tránh những câu nói này bởi nó sẽ làm tổn thương con đấy!
Trẻ sẽ mặc định bản thân thật ngốc nghếch và không đủ tự tin thể hiện sở trường trước mặt bố mẹ.
Những câu không nên nói khi trách mắng con
1. "Tại sao con ngốc thế?"
Khi bố mẹ thường xuyên nói câu cửa miệng: "Tại sao con ngốc thế?", sẽ ảnh hưởng đến lối tư duy và phát triển của trẻ. Tiềm thức của trẻ sẽ hình thành suy nghĩ tiêu cực. Trẻ sẽ mặc định bản thân thật ngốc nghếch và không đủ tự tin thể hiện sở trường trước mặt bố mẹ.
2. "Bố mẹ bảo rồi, không được là không được!"
"Bố mẹ bảo rồi, không được là không được", là một lời thị uy mà không ít bố mẹ đều phạm phải. Bố mẹ không nên chuyên quyền độc đoán, bắt ép trẻ làm theo ý kiến của mình. Đây không phải là cách giáo dục tốt, bởi trẻ sẽ miễn cưỡng làm theo hoặc không chịu khuất phục. Bố mẹ cần thương lượng, tôn trọng sự lựa chọn và lắng nghe ý kiến của trẻ.
Bố mẹ cần thương lượng, tôn trọng sự lựa chọn và lắng nghe ý kiến của trẻ (Ảnh minh họa).
3. "Bố mẹ không quản nữa, con muốn làm gì thì làm"
Bố mẹ cần cho trẻ thấy sự ủng hộ và luôn dõi theo trẻ. " Bố mẹ không quản nữa, con muốn làm gì thì làm" là một câu nói thể hiện sự bỏ bê, vô tâm của bố mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy buồn và cô đơn khi không nhận được sự ủng hộ của bố mẹ.
4. "Ngậm miệng, con là một đứa trẻ không vâng lời"
Bố mẹ phải cho trẻ quyền tranh luận, giãi bày ý kiến. Bởi đây là cách bồi dưỡng, giúp trẻ có được chính kiến của riêng mình. Khi bố mẹ hét: " Ngậm miệng, con là một đứa trẻ không vâng lời", chẳng khác nào bảo trẻ phải im lặng và phục tùng như một con rối vô tri, vô giác.
5. "Nếu như con đạt kết quả cao, bố mẹ sẽ thưởng..."
Bố mẹ cần hạn chế nói những câu mệnh đề điều kiện, kiểu như: "Nếu như con...., bố mẹ sẽ....". Khi bố mẹ đưa ra điều kiện và mục tiêu cho trẻ, quyền quyết định lúc này không thuộc về trẻ, mà là bố mẹ quyết định. Trẻ sẽ không nhận ra, những điều bố mẹ mong muốn là tốt cho trẻ. Trẻ phải hiểu được, học là cho chính bản thân, chứ không phải để đạt điều gì đấy mang tính tạm thời như phần thưởng.
6. "Con nhát gan quá!"
Sợ hãi mọi thứ xung quanh là hiện tượng bình thường ở lứa tuổi trẻ nhỏ. Khi bố mẹ chế giễu: "Con nhát gan quá" nghĩa là bố mẹ đang phủ nhận nỗi sợ của trẻ, khiến trẻ cảm thấy bản thân thật yếu đuối và thất bại. Điều bố mẹ cần làm là giúp trẻ giải tỏa nỗi sợ, khuyến khích trẻ đối mặt và vượt qua nỗi sợ.
7. "Tại sao con cứ mắc sai lầm thế?"
Bố mẹ hãy cho trẻ quyền được phạm sai lầm và sửa sai, hãy cho trẻ cơ hội được trưởng thành và học hỏi từ chính sai lầm của mình (Ảnh minh họa).
Bố mẹ không nên trách móc hoặc than thở: "Tại sao con cứ mắc sai lầm thế?". Sai lầm không hẳn là điều xấu, bởi chúng ta không ai là người hoàn hảo. Bố mẹ hãy cho trẻ quyền được phạm sai lầm và sửa sai, hãy cho trẻ cơ hội được trưởng thành và học hỏi từ chính sai lầm của mình. Sau khi trẻ phạm sai lầm, trẻ cần lời động viên của bố mẹ để vượt qua cảm giác tội lỗi, lời chê trách lúc này là không thích hợp.
8. "Nhìn là biết, con không có tương lai xán lạn"
Nhiều bố mẹ trong lúc giận dữ, đã phán xét tương lai của con trẻ: "Nhìn là biết, con không có tương lai xán lạn". Bố mẹ đã vô tình thổi vào tiềm thức của trẻ những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ sẽ nghĩ rằng mình thật vô dụng, không có khả năng phát triển trong tương lai. Điều này chẳng khác nào bóp chết tài năng và cơ hội phát triển của trẻ ngay từ vạch xuất phát.
9. "Tại sao con không giỏi giang như con người ta?"
Mỗi đứa trẻ đều có sở trường riêng. Khi bố mẹ đặt trẻ lên bàn cân so sánh với con người ta, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương. Trẻ sẽ nghĩ rằng, bố mẹ không yêu thương, không đủ bao dung chấp nhận những thiếu sót của trẻ. Thậm chí, trẻ sẽ nảy sinh cảm giác tiêu cực là ghen ghét "con nhà người ta", trẻ cố gắng chối bỏ hình mẫu mà bố mẹ đang hướng trẻ học hỏi theo.
10. "Suốt ngày con chỉ biết chơi thôi!"
Ham chơi là đặc tính của trẻ nhỏ. Chơi đùa sẽ giúp trẻ bồi dưỡng khả năng sáng tạo và lòng tự tin. Bố mẹ cần cho trẻ quyền được giải tỏa tinh thần sau những giờ học căng thẳng.
Không trách mắng khi trẻ đang hối hận (Ảnh minh họa).
7 điều cấm kỵ nhắc nhở bố mẹ khi dạy dỗ trẻ nhỏ
- Không trách mắng trẻ trước mặt mọi người: Trẻ con cũng có lòng tự trọng, bố mẹ cần giữ thể diện cho trẻ, đặc biệt là ở nơi đông người.
- Không trách mắng khi trẻ đang hối hận: Trẻ đã nhận ra sai lầm và tự rút ra bài học cho chính mình.
- Không trách mắng khi trẻ đi ngủ: Trẻ sẽ mang tâm trạng không thoải mái chìm vào giấc ngủ, trẻ sẽ không ngủ ngon, tệ hơn là gặp ác mộng.
- Không trách mắng khi trẻ đang ăn: Trẻ sẽ phân tâm và không tập trung vào ăn uống, khiến dạ dày của trẻ suy yếu và dễ mắc bệnh.
- Không trách mắng khi trẻ đang vui: Khi trẻ vui mừng, kinh mạch sẽ ở trạng thái khơi thông. Nếu bố mẹ trách mắng khi trẻ đang vui, sẽ khiến kinh mạch bế tắc, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Không trách mắng khi trẻ đang buồn: Tâm trạng của trẻ sẽ sa sút và càng khó vượt qua nỗi buồn.
- Không trách mắng khi trẻ đang bệnh: Trẻ nhỏ yếu ớt nhất là khi đang bệnh. Thời điểm này, trẻ cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ. Tình yêu thương sẽ giúp trẻ mau lành bệnh và công hiệu hơn bất kì loại thuốc nào.
Nguồn: Sohu
Đừng xem con bạn là tờ giấy nháp 'Giữa nguồn kiến thức nhân loại bao la, cái khó của phụ huynh là phải biết chọn lọc và dạy cho con mình học những gì cần thiết nhất với cuộc sống, không nên ôm đồm quá nhiều thứ'. Phải biết rõ con bạn có năng khiếu, sở trường gì để đầu tư cho đúng mức - LÊ THANH Anh Nguyễn Thanh Liêm,...