YouTube xóa video kênh tin tức Australia vì đăng tin giả về Covid-19
Kênh Sky News Australia trên nền tảng YouTube đã đăng nhiều video phủ nhận sự tồn tại của dịch bệnh, khuyến khích mọi người sử dụng thuốc không uy tín.
Theo The Guardian , kênh này đã khuyến khích mọi người sử dụng hydroxychloroquine hoặc ivermectin. Cả hai loại thuốc này thường dùng để kháng các loại ký sinh trùng thông dụng khác, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chúng không có tác dụng chống Covid-19.
“Lệnh cấm” của YouTube sẽ có hiệu lực trong một tuần, sau khi chuyên mục của Alan Jones, người phát thanh Sky News kết thúc. Khi đang bàn luận về Covid-19, ông Jones đã gọi Giám đốc y tế New South Wales Kerry Chant là một tên ngốc trên sóng.
Invermectine được cho là không có tác dụng đối với Covid-19.
YouTube không tiết lộ video được lấy từ chương trình Sky News nào, nhưng thông báo đã xóa nhiều video vi phạm về thông tin sai sự thật đối với Covid-19.
Kênh YouTube Sky News Australia, có 1,85 triệu người đăng ký, đã bị cảnh cáo và tạm thời ngừng đăng tải các video hoặc những buổi phát trực tiếp mới trong một tuần.
Video đang HOT
Lệnh cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của Sky News từ Google, sau khi cả hai công ty ký hợp tác với nhau vào đầu tháng 2 năm nay.
Một cuộc đình công đã diễn ra sau khi Sky ra mắt kênh truyền hình miễn phí Sky News Regional trên toàn khu vực Australia.
Các video không vi phạm chính sách và được đăng trước ngày 29/7 vẫn xuất hiện trên YouTube. Theo YouTube, kênh bị cảnh báo 3 lần trong 90 ngày sẽ bị xóa vĩnh viễn.
Nhiều kênh của Sky News vi phạm quy tắc phòng dịch Covid-19 của Youtube.
“Chúng tôi có những chính sách rõ ràng đối với thông tin sai lệch về Covid-19 dựa trên những hướng dẫn của cơ quan y tế. Các hành động này giúp ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch về Covid-19″, người phát ngôn của YouTube chia sẻ với Guardian.
Tuy nhiên, hành động của YouTube lại vấp phải sự phản đối của cơ quan truyền thông địa phương. Sky News Australia bác bỏ những thông tin về chương trình của Jones và khẳng định “không xuất bản những video phủ nhận Covid-19″.
Alan Jones nhiều lần có phát ngôn tiêu cực về Covid-19.
Kênh YouTube của Sky đã tăng từ 70.000 người đăng ký lên 1,85 triệu người trong vòng 2 năm, cao hơn mọi kênh truyền thông địa phương khác.
Một trong những video phổ biến nhất trên kênh có tựa đề “Người Australia phải biết sự thật-virus này không phải là đại dịch” do Jones dẫn, thu hút 4,6 triệu người xem.
Vào ngày 19/7, Sky News đã phải xin lỗi về cuộc phỏng vấn của ông Jones với nghị sĩ Craig Kelly, khi người phát thanh viên khẳng định biến thể Delta không nguy hiểm và vaccine vô tác dụng.
Tổng thống Mỹ hạ giọng, nói Facebook không giết người
Sau tuyên bố gây tranh cãi hôm thứ sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có phát biểu mới nhất vào hôm thứ hai, để phủ nhận chuyện ông nói với cánh phóng viên rằng 'Facebook đang giết người'.
Nói với báo giới hôm thứ hai, Tổng thống Mỹ Joe Biden cáo buộc 12 người dùng đã lây lan tin giả trên mạng xã hội chứ không có ý nói Facebook.
"Facebook không giết người. Có 12 người ngoài kia đang tung tin giả mà bất cứ ai tin vào đều sẽ bị tổn hại. Đó là thứ giết người. Đó là tin xấu", ông Joe Biden cho biết. Đồng thời Tổng thống Mỹ cũng hy vọng Facebook sẽ làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan của tin giả.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki sau đó cũng làm rõ ý của ông Biden. "Chúng tôi không chiến đấu với Facebook, chúng ta đang ở trong cuộc chiến với virus".
Tin tức sai lệch về Covid-19 đã được lan truyền trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube. Các nhà lập pháp Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Facebook thất bại trong việc xử lý nội dung xấu độc trên nền tảng này.
Hôm thứ sáu tuần trước, khi được hỏi về Facebook và các mạng xã hội khác, ông Joe Biden đã nói rằng, "họ đang giết mọi người, thứ đại dịch duy nhất mà chúng ta có là không tiêm vắc xin. Và họ đang giết người".
Facebook ngay lập tức phản hồi, tuyên bố rằng 85% người dùng nền tảng của mình đã được tiêm vắc xin hoặc muốn được tiêm vắc xin. "Mục tiêu của Tổng thống Biden là 70% người Mỹ được tiêm vắc xin trước ngày 4/7. Facebook không phải lý do mà mục tiêu này không đạt được", phó chủ tịch Facebook Guy Rosen viết trên blog của công ty.
Facebook cho biết, đã đưa ra các quy tắc chống lại các tuyên bố giả về Covid-19 và vắc xin, đồng thời cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người dùng về chủ đề này.
Tin giả liên quan Covid-19 gia tăng trên mạng xã hội Tin giả gây hoang mang về Covid-19 nở rộ trên Facebook, YouTube và TikTok, trong đó có nhiều tin xuất phát từ người nổi tiếng, người nhận là bác sĩ. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua có dấu hiệu gia...