YOLA tri ân phụ huynh đồng hành trong 10 năm
Mới đây tại sự kiện do YOLA tổ chức, gần 200 phụ huynh đã chia sẻ quá trình học của con và chặng đường dài gắn bó với trung tâm.
Chương trình “Tri ân Người bạn đồng hành truyền cảm hứng” diễn ra tối 8/1 ở Trung tâm Hội nghị Gala Center. Tại sự kiện, chị Ngô Thùy Ngọc Tú, đồng sáng lập Tổ chức Giáo dục YOLA chia sẻ, vừa qua, chị tham dự chương trình Lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương của tổ chức phi lợi nhuận Obama. Khi được lắng nghe cựu phu nhân Michelle Obama và diễn viên Julia Roberts kể về chuyến thăm tổ chức Room to Read tại Cần Giuộc cùng với Girl Opportunity Alliance, chị rất vui khi thấy trước một diễn đàn thế giới có video với giọng nói của các em nữ sinh Việt Nam kể chuyện vượt qua rào cản của gia đình, kinh tế, để đến được với lớp học như tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.
“Tôi và các cộng sự ở YOLA mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa các học sinh ở Việt Nam nhận ra tiềm năng của bản thân. YOLA cam kết xây dựng thêm các chương trình, hoạt động về giáo dục để giúp các bạn tự tin chinh phục ước mơ của mình”, chị Ngọc Tú cho hay.
Chị Ngô Thùy Ngọc Tú, Đồng sáng lập YOLA.
Chị Bùi Khoa Thi, phụ huynh của học viên Minh Kỳ và Thư Kỳ, gắn bó với YOLA hơn 5 năm chia sẻ, chị lựa chọn YOLA vì chất lượng giảng dạy và đội ngũ giảng viên, nhân viên tại đây. Từ lúc Minh Kỳ học ở YOLA là chị quyết định cho bé theo học luôn đến khi đi du học Mỹ.
Chị Thi cho biết thêm, hai bé nhà chị đã thay đổi nhiều từ lúc vào học trung tâm, con có thể thoải mái giao tiếp với người nước ngoài, tự tin đứng trên sân khấu để thuyết trình bằng tiếng Anh và trưởng thành hơn trong cách chia sẻ với bố mẹ. Nhờ đó chị và các con gần gũi nhau, như những người bạn.
Video đang HOT
Chị Bùi Khoa Thi, Phụ huynh học viên YOLA.
Tổ chức Giáo dục YOLA thành lập từ năm 2009, từ một trung tâm nhỏ ở 91 Võ Thị Sáu cùng ba đồng sáng lập: Phạm Anh Khoa (ĐH Bates, Mỹ), Phan Duy (ĐH Dickinson, Mỹ) và Ngô Thuỳ Ngọc Tú (ĐH Stanford, Mỹ). Đến nay tổ chức có 16 chi nhánh trên toàn quốc, hơn 50.000 phụ huynh và học viên theo học và là một trong những trung tâm Anh ngữ hàng đầu tại thị trường TP HCM.
YOLA có các chương trình dành cho thiếu nhi, thiếu niên và luyện thi. Học viên trung tâm đang giữ kỷ lục điểm số: TOEFL 119/120, SAT 1590/1600, IELTS 8.5/9.0, TOEFL JUNIOR 900/900. Hơn 2.000 học viên trung tâm được nhận học bổng du học tại các trường đại học hàng đầu thế giới: Harvard, Stanford, Yale, LSE, Cornell, MIT…
“Trải qua 10 năm, để có thành tựu như hôm nay, YOLA đã phải thay đổi và cải tiến nhiều về giáo trình, phương pháp giảng dạy, quy trình tuyển dụng giáo viên, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tại trung tâm… Tất cả đều với mục đích mang đến cho phụ huynh và học sinh môi trường học tập chất lượng, đầy cảm hứng và hiệu quả”, chị Ngọc Tú cho biết.
YOLA tri ân phụ huynh và học viên thân thiết.
Năm 2020, YOLA sẽ mở rộng thêm các trung tâm tại TP HCM và các vùng lân cận để mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục khai phóng được nhân rộng và đến gần hơn nữa với học sinh Việt Nam.
Thế Đan
Theo VNE
Làm sách giáo khoa, nhà xuất bản đừng đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách.
Triển lãm sách giáo khoa lớp 1 mới - Tuệ Nguyễn
Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên - những người tổ chức biên soạn và xuất bản sách giáo khoa với một bên - là học sinh, phụ huynh và xã hội.
Xã hội hóa sách giáo khoa là một chủ trương đúng
Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đặt nền móng cho việc biên soạn và lựa chọn tài liệu giảng dạy trong các nhà trường phổ thông mà chúng ta quen gọi là sách giáo khoa. Đây là một chủ trương đúng, vì nó huy động được các nhà giáo dục ,các thầy cô giáo, các nhà khoa học tham gia biên soạn sách giáo khoa - thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách/bộ sách giáo khoa.
Việc chính phủ quyết định để các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phổ thông cho chương trình đổi mới giáo dục không phải là chuyển gánh nặng của nhà nước sang người dân, dù rằng ai cũng biết càng nhiều sách, bộ sách được biên soạn thì kinh phí sẽ cao hơn nhiều lần khi chỉ biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên việc để các cá nhân và tổ chức có quyền biên soạn sách giáo khoa là bước tiến trong giáo dục. Bộ GD-ĐT chỉ là đơn vị ra các quy định về thẩm định, về công nhận thẩm định và ra văn bản hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa dùng trong các nhà trường phổ thông. Tại thời điểm này có 6 nhà xuất bản (NXB) được Bộ Thông tin truyền thông cấp phép biên soạn sách giáo khoa, nhưng chỉ có 3 NXB tham gia: NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm và NXB Đại học sư phạm TP.HCM - 3 nhà xuất bản này được tổ chức biên soạn sách, trình hội đồng thẩm định và nếu được hội đồng thẩm định thông qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt thì sẽ tiến hành cấp phép xuất bản theo luật xuất bản.
Cần tôn trọng người sử dụng sách
Việc biên soạn sách giáo khoa cho đến sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công bố các cuốn sách sẽ được sử dụng trong năm học tới đã diễn ra suôn sẻ. Không một cơ quan, cá nhân nào ngoài hội đồng thẩm định biết các cuốn sách đã được biên soạn, trừ những cuốn mà nhóm tác giả và NXB trình hội đồng thẩm định. Tất cả những cuốn sách giáo khoa được Bộ trưởng ký quyết định cho phép sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021 có giá trị ngang bằng. Việc lựa chọn sách đã được Bộ soạn thảo văn bản hướng dẫn và sẽ ban hành văn bản sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Rõ ràng trong những sách được lựa chọn, không có cuốn sách nào được coi trọng hơn cuốn nào về chất lượng. Chất lượng của các cuốn sách này sẽ được học sinh và giáo viên đánh giá sau sử dụng.
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách. Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên những người tổ chức biên soạn và xuất bản sách với một bên là học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Việc xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách là một chủ trương tốt giờ lại trở nên khó khăn bởi chính các đơn vị tổ chức biên soạn và xuất bản.
Để giải quyết việc này, cần tôn trọng người sử dụng sách trong nhà trường đó là học sinh và thầy cô giáo (và đứng sau họ là phụ huynh, là toàn xã hội). Nhiều người nghi ngờ các giáo viên, các lãnh đạo nhà trường phổ thông sẽ bị chi phối bởi cấp trên trực tiếp của họ (phòng giáo dục, sở giáo dục). Không loại trừ ảnh hưởng của các cấp thẩm quyền lên việc lựa chọn sách giáo khoa dùng trong trường học (việc này có thể ngăn chặn được bằng các điều chỉnh luật pháp) nhưng cũng phải đặt lòng tin vào các thầy cô giáo khi giao nhiệm vụ chọn sách cho họ. Nếu không tin được đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp làm nên chất lượng giáo dục - thì không thể có được một nền giáo dục như xã hội kỳ vọng.
Hãy để từng giáo viên thảo luận thống nhất của tổ bộ môn trong việc lựa chọn sách sử dụng ở nhà trường phổ thông. Tôi tin là thầy cô giáo không bán mình vì thù lao bán sách mà các nhà xuất bản chiết khấu. Xã hội hãy đặt lòng tin ở người thầy, bởi chính họ chứ không phải ai khác góp phần chính trong việc dạy dỗ con em chúng ta.
PR là cần thiết nhưng đừng quá đặt nặng lợi nhuận
Là tác giả, nhóm tác giả ai lại không mong các giáo viên và học sinh lựa chọn sách do mình biên soạn. Nhưng các tác giả, nhóm tác giả không phải là những người áp đặt việc chọn hay không chọn sách do mình lựa chọn, họ đủ tự tin và sẵn sàng đón nhận việc sách được lựa chọn hay từ chối dùng trong nhà trường phổ thông.
Không thể bắt các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân không PR cho sản phẩm của họ vì họ cũng là các doanh nghiệp, không được ưu đãi riêng biệt nào. Họ có thể sẽ thất bại trong tổ chức biên soạn và xuất bản sách giáo khoa lần này, nhưng các nhà xuất bản cũng nên hiểu rằng cả xã hội đang soi từng hành vi của họ, nếu họ đặt lợi ích kinh tế, lợi nhuận lên hàng đầu, liệu có ai chọn sách của họ?
Theo thanhnien
Sở GD&ĐT chính thức thông tin về bộ SGK riêng của TP.HCM Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các nhà xuất bản sớm cung cấp sách mẫu để các thầy cô giáo, quý phụ huynh và xã hội cùng nghiên cứu, so sánh để có sự lựa chọn phù hợp cho năm học tới. Trưa 5-12, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu chính thức có thông tin đến báo chí về bộ sách...