Yoga có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm?
Theo một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp nghiên cứu mới, các buổi tập yoga hàng tuần có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Yoga có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm?. Ảnh Internet.
Yoga là một hình thức tập thể dục, và tập thể dục được khuyến khích rộng rãi để giúp giảm bớt trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên CNN Health, “Đây là một kết quả tuyệt vời để khuyến khích những chưa yêu thích yoga, có thể để tâm đến bộ môn này. Bởi một số bằng chứng khoa học cho thấy chúng có hiệu quả trong việc giúp giảm các triệu chứng trầm cảm”, nhà nghiên cứu sinh lý học và tác giả Jacinta Brinsley, một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Nam Úc chia sẻ.
Một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai trên Tạp chí Y học Thể thao Anh, đã xem xét 19 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát, được coi là một trong những phương pháp nghiên cứu chất lượng cao hơn, được thực hiện tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và Thụy Điển.
Những người trong các nghiên cứu đã được chẩn đoán chính thức về nghiện rượu, rối loạn trầm cảm và lưỡng cực, một chứng rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt hoặc hội chứng căng thẳng sau chấn thương, được gọi là PTSD.
Video đang HOT
Họ đã tham gia tập luyện trung bình một đến hai buổi tập yoga hàng tuần trong khoảng thời gian từ 20 đến 90 phút, trong đó ít nhất một nửa buổi là chuyển động thể chất.
“Việc tập luyện bất kỳ loại yoga nào trong đó asana – tư thế và chuyển động – là trọng tâm chính”, Brinsley nói. “Hầu hết các lớp yoga được phân phối trong phòng tập thể dục hoặc phòng tập ngày nay trong xã hội phương Tây sẽ phù hợp với tiêu chí này. Phong cách các bài tập phổ biến nhất sẽ là: Vinyasa, Iyengar, Ashtanga và Power Yoga.”
Kết quả trên CNN Health cho thấy yoga giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm so với việc tự điều trị thông thường tại gia, kết quả này được so sánh trên toàn phổ các liệu trình điều trị sức khỏe tâm thần tại nhà.
Đồng thời, việc tập luyện theo các tư thế trên sẽ giảm bớt các triệu chứng trầm cảm cho những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm. Và giảm đáng kể triệu chứng cho những người bị tâm thần phân liệt. Có một tác động nhỏ đối với rối loạn sử dụng rượu nhưng không ảnh hưởng đến trầm cảm liên quan đến PTSD, theo CNN Heath.
“Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng bạn tập yoga càng nhiều thì hiệu quả càng tốt. Mặc dù chúng tôi không biết chính xác liều lượng tập luyện vừa đủ với bạn, nhưng những người tập yoga càng nhiều trong tuần càng giảm các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn”, Laurie Hyland nói. Robertson, tổng biên tập của Yoga trị liệu ngày nay, một tạp chí được xuất bản bởi Hiệp hội trị liệu yoga quốc tế.
Yoga là một hình thức tập thể dục, và tập thể dục được khuyến khích rộng rãi để giúp giảm bớt trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
Protein GPR56 - công cụ đo lường hiệu quả điều trị bệnh trầm cảm
Theo các nhà khoa học Canada, nồng độ GPR56 trong máu của các bệnh nhân trầm cảm khi dùng thuốc có thể là thước đo hiệu quả điều trị và là công cụ phát triển các phương pháp mới điều trị bệnh tâm thần nghiêm trọng này.
Trầm cảm là căn bệnh tâm thần nghiêm trọng và mạn tính vốn cũng liên quan chặt chẽ với tệ nạn nghiện ngập và làm tăng nguy cơ tự tử - Ảnh: DepositPhotos
Theo Medical Express, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Tuy nhiên, chỉ có 40% bệnh nhân đáp ứng với thuốc chống trầm cảm ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Đại học McGill và Viện sức khỏe tâm thần Đại học Douglas (Canada) đã làm sáng tỏ sự phát triển của bệnh trầm cảm và tìm thấy một chỉ dấu phản ánh hiệu quả của trị liệu. Hóa ra, protein GPR56 rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh trầm cảm và đứng sau tác dụng tích cực của thuốc chống trầm cảm.
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt tính của các gien trong máu của hơn 400 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Kết quả cho thấy rõ ràng có sự thay đổi đáng kể về nồng độ GPR56 ở những bệnh nhân phản ứng tích cực với thuốc chống trầm cảm, chứ không phải ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoặc bệnh nhân dùng giả dược. Khám phá này đặc biệt thú vị, vì protein GPR56 có thể là một chỉ dấu sinh học đơn giản để đo lường đáp ứng với thuốc chống trầm cảm. Đồng thời, các thí nghiệm với chuột và phân tích mô não người cho thấy protein GPR56 cũng liên quan đến những thay đổi sinh học trong hệ thần kinh trung ương. Theo các nhà khoa học, những thay đổi đáng kể nhất về nồng độ GPR56 được quan sát thấy ở vỏ não trước trán, điều này rất quan trọng để điều chỉnh cảm xúc và quá trình nhận thức.
Nhà nghiên cứu Gustavo Turecki giải thích rằng xác định các chiến lược điều trị mới cho bệnh trầm cảm là một thách thức lớn, và protein GPR56 là một mục tiêu tuyệt vời để phát triển các phương pháp điều trị trầm cảm mới. "Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ mở ra cơ hội để giảm bớt sự đau đớn của những bệnh nhân phải đối mặt với căn bệnh tâm thần nghiêm trọng và mạn tính vốn cũng liên quan nhiều với tệ nạn nghiện ngập và tăng nguy cơ tự tử".
Vũ Trung Hương
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị rối loạn lưỡng cực Rối loạn lưỡng cực là tình trạng bệnh có thể gây ra những thay đổi đáng kể về tâm trạng và năng lượng. Rối loạn lưỡng cực có thể khiến bạn từ việc cảm thấy cực kỳ hạnh phúc chuyển sang ủ rũ - Ảnh minh họa: Shutterstock Nó có thể khiến bạn từ việc cảm thấy cực kỳ hạnh phúc chuyển sang...