Zalo được vinh danh là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam tại giải thưởng quốc tế
Giải thưởng Global Brand Awards do tạp chí quốc tế Global Brand Magazine vừa công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam bên cạnh WeChat (thị trường Trung Quốc) và Whatsapp (ứng dụng nhắn tin tốt nhất tại Hoa Kỳ).
Giải thưởng này ghi nhận dựa trên sự phát triển về người dùng, chất lượng sản phẩm của Zalo và những đóng góp tích cực cho đời sống xã hội của ứng dụng nhắn tin này.
Zalo được Global Brands Magazine tôn vinh là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam.
Có trụ sở tại Vương quốc Anh, Global Brands Magazine là tạp chí thương hiệu toàn cầu chuyên xuất bản các tin tức đánh giá, phân tích sắc sảo về các thương hiệu hàng đầu thế giới. Giải thưởng Global Brands Awards được tổ chức từ năm 2013 với mục đích công nhận và tôn vinh đóng góp toàn diện của các công ty nổi bật đến từ khắp nơi trên thế giới và hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, giáo dục, khách sạn, tài chính… Các thương hiệu thắng giải đều là những thương hiệu uy tín với sản phẩm chất lượng, chinh phục được người dùng ở nhiều thị trường khác nhau trên khắp thế giới.
Zalo hiện có 70 triệu người dùng thường xuyên và giúp chuyển đi 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Trước đó, báo cáo quý IV/2021 của Dicision Lab khẳng định Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam, tăng 10% điểm so với quý trước đó. Báo cáo cũng cho biết, khi được hỏi dùng ứng dụng nào để liên lạc với người thân, 48% số người tham gia khảo sát đưa ra đáp án là Zalo. Trong khi đó, con số này của Facebook và Facebook Messenger lần lượt là 27% và 20%.
Video đang HOT
Theo báo cáo quý IV/2021 của Decision Lab, Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam
Giữa năm 2021, báo cáo của công ty Adsota cũng công nhận Zalo là ứng dụng nhắn tin được yêu thích nhất Việt Nam. Sự kiện này lần đầu tiên đẩy Facebook Messenger lùi về vị trí thứ 2 sau nhiều năm trụ vững đầu bảng, nhường vị trí ứng dụng nhắn tin số 1 cho Zalo.
Zalo hiện có hơn 70 triệu người dùng thường xuyên và là cầu nối chuyển đi hơn 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày. Ngoài cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí với tốc độ nhanh và chất lượng ổn định, ứng dụng nhắn tin này còn trang bị nhiều công cụ, tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dùng trong xã hội như làm việc, học tập, tra cứu thông tin điện nước.
Những năm gần đây, Zalo thành công trong việc đồng hành cùng cơ quan nhà nước các cấp thực hiện chương trình chuyển đổi số, xây dựng mô hình chính quyền điện tử. Cụ thể, tính đến cuối năm 2021, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước sử dụng Zalo là kênh liên lạc chính, giúp giảm tải thủ tục hành chính và giao tiếp hiệu quả với nhân dân.
Cuối năm 2021, đã có 63/63 tỉnh, thành phố sử dụng Zalo chuyển đổi số
Từ giữa năm 2021, trong lúc nhiều nơi thực hiện lệnh phong tỏa bởi làn sóng Covid-19 lần thứ tư, giữa những lời kêu cứu khẩn thiết, Zalo đã nhanh chóng phát triển thành công và ra mắt tính năng Zalo Connect, giúp cộng đồng kịp thời tương trợ lẫn nhau giữa đại dịch. Chỉ trong thời gian ngắn, Zalo Connect đã giúp chuyển đi 500,000 lượt yêu cầu giúp đỡ, lan tỏa yêu thương, nhân rộng tinh thần “tương thân tương ái”, giúp hơn 100,000 gia đình trên cả nước nhận được hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Zalo Connect ra đời sau 5 ngày phát triển, giúp chuyển đi hơn 500,000 lượt kêu cứu khẩn cấp trong dịch bệnh.
Báo cáo của Data Reportal vào tháng 2/2022 cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 72,1 triệu người dùng internet, chiếm khoảng 73,2% tổng dân số. Con số này cho thấy người Việt đang tích cực tham gia vào môi trường số với sự gia tăng liên tục. Điều này đồng nghĩa những ứng dụng gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân như Zalo cần phải nỗ lực không ngừng để hỗ trợ giải quyết các nhu cầu phát sinh theo tình thế xã hội.
Hai ứng dụng phổ biến của Google âm thầm theo dõi hơn 1 tỷ người dùng?
Nghiên cứu của một giáo sư khoa học máy tính chỉ ra các ứng dụng nhắn tin, gọi điện mặc định trên Android thu thập tin nhắn, lịch sử cuộc gọi rồi gửi về cho Google mà người dùng không hề hay biết.
Giáo sư khoa học máy tính Douglas Leith của Trường Cao đẳng Trinity vừa công bố nghiên cứu "Ứng dụng nhắn tin và gọi điện Google gửi dữ liệu gì về Google". Theo đó, hai ứng dụng nhắn tin (Messages) và gọi điện (Dialer) của Google đã gửi dữ liệu liên lạc của người dùng về dịch vụ logger Google Play Services Clearcut và dịch vụ phân tích Google Firebase Analytics.
Nghiên cứu chỉ ra, dữ liệu gửi từ Google Messages chứa hàm băm của tin nhắn văn bản, cho phép liên kết người gửi và người nhận trong một cuộc trao đổi tin nhắn. Dữ liệu gửi từ Google Dialer bao gồm thời điểm và thời lượng cuộc gọi, cũng cho phép liên kết người nghe và người gọi trong một cuộc điện thoại. Số điện thoại được gửi tới Google.
Ngoài ra, Google cũng nhận được thời điểm và thời gian người dùng tương tác với hai ứng dụng này. Google không cho người dùng cách thoát khỏi bị thu thập dữ liệu.
Google Messages (com.google.android.apps.messaging) được cài đặt trên hơn 1 tỷ thiết bị Android. Nó tải sẵn trên nhiều smartphone của Huawei, Samsung, Xiaomi. Google Dialer (Phone bay Google, com.google.android.dialer) có phạm vi tiếp cận tương tự.
Theo tác giả nghiên cứu, các phiên bản cài sẵn của ứng dụng không có chính sách quyền riêng tư cụ thể, giải thích dữ liệu mà chúng thu thập, điều mà Google đòi hỏi ở các nhà phát triển bên thứ ba. Cả hai đều dẫn liên kết đến chính sách bảo mật người dùng của Google nhưng không áp dụng riêng cho ứng dụng và về cở bản cũng không rõ ràng với người được cài đặt sẵn.
Từ ứng dụng Messages, Google đã lấy nội dung tin nhắn và dấu thời gian (timestamp), tạo hàm băm SHA256 rồi chuyển một phần của hàm băm cho logger Clearcut và Firebase Analytics của Google. Rất khó đảo ngược hàm băm, song trong các trường hợp tin nhắn ngắn, ông Leith tin rằng có thể phục hồi một số nội dung tin nhắn.
Google Play Services tiết lộ một số dữ liệu có thể thu thập vì mục đích bảo mật và đề phòng lừa đảo nhằm duy trì API Google Play Services và các dịch vụ cốt lõi, cũng như dùng cho các dịch vụ khác như bookmark hay đồng bộ danh bạ. Tuy nhiên, nó không làm rõ hay giải thích việc thu thập nội dung tin nhắn, hay người nghe - gọi. "Rất ít chi tiết về dữ liệu thực sự bị thu thập", báo cáo có đoạn.
Bản thân ông Leith cũng bất ngờ vì các ứng dụng Google lại thu thập dữ liệu này. Ông đã trình bày phát hiện với Google từ tháng 11/2021 và thảo luận với Giám đốc kỹ thuật Google Messages để thay đổi.
Ông đề xuất 9 điểm cần thay đổi và Google đã hoặc lên kế hoạch thực hiện 6 điểm, trong đó có ngừng thu thập số điện thoại người gửi và hàm băm của tin nhắn đến/đi trong Google Messages. Google xác nhận với The Register nội dung của báo cáo hoàn toàn chính xác.
Theo ông Leith, còn hai vấn đề lớn hơn liên quan tới Google Play Services, vốn cài đặt trên hầu hết các điện thoại Android bên ngoài Trung Quốc. Đầu tiên là dữ liệu logging gửi từ Google Play Services gắn với Google Android ID, thường liên kết với danh tính thực của một người dùng, vì thế, dữ liệu đó không ẩn danh. Điều thứ hai là chúng ta biết rất ít về dữ liệu nào được gửi từ Google Play Services và nhằm mục đích gì. Nghiên cứu của ông có thể chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Cách lưu trữ giấy tờ: CCCD, thẻ ngân hàng, chứng nhận tiêm chủng trên Zalo, nhanh chóng thuận tiện! Khi bạn lưu trữ các giấy tờ cần thiết của mình bằng mã QR Code trên Zalo sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý khi gặp sự cố để quên hoặc làm mất, điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn đấy. Trong năm 2021, các địa phương đã gấp rút triển khai việc cấp Căn cước công dân...